Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNền kinh tế Việt Nam và Ấn Độ bổ sung cho nhau

Nền kinh tế Việt Nam và Ấn Độ bổ sung cho nhau

emerging economies india vietnam top2

Khi những gã khổng lồ công nghệ, đặc biệt là Apple, Google và Samsung đang mở rộng hoạt động sản xuất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam trở thành hai điểm đến đầy hứa hẹn. Bài nghiên cứu này tập trung so sánh thị trường giữa Việt Nam và Ấn Độ theo ba khía cạnh: chính trị, kinh tế và các yếu tố xã hội để trả lời câu hỏi: ngoài sự cạnh tranh gay gắt để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, liệu hai quốc gia trên có thể tận dụng nguồn lực để bổ trợ cho nhau trong quá trình nâng cao năng suất sản xuất?

Việc Apple phụ thuộc quá nhiều vào các nhà máy tại Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt trong thời kỳ thị trường toàn cầu bất ổn. Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, xung đột Ukraine và hậu quả của các lệnh hạn chế Covid- 19 đã chứng minh cảnh báo này là hợp lý. Trước tình hình đó, Apple đang đẩy mạnh quá trình dịch chuyển hoạt động sản xuất. Ấn Độ và Việt Nam đã trở thành những ứng cử viên tiềm năng nhất.

Theo đánh giá của JPMorgan, Apple sẽ chuyển 20% iPads, 5% Macbooks, 20% Apple Watch và 65% AirPods sang Việt Nam trước năm 2025. Bài báo của JPMorgan cũng chỉ ra rằng Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất linh kiện (mô-đun máy ảnh) và EMS của các sản phẩm khối lượng nhỏ hơn (Apple Watch, Mac, iPad) và là một nhà sản xuất AirPods lớn.

Về phía Ấn Độ, gần đây, Apple đã thông báo sẽ sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa của hãng. Theo đó, 5% tổng sản lượng iPhone 14 dự kiến được chuyển sang Ấn Độ trong năm nay. Trước đó, JPMorgan cũng dự báo rằng vào năm 2025, một phần tư iPhone mà hãng sản xuất có thể dán nhãn ‘Made in India.’

Do kế hoạch di dời và đa dạng hóa của Apple, cả Việt Nam và Ấn Độ đều được kỳ vọng trở thành một trong những trung tâm sản xuất chính của Apple và cuối cùng, cả hai nước sẽ đạt được lợi thế quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thêm vào đó, Apple không phải là công ty duy nhất cho thấy quyết tâm dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra một xu hướng nổi bật là các công ty khác cũng đang làm điều tương tự. Không cần phải nói, với những lợi thế nổi bật, cả Ấn Độ và Việt Nam đã trở thành “điểm đến hấp dẫn” cho nhiều tập đoàn.

Các yếu tố kinh tế

Chỉ riêng việc Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á đã mang lại cho nước này một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Với một nền kinh tế lớn mang lại một thị trường nội địa rộng lớn, nhiều người tiêu dùng và lực lượng lao động nước ngoài dồi dào, giá rẻ (vì tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ thấp hơn Việt Nam nên nguồn nhân lực có kỹ năng ở Ấn Độ sẽ có giá thấp hơn).

Sau đại dịch, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ là khoảng 8%, và xuất khẩu hàng hóa đã vượt mốc 400 tỷ USD, điều này đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế “tăng trưởng tốt trong năm nay.” Bên cạnh đó, Ấn Độ đang tận dụng tối đa lợi ích kinh tế bằng cách công bố dự án PM Gati Shakti trị giá 1.2 nghìn tỷ USD nhằm thu hút các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc.

Mặt khác, Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ hơn. Quy mô kinh tế chắc chắn ảnh hưởng đến GDP và tốc độ tăng trưởng của quốc gia. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng về nền kinh tế của Việt Nam.

