Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

1. Định nghĩa công nghiệp hỗ trợ

- Công nghiệp hỗ trợ/ công nghiệp phụ trợ hiện còn nhiều tranh cãi về mặt khái niệm tại Việt Nam. Tuy nhiên về bản chất, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) (supporting industries – SI) đã được định nghĩa tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, theo đó - “Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”.  

- Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ khá rộng, dàn trải với 5 nhóm ngành và 46 sản phẩm. Quyết định 12 của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 ngành gồm: (1) cơ khí chế tạo; (2) điện tử tin học; (3) sản xuất lắp ráp ô tô; (4) dệt may; (5) da giày được khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ với những ưu đãi về: phát triển thị trường, về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, thông tin và tài chính.

- Theo nghiên cứu của các chuyên gia, CNHT ở các nước đang phát triển sẽ trải qua 5 giai đoạn, bao gồm:

+ Giai đoạn 1: việc sản xuất, lắp ráp dựa trên nhập khẩu các cụm chi tiết, rất ít nhà sản xuất các chi tiết, linh kiện của nước sở tại.

+ Giai đoạn 2: số lượng nhà sản xuất hỗ trợ tăng lên nhưng tỷ lệ nội địa hóa và tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa cao. Các nhà sản xuất lắp ráp thường sử dụng linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước là những loại thông dụng, lắp lẫn, dùng chung.

+ Giai đoạn 3: xuất hiện các nhà cung ứng sản phẩm hỗ trợ chủ chốt độc lập, không theo yêu cầu trực tiếp của nhà lắp ráp. Việc gia công tại chỗ các chi tiết có độ phức tạp cao phát triển mạnh và khối lượng hàng hóa nhập khẩu để lắp ráp giảm dần.

+ Giai đoạn 4: hầu như toàn bộ chi tiết, phụ tùng, linh kiện được sản xuất ở nước sở tại, kể cả một phần nguyên liệu sản xuất các linh kiện đó.

+ Giai đoạn 5: các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển các thành tựu nghiên cứu phát triển tới nước sở tại. Năng lực nghiên cứu phát triển nội địa được củng cố, phát triển, bắt đầu sản xuất phục vụ xuất khẩu triệt để.

- Theo đánh giá của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, CNHT nước ta mặc dù đã hình thành khá lâu nhưng chưa tạo bước đột phá nào đáng kể mà vẫn loay hoay tìm hướng đi phù hợp. Theo đó, CNHT Việt Nam hiện đang ở vào khoản giao thoa giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2, mốc rất thấp và chúng ta đang mơ đến một ngày CNHT phát triển.

2 Về vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong nền kinh tế quốc gia

Công nghiệp hỗ trợ là nền tảng phát triển cho tất cả các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp hỗ trợ được xem như một trong những nhân tố then chốt giúp phát triển nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter năm 1990.

Ở Việt Nam có thể thấy vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong việc phát triển kinh tế qua một ví dụ như sau: Công nghiệp luyện kim của nước nước ta còn kém nên không thể tạo ra các chi tiết máy móc đòi hỏi độ cứng và độ bền cao như pitong của động cơ xe máy. Vì thế đến bây giờ, chúng ta cũng không tự sản xuất nổi một chiếc xe máy với tất cả các chi tiết sản xuất trong nước. Thay vào đó để sản xuất xe máy, chúng ta vẫn phải nhập khẩu các phụ kiện này từ nước ngoài. Điều này làm giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao, giảm lợi nhuận và không thể phát triển được công nghệ.

Thực tế cho thấy, tuy nhiều lĩnh vực thiết yếu cần có thiết bị máy móc và quy trình công nghệ sản xuất nhưng năng lực đáp ứng trong nước còn yếu kém nên phải nhập ngoại. Điều này làm cho hiệu quả sản xuất, năng lực kinh tế chậm phát triển.

3 Về thực trạng phát triển của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ở các lĩnh vực cụ thể:

Bảng 1: Tình hình cán cân thương mại các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam năm 2013

Mặt hàng

Giá trị xuất khẩu thành phẩm

Giá trị nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm

Tỷ lệ Nhập khẩu so với Xuất khẩu

1. Dệt may

17946.691

11087.768

61.78%

2. Da giày

8408.588

3725.167

44.30%

3. Điện - Điện tử

10601.278

17692.434

166.89%

4. Linh kiện phụ tùng ô tô

3262.049

1680.519

51.52%

5. Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

6014.471

18687.049

310.70%

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014

3.1 Ngành cơ khí chế tạo

Hiện nay cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp cơ khí, trong đó gần 450 doanh nghiệp quốc doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập thể, 156 xí nghiệp tư doanh còn lại là doanh nghiệp FDI. Khoảng 50% cơ sở cơ khí chuyên lắp ráp, còn lại hầu hết là các cơ sở sữa chữa. Theo “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020” đã được Chính phủ phê duyệt năm 2007, CNHT ngành cơ khí chế tạo phải đạt 75% với chất lượng tương đương khu vực.

