Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThị trườngCông nghệ chế biến - bệ phóng cho xuất khẩu rau quả Việt Nam

Công nghệ chế biến - bệ phóng cho xuất khẩu rau quả Việt Nam

rauquavietnam

Dù có sự tăng trưởng hết sức khả quan trong những năm qua, song xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro nhất định về thị trường cũng như chất lượng sản phẩm.

Các chuyên gia nhận định, để chấm dứt sự bấp bênh này thì ngành rau quả cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ cho các khâu chế biến để đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị.

Ông Matthias Ehrtmann, Công ty Rieckermann: Việc đẩy mạnh đầu tư công nghệ cho các khâu chế biến sẽ giúp rau quả Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị phần tại các thị trường khó tính, thay vì lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như hiện nay.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả đã liên tục tăng trong 15 năm qua. Kéo theo đó, giá trị xuất khẩu trái cây cũng có sự gia tăng đột biến, đạt trung bình 35% trong giai đoạn 2010-2016. Đặc biệt, trong năm 2017, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2016. Đây cũng là năm đầu tiên ngành rau quả Việt Nam xuất siêu gần 2 tỷ USD. Ông Sơn cũng cho hay, dù là mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam, nhưng giá trị xuất khẩu rau, quả Việt Nam chiếm chưa đến 1% thị phần thế giới (trên 200 tỷ USD/năm), do đó tiềm năng tăng trưởng của ngành này còn rất lớn.

Tuy nhiên, theo phân tích của ông Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường chính của rau quả Việt Nam với tỷ trọng lên tới 75,7%, kế đến là Nhật Bản (3,6%), Hàn Quốc (2,4%), các thị trường khác chiếm tỷ trọng chưa tới 2%. Điều này đặt ra những rủi ro rất lớn cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Thêm vào đó, theo các chuyên gia, 90% rau quả Việt Nam xuất khẩu dưới dạng trái cây tươi nên giá trị gia tăng thấp và bị tác động bởi các rào cản kỹ thuật như kiểm dịch thực vật, chất lượng, sản lượng trái cây phụ thuộc vào thời tiết, thời gian bảo quản ngắn do chưa có các công nghệ bảo quản tiên tiến và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm…

Ông Sơn cũng cho hay, cả nước hiện mới chỉ có khoảng 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp, với tổng công suất thiết kế trên 800.000 tấn sản phẩm/năm, các cơ sở còn lại đều có quy mô nhỏ. Mặc dù vậy, các nhà máy chế biến này lại đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu, chỉ đạt 50% công suất. Nguyên nhân là do đa phần các nhà máy đều chưa có vùng nguyên liệu, việc liên kết giữa sản xuất, bảo quản và chế biến còn nhiều hạn chế, khả năng đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến còn chậm, sản phẩm chế biến chất lượng chưa cao, khó đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt các thị trường khắt khe như Nhật Bản, EU, Mỹ...

Một trong những vấn đề tồn đọng lớn nhất hiện nay ảnh hưởng đến giá trị của trái cây Việt Nam là vấn đề bảo quản sau thu hoạch. Khâu này chủ yếu vẫn dùng biện pháp thủ công. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói bao bì, bảo quản không đúng cách dẫn đến tỷ lệ hư hỏng do dập nát, thối nhũn của trái cây rất cao (25% đến 30%). Sự kiểm soát nấm bệnh gây hại sau thu hoạch còn hạn chế và việc thu hoạch vận chuyển chưa cẩn thận dễ gây tổn thương, hư hỏng...

Chìa khóa đổi mới công nghệ

Từ thực tế như trên, ông Matthias Ehrtmann, Trưởng phòng thực phẩm phía Nam, Công ty Rieckermann cho rằng, việc đẩy mạnh đầu tư công nghệ cho các khâu chế biến sẽ giúp rau quả Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị phần tại các thị trường khó tính, thay vì lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như hiện nay. Các sản phẩm rau củ chế biến sâu như trái cây cô đặc, trái cây sấy, nước trái cây… cũng sẽ mang về cho Việt Nam giá trị gia tăng cao hơn.

Được biết, mục tiêu của ngành nông nghiệp là duy trì mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả ở mức bình quân trên 20%/năm, phấn đấu giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt trên 4,5 tỷ USD, trong đó sản phẩm quả chiếm hơn 3,6 tỷ USD (trên 80%). Cùng với đó, ngành nông nghiệp cũng dự kiến đến năm 2030, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ đạt trên 7 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu quả các loại trên 6 tỷ USD, giữ vững cán cân thương mại giữa xuất và nhập trên 1,5 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu trên, ông Sơn cho hay, ngành nông nghiệp sẽ tiến hành quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa tập trung, trên cơ sở lợi thế điều kiện tự nhiên, thị trường, gắn với quản lý và phát triển nguồn giống, quy hoạch ngành hàng. Cùng với đó, đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo chuỗi, hình thành các liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu trái cây; thực hiện sản xuất cây ăn quả rải vụ thu hoạch nhằm giảm thiểu tình trạng “được mùa rớt giá”, tạo lợi thế cạnh tranh.

Về phía các DN, ông Sơn cho rằng, cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ để hiện đại hóa khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị sản xuất đồng thời tránh các hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm tươi. Song song đó, Nhà nước cũng sẽ đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu hàng hóa tại Việt Nam cho các loại trái cây đặc sản.

Ông Đạt cũng cho rằng, DN cần chủ động hợp tác với người sản xuất (nông dân) để sản xuất cây ăn quả ở quy mô lớn hơn, hỗ trợ nông dân sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, Global GAP, giúp chất lượng rau quả sản xuất ra được đồng nhất hơn, đạt các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, theo đúng yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu. “Nếu làm tốt, sự hợp tác này sẽ giúp các DN loại bỏ rủi ro về vấn đề hàng rào kỹ thuật tại các nước nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, qua đó tăng thêm giá trị cho các hợp đồng xuất khẩu của DN.

Đặc biệt, các DN cần nỗ lực thâm nhập và duy trì xuất khẩu vào các thị trường khó tính. “Dù trị giá kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên chưa lớn, nhưng việc đặt chân được vào các quốc gia khó tính, có yêu cầu rất cao về chất lượng giúp tăng uy tín cho mặt hàng rau quả Việt Nam” – ông Đạt lưu ý các DN.

Theo các chuyên gia, với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, nếu làm tốt những điều trên, trong tương lai không xa, rau quả chế biến sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp Việt Nam.

Nguồn: Báo Hải Quan

Từ khóa: công nghệ chế biến, bệ phóng, xuất khẩu rau quả, Việt Nam

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007413253
Go to top