Điển hình, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn của Ấn Độ. Đồng nghĩa, tỷ lệ Nợ/GDP của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với Ấn Độ, theo đó, mức độ phụ thuộc vào nước ngoài cũng thấp hơn. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam thấp hơn ở Ấn Độ, do vậy, có thể đảm bảo phần nào sự ổn định của giá nguyên liệu thô và các loại chi phí khác- một yếu tố quan trong trong thời kỳ nhiều bất ổn.

Bên cạnh đó, Việt Nam có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khá thấp, cho phép doanh nghiệp trả thuế ít hơn. Trên thực tế, Việt Nam đã cho thấy sự linh hoạt khi đối phó với đại dịch Covid- 19 bằng cách nhanh chóng đưa ra mức thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn cho các tập đoàn lớn muốn đặt hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Ví dụ, đối với các dự án sản xuất lớn đủ điều kiện, thuế suất thuế ưu đãi là 10- 20% áp dụng tương ứng trong 15 năm hoặc 10 năm.

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam tránh được những rủi ro về tiền tệ với xác suất biến động đồng tiền thấp. Ngược lại, đồng rupee Ấn Độ được biết đến là “đồng tiền thả nổi tự do” với tỷ suất do thị trường quyết định.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu quy mô thị trường là yếu tố quan trọng thì Ấn Độ có thể dễ dàng vượt qua Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng xem xét Chỉ số Tương tự Xuất khẩu (Export Similarity Index), chỉ số đo lường mức độ chồng chéo của các giỏ hàng xuất khẩu của một quốc gia, cuối cùng, là xét tới khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của nước đó. Theo chỉ số này, Việt Nam có giỏ hàng hóa xuất khẩu tương đối giống Trung Quốc, cho thấy nước này có thể hưởng lợi tốt hơn trong việc thay thế giỏ hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Do vậy, mặc dù cấu trúc kinh tế của Ấn Độ là lớn hơn đáng kể và có nhiều lợi ích như nhân công giá rẻ và thị trường lớn, Việt Nam vẫn có những lợi thế nổi bật khác giúp tăng cường tính ổn định cho nhà đầu tư bất chấp sự biến động toàn cầu.

Các yếu tố chính trị và quy định

Về chính trị, bài báo này tập trung ba khía cạnh chính: ổn định chính trị, Chỉ số hạn chế theo quy định về FDI (FDI Regulatory Restrictions Index) và tầm quan trọng của việc củng cố vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong chương trình nghị sự quốc gia.

Thứ nhất, Ấn Độ và Việt Nam có các hệ thống chính trị khá khác nhau. Ấn Độ là một nước dân chủ, một nước cộng hòa nghị viện với 8 đảng được công nhận và hơn 40 đảng khu vực. Trong khi Việt Nam là một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Ở Ấn Độ, chính phủ do người dân bầu chọn theo quy định hiến pháp. Bất kỳ sự thay đổi nào trong đảng cầm quyền đều có tác động đối với chương trình nghị sự quốc gia.

Theo nghĩa này, Ấn Độ có sự ổn định chính trị thấp hơn Việt Nam. Bên cạnh đó, theo WB, chỉ số ổn định chính trị - một chỉ số cung cấp khả năng chuyển giao quyền lực một cách mất trật tự, xung đột vũ trang, biểu tình bạo lực, bất ổn xã hội, căng thẳng, khủng bố quốc tế cũng như các cuộc cạnh tranh sắc tộc, tôn giáo hoặc khu vực-  cũng chỉ ra lập luận tương tự.

Khía cạnh thứ hai của chính trị là những ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu là Chỉ số hạn chế theo quy định về FDI. Theo số liệu đánh giá của OECD, điểm của Việt Nam là 0.125, đề cập đến những hạn chế về quốc tịch đối với nhà quản lý và giám đốc điều hành doanh nghiệp. Trong khi đó, con số này ở Ấn Độ là 0.21.

