Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThị trườngXuất khẩu hàng hóa thông qua các nền tảng

Xuất khẩu hàng hóa thông qua các nền tảng

cang 2410

Hiện nay, mới chỉ có một số lượng rất nhỏ doanh nghiệp xuất khẩu đang tận dụng các nền tảng trực tuyến để bán hàng ra thị trường nước ngoài. Nhưng các chuyên gia dự báo tỷ lệ này sẽ tăng mạnh trong các năm sắp tới vì ngày càng có nhiều công ty tìm đến các công cụ hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến để đẩy mạnh việc bán hàng và tìm kiếm thêm người mua trên mạng.

Các nền tảng kinh doanh trực tuyến phổ biến ở Việt Nam hiện nay đều thuộc sự sở hữu của các “ông lớn” thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, Google, Facebook, eBay … Đây là các kênh phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ, để đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp nhỏ, do nguồn lực tài chính hạn hẹp, không có nhiều cơ hội để chen chân vào kênh xuất khẩu truyền thống.

Tăng xuất khẩu, giảm chi phí

Vemedim được thành lập vào năm 1992 và chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thuốc thú y và thuốc cho ngành thủy sản. Với hai nhà máy sản xuất đã được đưa vào hoạt động, công ty không chỉ bán sản phẩm ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu hàng đến 30 quốc gia trên thế giới.

Để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của mình, lúc đầu Vemedim đã sử dụng các sàn thương mại điện tử chuyên ngành nhưng kết quả thu được không như mong đợi nên công ty đã chuyển sang sử dụng Alibaba.com cách đây bảy năm. Vemedim cho biết từ khi sử dụng sàn giao dịch điện tử này sản phẩm của công ty đã được khách hàng nhiều nước biết đến; việc kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, công ty cũng cắt giảm được nhiều chi phí, nhất là chi phí cho các chuyến công tác tại nước ngoài như trước đây.

Việc quảng bá sản phẩm trên mạng cũng giúp Vemedim thu hút sự quan tâm của những khách hàng tiềm năng.

Mỗi tháng công ty nhận được 80-90 câu hỏi liên quan đến thông tin về hàng hóa và 30% trong số khách hàng quan tâm đã đến ký kết hợp đồng giao dịch với công ty. Hiện hoạt động kinh doanh trên Alibaba.com chiếm hơn 50% doanh số xuất khẩu của công ty này.

Vemedim cho biết đầu năm 2013, nhờ Alibaba.com công ty nhận được câu hỏi về thông tin hàng hóa từ một doanh nghiệp tại Albania. Nhìn thấy tiềm năng lớn của thị trường ở châu Âu này, Vemedim đã nhanh chóng phản hồi cũng như thu thập thông tin về khách hàng. Sau khi hai bên đã nhất  trí về các danh mục sản phẩm cần mua bán, Vemedim đã cử người sang Albania để làm việc trực tiếp với khách hàng, đánh giá năng lực thực tế của đối tác. Bốn tháng sau chuyến công tác đó, Vemedim đã xuất đơn hàng đầu tiên sang châu Âu – một việc mà trước đó công ty dự định phải mất vài năm nữa mới thực hiện được.

Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Lạc Việt (Lavihex) cũng đang tận dụng tốt các nền tảng kinh doanh trực tuyến để bán sản phẩm cho khách hàng trên thế giới, đặc biệt là các thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, châu Phi, Trung Đông. Sản phẩm của công ty bao gồm bình hoa, giỏ, bát, khay, chậu trồng cây… được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng và được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như mây, tre, lụa, vỏ dừa.

Theo ông Trần Thuận, Phó giám đốc Lavihex, công ty đã sử dụng sàn thương mại điện tử Alibaba.com và đã có được những khách hàng đầu tiên sau một vài tháng hoạt động. Trung bình mỗi tháng công ty nhận được 50-80 yêu cầu về thông tin liên quan đến hàng hóa, 20% trong số đó tạo ra hợp đồng cho công ty.

