Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcCá tra xuất khẩu - Cuộc cạnh tranh xuống đáy

Cá tra xuất khẩu - Cuộc cạnh tranh xuống đáy

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), để giảm thiểu tối đa tình trạng bị “bôi xấu” và tránh trường hợp rơi vào các vụ kiện CBPG, ngành cá tra cần chứng minh chất lượng cho người tiêu dùng thế giới biết bằng con số cụ thể, chứ không thể nói chung chung như trước.

Bị ghét bỏ vì… quá rẻ

Những năm gần đây, mặc dù tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang châu Âu đã chiếm tỷ trọng khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu cá tra cả nước, nhưng các DN xuất khẩu luôn phải đứng trước nguy cơ bị “loại khỏi cuộc chơi” bất cứ lúc nào, trước những áp đặt về tiêu chuẩn chất lượng cũng như những đợt kiện chống bán phá giá (CBPG) và phòng vệ thương mại của nhà nhập khẩu.

Tình cảnh này có nguyên do từ sức ép mua giá rẻ của DN xuất khẩu. Từ trước đến nay, đa số các DN tính toán đơn thuần rằng: mua cá nguyên liệu 21.000-22.000 đồng/kg; xuất khẩu khoảng 3 USD/kg (75.000 đồng/kg fillet) là có lãi. Nhưng trên thực tế, với mức giá 3 USD/kg, nếu so sánh với giá thành và giá bán các loại sản phẩm cá da trơn tương tự ở nhiều nước nhập khẩu thì quá rẻ.

Thống kê cho thấy, từ năm 2001, các DN Việt Nam đã xuất khẩu cá tra fillet sang Mỹ với giá bán rẻ hơn từ 0,8-1 USD/pound (tương đương 1,6-2 USD/kg) so với các loại cá da trơn nuôi tại nước này. Hệ quả của việc này khiến cho giá bán cá da trơn sản xuất tại Mỹ suy giảm. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc con cá tra bị kiện CBPG và phải chịu áp mức thuế bán phá giá lên đến 36,84 - 63,88% vào cuối năm 2003…

Tương tự, tại thị trường EU, trong các năm qua do giá bán cá tra rẻ hơn các loại sản phẩm thủy sản cùng loại tại đây nên hình ảnh cá tra Việt Nam liên tục bị “bêu xấu”. Cụ thể, năm 2009 truyền thông các quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Ý, Ai Cập... đưa ra nhiều thông tin bất lợi cho cá tra Việt Nam.

Riêng tại Ai Cập, vì cho rằng việc nhập khẩu cá tra Việt Nam gây ảnh hưởng trực tiếp đến kế sinh nhai của hàng trăm ngàn hộ dân sống bằng nghề nuôi cá rô phi đỏ trên sông Nile, các cơ quan chính phủ nước này đã tiến hành ngưng nhập hàng fillet cá tra của Việt Nam để điều tra vào tháng 3/2009. Tệ hại hơn, vào năm 2010, Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) còn đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ trong “cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thuỷ sản 2010” tại một số nước châu Âu.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện giá thành sản xuất và giá bán nhiều loại cá tương tự ở các nước nhập khẩu không “đọ” nổi với cá tra Việt Nam. Để giảm thiểu tối đa tình trạng bị “bôi xấu” và tránh trường hợp rơi vào các vụ kiện CBPG, ngành cá tra cần chứng minh chất lượng cho người tiêu dùng thế giới biết bằng con số cụ thể, chứ không thể nói chung chung như trước.

trabasa1

Nên có giá sàn xuất khẩu

Với sự hợp tác tài trợ của WWF và các tổ chức châu Âu, thông qua Dự án Thiết lập chuỗi cung ứng bền vững cho cá tra ở Việt Nam, hiện nay đã có hơn 40 vùng nuôi cá tra của 10 DN trong nước được xác nhận đạt chứng chỉ ASC. Việc đạt được chứng chỉ này giúp sản phẩm cá tra Việt Nam thâm nhập và phát triển bền vững tại thị trường châu Âu và các thị trường nhập khẩu khác.

Để có được chứng nhận này, các DN phải đầu tư thêm khoảng 50 triệu đồng/ha nuôi trồng. Do phải đảm bảo các tiêu chí về phúc lợi cho người lao động, về đánh giá tác động xã hội và xây dựng hệ thống đê bao, ao xử lý nước thải, bùn thải nên chi phí sản xuất cá tra của các DN thực hiện ASC thường cao hơn so với nuôi bình thường từ 15-20%.

Trong khi đó, giá cá tra đạt tiêu chuẩn ASC thường chỉ được bán với giá cao hơn bình thường 0,2 - 0,3 USD/kg. Mức này là thấp và có thể tính toán để điều chỉnh tăng ở các thị trường. Chính vì vậy, Hiệp hội cá tra Việt Nam đang tính tới phương án xây dựng giá sàn xuất khẩu.

Theo Nghị định số 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, giá sàn thu mua cá tra nguyên liệu sẽ được Hiệp hội cá tra công bố 2 lần/năm. Theo ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, sự minh bạch này sẽ là cơ sở để tính toán giá xuất khẩu ở các thị trường. Thêm vào đó, việc bắt buộc các DN phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vùng nuôi và kỹ thuật chế biến sẽ giảm áp lực tranh mua, tranh bán, tạo sự thống nhất ổn định về giá xuất khẩu trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, từ góc độ một DN tư vấn, ông Jean Charles Diener, Giám đốc Công ty TNHH Ofco Sourcing (quận 2, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, việc đầu tiên các DN xuất khẩu cá tra của Việt Nam cần làm là chấm dứt ngay cuộc đua hạ giá bán. Bởi theo ông, khi có quá nhiều giá được chào bán thì khách hàng, nhất là ở các nước châu Âu, sẽ mất niềm tin vào chất lượng sản phẩm cá tra Việt Nam.

Việc thứ hai cần làm, theo ông J.C Diener, là các DN Việt Nam cần đưa ra được một mức giá sàn cho sản phẩm cá tra xuất khẩu tùy theo thị trường. Việc định ra mức giá này sẽ buộc nhà chế biến tập trung nhiều hơn vào chất lượng sản phẩm mà không phải tìm mọi cách để hạ giá thành, từ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên và được khách hàng tín nhiệm hơn.

Cụ thể hơn, ông Diener lấy ví dụ, đối với thị trường EU, Vasep có thể thống nhất mức giá sàn ban đầu từ 2,5 Euro/kg và bắt buộc các DN xuất khẩu tuân thủ. Sau đó sẽ tăng dần lên mức giá cao hơn mà khách hàng có thể chấp nhận.

“Nếu mấy năm qua Việt Nam chú ý xây dựng một chiến lược bán hàng đúng đắn thì đến nay đã có thể bán cá tra ở châu Âu với giá ít nhất cũng cao hơn từ 30% đến 70% so với mức giá hiện hành”, ông Diener nói.

Theo thời báo Ngân Hàng

Từ khóa: cá tra, xuất khẩu, cạnh tranh, Việt Nam, Mỹ, chế biến, thủy sản

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394716
Go to top