Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcSản lượng của các nhà máy châu Á suy giảm do một loạt yếu tố bất lợi

Sản lượng của các nhà máy châu Á suy giảm do một loạt yếu tố bất lợi

covid 19 kinh te trung quoc se khoi phuc hoan toan trong quy ii

Sản lượng của các nhà máy tại châu Á đã suy yếu trong tháng 10/2022, chủ yếu do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cùng tác động từ chính sách Zero COVID của Trung Quốc.

Các số liệu chính thức công bố ngày 1/11 cho thấy sản lượng của các nhà máy tại châu Á đã suy yếu trong tháng 10/2022, chủ yếu do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cùng tác động từ chính sách Zero COVID của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến nhu cầu, bên cạnh tình trạng gián đoạn nguồn cung liên tục và triển vọng phục hồi ảm đạm.

Các nhà phân tích cho biết thêm, những đợt tăng lãi suất sắp tới của Mỹ cũng sẽ buộc hầu hết các ngân hàng trung ương châu Á phải ngăn dòng vốn chảy ra quá mạnh bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ của chính họ, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với hạ nhiệt tăng trưởng ở các nền kinh tế vốn đã yếu.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) ngành chế tạo của Trung Quốc do tập đoàn truyền thông Caixin kết hợp với cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P Global tổng hợp đứng ở mức 49,2 trong tháng 10. Con số này tăng từ mức 48,1 trong tháng Chín nhưng vẫn dưới mốc 50 điểm – vốn phân cách giữa tăng trưởng và thu hẹp.

Kết quả cuộc khảo sát của khu vực tư nhân phù hợp với cuộc khảo sát PMI chính thức được công bố vào thứ Hai, trong đó cho thấy hoạt động nhà máy của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10.

Ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết các nền kinh tế châu Á vốn phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc.

Chuyên gia của Dai-ichi Life cũng lưu ý một rủi ro lớn khác đối với ngành chế tạo châu Á là tốc độ tăng lãi suất của Mỹ. Nếu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) duy trì đà tăng lãi suất đều đặn, điều đó có thể kích hoạt dòng vốn chảy ra khỏi châu Á và làm tổn hại đến xuất khẩu.

PMI ngành chế tạo của Nhật Bản đã giảm từ mức 50,8 của tháng Chín xuống 50,7 trong tháng 10, đánh dấu mức tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 1/2021.

Vào cùng tháng, hoạt động của các nhà máy ở Hàn Quốc cũng kéo dài chuỗi giảm sang tháng thứ tư do số đơn đặt hàng xuất khẩu giảm tháng thứ tám liên tiếp. Số liệu mới nhất cũng cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm mạnh nhất trong 26 tháng, với các lô hàng đến Trung Quốc - thị trường lớn nhất của nước này - kéo dài đà đi xuống.

Bà Laura Denman, nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu thị trường S&P Global Market Intelligence nhận định, về PMI của Hàn Quốc rằng với nền kinh tế có độ mở lớn cùng sự phụ thuộc vào xuất khẩu, nguy cơ suy thoái toàn cầu đang trở thành rủi ro cho tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong tương lai.

Cũng trong tháng 10, hoạt động của các nhà máy Indonesia tăng trưởng ở tốc độ chậm hơn với chỉ số PMI đứng ở mức 51,8, giảm so với mức 53,7 hồi tháng Chín.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo kinh tế châu Á, viện dẫn xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu, lạm phát gia tăng do xung đột ở Ukraine và sự yếu đi của kinh tế Trung Quốc đã làm giảm triển vọng phục hồi của khu vực.

Theo đó, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 3,2% vào năm 2022 (giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng Bảy) và tăng 4,4% vào năm 2023 (thấp hơn 0,2 điểm so với dự báo trước). Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4,4% trong năm nay và 4,9% năm 2023, giảm tương ứng 0,2 điểm và 0,1 điểm so với dự báo hồi tháng Bảy, sau khi ghi nhận mức tăng trung bình 7,2% vào năm 2021./.

Nguồn: TTXVN

Từ khóa: châu Á, yếu tố bất lợi

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394125
Go to top