Vị Phó giám đốc Lavihex cho biết khoảng 80% doanh số của công ty được tạo ra từ các giao dịch qua Alibaba.com và sàn giao dịch điện tử này đã giúp công ty có thêm cơ hội để tiếp cận với các khách hàng trên toàn cầu và tiết kiệm chi phí. Ông cho biết thêm rằng nếu đăng ký làm thành viên miễn phí của sàn thương mại điện tử này thì số lượng câu hỏi về hàng hóa của thành viên này nhận được ít hơn so với thành viên có đóng phí.

Ngoài Alibaba, một công cụ xuất khẩu trực tuyến lớn trên thế giới cũng đang được một số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng là Amazon.com. Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện có khoảng 200 doanh nghiệp Việt Nam tham gia giới thiệu bán hàng trên Amazon.

Cơ hội cho B2B

Theo bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng phụ trách Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa trực tuyến. Bà đưa ra sự nhận định này dựa vào sự tăng trưởng mạnh của thị trường thương mại điện tử thương mại điện tử trong những năm gần đây. Năm 2013, tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,2 tỉ đô la, đến năm 2014 đạt 2,97 tỉ đô la và năm 2015 đạt 4,07 tỉ đô la. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch lại thuộc loại hình kết nối từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C), còn hình thức giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam và cơ hội này đang chờ các doanh nghiệp nắm bắt.

Bà Việt Anh cho biết tại các nước có thị trường thương mại điện tử phát triển thì tỷ lệ giao dịch B2B chiếm phần lớn. Chẳng hạn tại Hàn Quốc, giao dịch B2B chiếm tới  91% tổng giao dịch thương mại điện tử, còn tại Thái Lan tỷ lệ này cũng lên tới 50%.

Cùng chung quan điểm nói trên, ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Alibaba Việt Nam, cho rằng việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, và các doanh nghiệp cần xem xét sử dụng các công cụ xuất khẩu trực tuyến để đẩy mạnh các giao dịch thương mại điện tử B2B.

Đề cập đến hoạt động xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam, bà Việt Anh cho biết các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều có tỷ lệ người dân sử dụng Internet rất cao, do đó, nếu các doanh nghiệp biết sử dụng mạng Internet để tiếp cận người tiêu dùng thì cơ hội bán hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ tăng lên.

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm nay ước tính đạt 173,7 tỉ đô la, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2016. Theo các chuyên gia, mới chỉ có 1% số doanh nghiệp xuất khẩu biết khai thác các nền tảng kinh doanh trực tuyến toàn cầu để tìm kiếm đơn hàng. Trong khi số đông còn lại vẫn dựa vào các kênh xuất khẩu truyền thống hoặc khai thác các kênh kinh doanh trực tuyến ở mức độ cơ bản như trang web, thư điện tử (e-mail), catalogue điện tử…

Mặc dù kênh xuất khẩu hàng hóa trực tuyến mang lại nhiều sự tiện ích, nhưng không có nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức này chủ yếu là do e ngại phải đầu tư lớn cho hạ tầng công nghệ. Nhiều doanh nghiệp còn lo ngại về tính rủi ro khi giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Và theo một cuộc khảo sát của các nhà thương mại điện tử với hơn 1.500 doanh nghiệp, có 70% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ có 11% trong đó cho biết có tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Gần 50% số doanh nghiệp xuất nhập khẩu có trang web thương mại điện tử nhưng chỉ có 2% trong số đó thực hiện việc giao kết hợp đồng qua sàn trực tuyến. Một nửa số doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát chưa biết cách sử dụng các sàn điện tử này và một số e ngại về tính rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa trực tuyến.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho rằng bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng có hai mặt. Kênh xuất khẩu trực tuyến có nhiều lợi ích song cũng hàm chứa sự rủi ro và mọi giao dịch qua môi trường mạng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là trong bối cảnh an ninh mạng phức tạp như hiện nay.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc tham gia các sàn giao dịch điện tử để gia tăng việc xuất khẩu là một xu thế tất yếu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thích nghi với xu thế này nếu muốn phát triển.

Nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến

Các chuyên gia cho rằng hiện một trong những chìa khóa cho sự tăng trưởng xuất khẩu là đẩy mạnh việc bán hàng hóa trực tuyến và các doanh nghiệp trong nước đang có điều kiện để làm việc này.