Tuy nhiên, cho đến 2014 các mục tiêu trên vẫn chưa thực hiện được. Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu, trình độ công nghệ tụt hầu khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Khâu tạo phôi – một khâu rất quan trọng trong công nghiệp cơ khí, các cơ sở sản xuất vẫn sử dụng chủ yếu công nghệ đúc bằng khuôn cát, chất lượng vật đúc thấp, tỷ lệ phế phẩm cao. Cơ khí Việt Nam chưa có kinh nghiệm đúc chính xác cao, chưa đúc được những mác thép có chất lượng và độ bền cao. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp biến dạng dẻo kim loại ở trạng thái nóng (cán, rèn dập) còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khâu nhiệt luyện và xử lý chất lượng bề mặt các sản phẩm cơ khí còn yếu đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các chi tiết thành phẩm.

Kết quả là, nếu như năm 2006 Việt Nam mới phải nhập khẩu 8,6 tỷ USD sản phẩm cơ khí thì năm 2013 nhập khẩu máy móc, thiết bị cơ khí đã lên đến khoảng 24,8 tỷ USD.

cong nghiep ho tro

3.2 Ngành điện – điện tử

Số lượng doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực điện tử tin học là rất ít, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, cơ cấu sản phẩm cũng mất cân đối nghiêm trọng khi mới chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm dân dụng, thiếu nhiều sản phẩm điện tử chuyên dụng. Công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp cũng như nguyên vật liệu phụ thuộc phần lớn vào nhà cung cấp nước ngoài.

Từ khi nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung Bắc Ninh ra đời, rất nhiều nhà đầu tư đã tìm đến Việt Nam, theo ước tính đến năm 2013 có tới 48 doanh nghiệp theo chân Samsung, hình thành cụm CNHT, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động nhưng số doanh nghiệp Việt Nam chỉ là 4 doanh nghiệp với những sản phẩm có chất lượng đầu tư chất xám thấp như dây nhợ, thùng hộp.

3.3 Ngành sản xuất ô tô

Theo Quy hoạch, ngành ô tô là ngành ưu tiên phát triển với mục tiêu là giai đoạn 2010 – 2020 sẽ xuất khẩu một số sản phẩm CNHT ngành ô tô, tỷ lệ nội địa hóa đạt 60%.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến nay sau 20 năm xây dựng và phát triển, gần 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, đạt khoảng 7-10% , dây chuyền sản xuất ô tô Việt Nam mới chủ yếu thực hiện được 3 công đoạn là hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp. Mặc dù số lượng doanh nghiệp tham gia đến nay khoảng 210 doanh nghiệp nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa (lượng sản phẩm CNHT cung cấp cho ngành sản xuất ô tô chỉ bằng 1/5 so với Indonesia, 1/8 so với Malaysia và 1/50 so với Thái Lan).

3.4 Ngành dệt may

Đây là ngành xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, tham gia sản xuất có thên 4.000 doanh nghiệp, thu hút 2,5 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt gần 18 tỷ USD, nhưng nhập khẩu lên đến trên 14 tỷ USD, trong số này trên 50% nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015 định hướng 2020 được ban hành năm 2008, dự kiến tỷ lệ nội địa hóa (cung ứng nguyên liệu bông, sợi, vải sản xuất trong nước) phải đạt 50% (năm 2010), 60% (năm 2015) và 70% (năm 2020). Nhưng đến năm 2012 Việt Nam còn phải nhập 415.000 tấn bông chiếm 99% và bông trong nước chỉ đáp ứng được 1%, tương đương 5.000 tấn. Ngành may trong nước năm 2012 có nhu cầu sử dụng 6,8 tỷ mét vải trong khi tổng lượng vải sản xuất trong nước chỉ đạt 0,8 tỷ mét, nhập khẩu 6 tỷ mét, tương đương 88%.

3.5 Ngành da giày

Ngành da giày và túi xách Việt Nam đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 4 cho đất nước, đạt trên 10 tỷ USD năm 2013 với hơn 500 doanh nghiệp sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hơn 600 nghìn lao động và hơn 500 nghìn lao động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngành da giày Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Hong Kong và Italia.

Với quy mô nhưng vậy nhưng CNHT của ngành vẫn rất yếu, chỉ có thể chủ động đáp ứng được 30 – 40% nguyên liệu cho sản xuất và chỉ cung cấp được các mặt hàng như chỉ, phụ liệu đế, vải bạt… còn da thuộc và nguyên liệu giả da hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam phải nhập khoảng 6 triệu feet vuông da thuộc. Các nhà máy thuộc da không đáp được tới 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hằng năm Việt Nam có thể cung cấp 5.000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng CNHT của ngành không tận dụng được để chế biến mà phải xuất khẩu da thô với giá trị thấp.

PC- TTWTO

Từ khóa: công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam, bối cảnh, hội nhập

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394597
Go to top