Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcHệ lụy từ việc xuất khẩu quặng sắt vượt mức

Hệ lụy từ việc xuất khẩu quặng sắt vượt mức

Xuất khẩu một số loại khoáng sản tồn kho, trong đó có quặng sắt chưa tiêu thụ được là để nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương này, nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu số lượng vượt mức cho phép, lại thêm việc xuất lậu quặng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nguyên liệu quặng sắt cho sản xuất thép trong nước hiện đang thiếu. Hiện nay, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, giai đoạn I có sản lượng thép bình quân 210.000 tấn/năm, nhưng nhu cầu lại cần khoảng 400.000 tấn quặng sắt/năm; dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn II công suất 500.000 tấn quặng sắt/năm, nhu cầu nội bộ khoảng 900.000 tấn/năm, còn thiếu tới gần 50% phải mua ngoài.

Chưa kể, Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt Trung (Lào Cai) đang xây dựng nhà máy gang thép ở giai đoạn cuối. Lò cao giai đoạn I có công suất 500.000 tấn quặng sắt/năm, dự kiến cuối năm 2013 đi vào hoạt động, nhu cầu khoảng 900.000 tấn/năm, trong đó chiếm tới 70% là quặng sắt limonite từ mỏ Quý Xa và 30% là quặng sắt magnetite phải thu mua từ các nguồn khác.

Tổng nhu cầu quặng sắt của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP VNSteel năm 2014 khi các nhà máy trên đi vào hoạt động là 2,2 triệu tấn/năm. Trong đó, nội bộ VNSteel là 1,38 triệu tấn, mua ngoài là 820.000 tấn, nên nhu cầu quặng sắt còn thiếu trầm trọng. Bên cạnh đó, các đơn vị khác cũng cần khoảng 2 triệu tấn quặng sắt khi đưa lò cao vào hoạt động cuối năm nay, nhưng chưa biết lấy số quặng này ở đâu.

Thống kê của VSA cho thấy, tính đến tháng 1/2013, cả nước có 14 lò cao, với tổng công suất 3.829.000 tấn gang/năm, nhưng vì nhiều lý do, một số lò chưa đi vào sản xuất. Tình trạng lò cao ngưng sản xuất vì thiếu quặng đã xảy ra, trong khi đó nhiều doanh nghiệp khai thác quặng sắt vẫn đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu. Thậm chí, có tình trạng khai thác với số lượng lớn rồi báo cáo với tỉnh và các cơ quan quản lý xin xuất khẩu với lý do giải quyết khó khăn ứ đọng vốn của doanh nghiệp.

Trước tình hình này, VSA đã nhận được nhiều văn bản kiến nghị của doanh nghiệp thép đề nghị ưu tiên quặng sắt cho các lò cao trong nước ổn định để duy trì sản xuất và VSA đã có văn bản số 25/HHTVN gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị không cho xuất khẩu quặng sắt.
sat
VSA cũng cho biết, mặc dù Bộ Công Thương đã ban hành thông tư 08-2008/TT-BCT và Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 9/1/2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, nhưng đến nay việc thực hiện chưa được chấp hành nghiêm túc; và tình trạng xuất khẩu lậu vẫn chưa chấm dứt. Bên cạnh đó, VSA cũng đã thống nhất với các doanh nghiệp có lò cao, bảo đảm mua hết quặng sắt sản xuất trong nước với giá cả hợp lý để giữ gìn nguồn tài nguyên quặng sắt phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Còn theo Bộ Công Thương, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hầu hết các dự án luyện gang thép đều không đạt tiến độ đề ra, dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sản lượng quặng khai thác được theo Giấy phép đã cấp và khả năng tiêu thụ trong nước. Việc các doanh nghiệp cho rằng, do quặng sắt vẫn được xuất khẩu và một số lò cao đã phải ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu là không phản ánh đúng thực tế.

Tuy nhiên, tại văn bản số 3871/BCT-CNNg báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện xuất khẩu khoáng sản, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản, trong đó có quặng sắt vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ hướng dẫn của Bộ. Cụ thể đề xuất khối lượng khoáng sản tồn kho xuất khẩu chưa tính đến việc cân đối nguyên liệu phục vụ các dự án chế biến sâu trên địa bàn, không ít địa phương đã tính thêm cả số lượng khoáng sản dự kiến sẽ sản xuất trong năm 2013 để cộng số lượng tồn kho và đề nghị xuất khẩu…

Để giải quyết những tồn tại này, Bộ Công Thương đã yêu cầu các địa phương cân đối để lại một phần khối lượng tồn kho cho tiêu thụ trong nước; không giải quyết việc xuất khẩu khoáng sản tồn kho đối với một số địa phương có nhu cầu về nguyên liệu cho dự án chế biến sâu đang vận hành hoặc chuẩn bị đưa vào sản xuất. Giải quyết xuất khẩu tồn kho tối đa không vượt quá sản lượng khai thác một năm theo công suất khai thác quy định tại Giấy phép khai thác (không chấp nhận việc khai thác vượt công suất đã quy định).

Đối với kiến nghị của VSA về việc ngừng xuất khẩu quặng sắt, Bộ Công Thương cho biết, quặng sắt thuộc các mỏ trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai đều không thuộc diện xuất khẩu, dành cho chế biến sâu trong nước, ưu tiên dành nguyên liệu để phục vụ cho các cơ sở luyện gang thép. Ngoài ra, để hạn chế xuất khẩu và tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong nước thu mua quặng sắt, Bộ Tài chính cũng đã điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu quặng sắt lên 40%.

Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh kinh tế chưa phục hồi vững chắc, ngân sách còn nhiều khó khăn, tín dụng tăng trưởng chậm do doanh nghiệp không dám vay vì hàng hóa tồn kho còn nhiều thì chủ trương cho phép xuất khẩu vẫn phù hợp, giúp một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp đủ sức vượt qua khó khăn hiện nay. Dù vậy, nếu không có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ, cũng như các doanh nghiệp triển khai đầu tư chế biến sâu khoáng sản, thì việc lại phải cho xuất khẩu vì tồn kho kiểu này sẽ có nguy cơ còn tái diễn trong tương lai.

Theo TTXVN

Từ khóa: Hệ lụy, xuất khẩu, quặng sắt, vượt mức

 

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399118
Go to top