Nhằm khai thác tốt thị trường Việt Nam, Google, Facebook, Alibaba… đã tăng cường thiết lập các đại lý kinh doanh ủy quyền tại thị trường đang phát triển này trong vài năm gần đây để thu hút khách hàng.

Ngành dệt may Việt Nam cũng đang nỗ lực để giúp các doanh nghiệp tăng cường sử dụng hình thức xuất khẩu trực tuyến và hạn chế các khâu trung gian trong việc bán hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đều phải qua trung gian. Thị trường EU với 28 quốc gia thành viên đã nhập khẩu lượng hàng dệt may Việt Nam trị giá khoảng 3,7 tỉ đô la trong năm 2016, tăng gần 6% so với năm trước, giá trị xuất khẩu đạt được này hầu hết theo phương thức ký hợp đồng xuất khẩu theo cách truyền thống và chủ yếu thông qua trung gian.

Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (VESA) đã được thành lập nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu trực tuyến. Đây là tổ chức do OSB – đại lý chính thức của Alibaba tại Việt Nam – Ngân hàng VPBank, Công ty Bảo hiểm PTI và Công ty Logistics T&M sáng lập. Khi trở thành thành viên của liên minh này, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ được hỗ trợ về các dịch vụ thương mại điện tử, hậu cần (logistics), ngân hàng, bảo hiểm.

Mới đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử tổ chức chương trình “Xúc tiến bán hàng tới thị trường EU thông qua kênh Amazon”. Mục đích là hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tìm được cách xuất khẩu hàng hóa qua Amazon, giảm chi phí và gia tăng năng lực cạnh tranh.

Ông Andre Aslund, chuyên gia về thương mại điện tử và chiến lược tiếp thị của Vorwärts GmbH thuộc Amazon, cho biết Việt Nam nằm trong danh sách năm nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới và đã bán các sản phẩm dệt may cho nhiều thị trường với giá trị gần 29 tỉ đô la trong năm 2016. Để thu được giá trị xuất khẩu lớn hơn trong những năm tới, các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ các kênh bán hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu qua nền tảng thương mại điện tử.

“Doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng qua các kênh thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể chi phí cho khâu trung gian so với cách xuất khẩu truyền thống hiện nay”, ông Aslund nói. Ông cho biết tại EU, hiện có tới 76% số người sử dụng dùng điện thoại di động để mua sắm qua kênh điện tử và có tới 55% số khách hàng vào thẳng trang Amazon để tìm kiếm món hàng, thay vì vào các trang bán hàng riêng của nhà sản xuất.

Ông Hưng từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng thương mại điện tử là một kênh xuất khẩu trực tuyến đem đến cơ hội thành công cao cho doanh nghiệp, vì đây là kênh bán hàng không có giới hạn về địa lý với lượng khách hàng khổng lồ và có mức chi phí thấp. Theo ông, để khai thác hữu hiệu kênh trực tuyến để hỗ trợ xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải nâng cao nhận thức, đầu tư về công nghệ bảo mật để giao dịch được an toàn ở mức cao nhất. Thêm nữa, các doanh nghiệp phải có nhiều nguồn để kiểm tra và đảm bảo rằng mình đang làm việc với các đối tác thực, có uy tín. Ví dụ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước có thể trao đổi trực tuyến với các thương vụ ở nước ngoài của Bộ Công Thương và nhờ họ giúp đỡ.

Theo một vị lãnh đạo của Vemedim, các doanh nghiệp muốn tham gia bán hàng qua các sàn thương mại điện tử cần kiên trì đầu tư về thời gian và nhân lực, bên cạnh đó, phải có chiến lược để xây dựng lòng tin nơi khách hàng, thực hiện đúng những gì đã cam kết về sản phẩm, cần trả lời các câu hỏi về hàng hóa của khách hàng một cách nhanh nhất có thể.

Nguồn: The Saigon Times

Từ khóa: xuất khẩu hàng hóa, thông qua, nền tảng

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414136
Go to top