Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTái cấu trúc chuỗi cung ứng của Mỹ diễn ra “không suôn sẻ”

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng của Mỹ diễn ra “không suôn sẻ”

us supply chain

Wendy Cutler thừa nhận Đạo luật Giảm lạm phát lấy nước Mỹ làm trung tâm khiến đối tác chiến lược thân cận phải bối rối.

Mỹ đã nỗ lực xây dựng các chuỗi cung ứng linh hoạt trong nước và tại các quốc gia chiến lược thân cận nhưng không được thuận lợi như kỳ vọng, đôi khi gây ra những căng thẳng cần được giải quyết, theo cựu quan chức thương mại Mỹ cho biết.

Phát biểu trong hội nghị Mount Fuji Dialogue ở Tokyo hôm thứ Bảy, bà Wendy Cutler, cựu quyền Phó Đại diện Thương mại Mỹ và hiện là Phó chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, lưu ý rằng các chính phủ trên thế giới đang gấp rút cơ cấu lại chuỗi cung ứng.

Bà Wendy Cutler nói: “Tất cả các quốc gia và công ty đang thực sự xem xét chuỗi cung ứng mà  đã trải qua trong những năm gần đây như đại dịch COVID-19, cuộc chiến Ukraine, và căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đặc biệt, Mỹ đang theo đuổi chính sách kép là theo đuổi việc “reshoring” hoặc "friend-shoring" đối với các ngành công nghiệp chiến lược bao gồm chất bán dẫn, bà nói.

Reshoring đề cập đến việc khuyến khích các công ty Mỹ tái đầu tư và quay trở lại Mỹ hoặc khuyến khích các công ty nước ngoài đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Mỹ, còn “friend-shoring” hợp tác với các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc để xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt trong các nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo bà Wendy Cutler, chính sách kép này “không được suôn sẻ” do căng thẳng tồn tại giữa “reshoring và friend-shoring”. Bà Wendy Cutler cho rằng căng thẳng càng tăng lên khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát vào tháng 8.

Các quy định nhằm khuyến khích việc tái đầu tư vào các ngành công nghiệp năng lượng sạch cho Mỹ như một phần trọng tâm trong chính sách về biến đổi khí hậu. Các quy định cung cấp các khoản tín dụng thuế cho các công ty sản xuất xe điện ở Bắc Mỹ, và quy định 50% thành phần pin EV cần được sản xuất hoặc lắp ráp ở Bắc Mỹ và tỷ lệ dần dần tăng lên 100%. Khoáng sản được sử dụng cho pin EV cũng phải được thu mua ở Bắc Mỹ hoặc quốc gia có hiệp định thương mại tự do với Mỹ.

Các quốc gia chiến lược thân cận như Nhật Bản và Hàn Quốc đã lo lắng rằng các quy định này có thể phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất nước ngoài và vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Bà Wendy Cutler nói rằng Đạo luật giảm lạm phát đã khiến các đồng minh và đối tác không biết phải biết làm gì tiếp theo khi Mỹ thực hiện các quy định mới và "Thành thật mà nói, đó là điều mà chúng tôi cần phải giải quyết".

Bà Wendy Cutler cũng nhấn mạnh rằng vai trò của các công ty tư nhân là rất quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cung ứng. Theo bà Wendy Cutler “Rốt cuộc thì khu vực tư nhân sẽ đưa ra các quyết định về chuỗi cung ứng”, và cho biết thêm rằng các công ty sẽ xem xét các biện pháp khuyến khích và trừng phạt của chính phủ, cũng như những điều chắc chắn mà chính phủ hỗ trợ. Bà phát biểu “Hợp tác giữa khu vực tư nhân và các chính phủ sẽ rất quan trọng nếu như các chuỗi cung ứng linh hoạt và an toàn phát triển mạnh mẽ.”

Đối với Mỹ, tăng cường chuỗi cung ứng là một trong những trụ cột của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương, một sáng kiến ​​kinh tế mới nhằm tăng cường vị thế ở châu Á. Trong khi đó, chính quyền Biden cho biết Mỹ sẽ không theo đuổi các hiệp định thương mại tự do truyền thống.

Khi được hỏi về khả năng Mỹ có quay trở lại hiệp định thương mại Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Bà Wendy Cutler gợi ý rằng nếu Mỹ quay trở lại, cần phải thay đổi đối một số thỏa thuận trong hiệp định thương mại, cần thiết nhất là về chuỗi cung ứng.

Bà Wendy Cutler phát biểu “Công bằng và thẳng thắn, tôi không thấy chúng tôi sẽ quay lại sớm”. “Nếu và khi chúng tôi quay lại, tôi nghĩ chúng tôi sẽ cần một thỏa thuận khác”, “Tôi nghĩ rằng cần phải có những thay đổi để cập nhật thỏa thuận và phản ánh nhiều thực tế hiện nay, bao gồm cả việc có thể thêm một chương mới về chuỗi cung ứng bởi vì đây là vấ đề và lợi ích cũng như ưu tiên và mối quan tâm của các quốc gia và các công ty.”

Một số thành viên CPTPP đã thúc giục Mỹ quay trở lại Hiệp định CPTPP. Trong phiên họp riêng của diễn đàn tại hội nghị Mount Fuji Dialogue hôm thứ Bảy, Ngoại trưởng Nhật Bản - Yoshimasa Hayashi cho biết ông sẽ tiếp tục thúc đẩy Mỹ, nói rằng Washington nên là trung tâm của thỏa thuận.

 Bà Wendy Cutler nói về nhận xét của Hayashi “Tôi nghĩ đó là một ý kiến ​​hay,”. “Nhưng chỉ cần kiên nhẫn. Và chúng ta cần xem điều gì sẽ diễn ra.”

Nguồn: Nikkei Asia

Từ khóa: Mỹ, chuỗi cung ứng toàn cầu, Đạo luật giảm lạm phát, Hiệp định CPTPP

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423637
Go to top