Mặc dù, Việt Nam có sự ổn định chính trị cao và rào cản với doanh nghiệp FDI thấp hơn, song Ấn Độ lại thực hiện các chính sách thiết thực và quyết liệt hơn để mở rộng vị thế quốc gia trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo đó, một trong những mục tiêu của chính quyền ông Modi là thúc đẩy khả năng sản xuất của Ấn Độ với sáng kiến “Make in India” được công bố năm 2014 nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển của hơn 20 ngành, củng cố tăng trưởng của Ấn Độ để trở thành một trung tâm sản xuất lớn. Ấn Độ cũng đã khởi động “Đề án Ấn Độ tự lực tự cường” vào tháng 5/2020 để thúc đẩy sản xuất trong nước. Thêm vào đó, chính phủ tăng mạnh chi tiêu, với 20 tỷ USD để kêu gọi các công ty nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất đến Ấn Độ. Tháng 10 vừa qua, ông Modi đã phê duyệt dự án “PM Gati Shakti” với ngân sách 1.2 nghìn tỷ USD để thu hút doanh nghiệp từ Trung Quốc.

Những yếu tố xã hội

Xét về xã hội, bài báo này giải quyết hai vấn đề: địa lý và nguồn nhân lực. Về địa lý, Việt Nam có lợi thế rõ ràng bởi vì nước này nằm cạnh Thâm Quyến, Trung Quốc, đồng nghĩa, các doanh nghiệp sẽ tiết kệm cả thời gian và nguồn vốn để dịch chuyển nhà máy sản xuất tới đây. Thêm vào đó, Việt Nam cũng có vị trí gần các điểm nóng trong chuỗi cung ứng của Apple, như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á khác.

Về khía cạnh nguồn nhân lực, Ấn Độ có thể giữ được lợi thế về nguồn lao động dồi dào giá rẻ. Trong khi đó, lợi thế này ở Việt Nam dự kiến sẽ sớm thay đổi. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) dự báo Việt Nam sẽ sớm thua lợi thế cạnh tranh về nhân công rẻ do những ảnh hưởng từ độ tuổi lao động và chi phí lao động tăng. Cuối cùng, giải pháp hiệu quả nhất là tăng năng suất lao động, tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn và cần nhiều thời gian đối với chính phủ Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ: bạn hay thù?

Khi đặt Ấn Độ và Việt Nam lên bàn cân để xét về ba khía cạnh: chính trị, kinh tế và xã hội, thật dễ để kết luận rằng mỗi nước có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nếu Ấn Độ là nền kinh tế lớn với lợi thế về thị trường và nhân công, Việt Nam lại nổi lên là trung tâm sản xuất ổn định.

Khi quan hệ hợp tác toàn cầu vốn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Mỹ- Trung, xung đột Nga- Ukraine và hậu quả của COVID- 19 đang dần có dấu hiệu ổn định, có vẻ không có quốc gia nào mong muốn có những cuộc đối đầu không cần thiết. Ấn Độ và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thật vậy, hai chính phủ đang mở rộng mối quan hệ ngoại giao, Ấn Độ và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau thông qua các chính sách hợp tác song phương.

Cụ thể, ông Sanjaya Baru, nguyên Tổng Thư ký Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ xem Việt Nam là một đối tác tiềm năng trong quá trình hình thành chuỗi cung ứng mới của Ấn Độ. Thông qua kết nối với Việt Nam, Ấn Độ hy vọng sẽ tăng xuất khẩu hàng hóa Ấn Độ sang Đông Nam Á và Đông Á thông qua liên doanh.

Nhìn lại chặng đường ngoại giao trong hai thập kỷ qua, quan hệ thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam đã tăng dần từ 200 triệu USD năm 2000 lên 12.3 tỷ USD trong năm tài chính 2019- 2020. Mức độ tăng cường hợp tác phản ánh quan điểm ngoại giao của hai nước: đó là một mối quan hệ lợi ích tương hỗ. Ví dụ, sự dịch chuyển sang Việt Nam có thể giúp giảm tiềm năng thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc.

Nguồn: Vietnam Briefing

Từ khóa: quan hệ Việt Nam- Ấn Độ, sản xuất, Trung Quốc

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422417
Go to top