Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCải cách – chìa khóa thành công của Châu Á

Cải cách – chìa khóa thành công của Châu Á

asia

Tuy đã đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế, khu vực này vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn

Mặc dù đại dịch COVID-19 gây ra những tàn phá về kinh tế và tác động xã hội đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng cũng không thể che lấp đi những thành tựu to lớn mà khu vực này đã đạt được trong phát triển và bắt kịp kinh tế trong hơn nửa thế kỷ qua.

Trong những năm 1960, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển ở châu Á chỉ ở mức 330 USD (tỉ giá USD cố định năm 2015). Vào thời điểm này, khu vực đang gặp phải tình trạng đói nghèo lan rộng và phải vật lộn để nuôi sống với tỉ lệ dân số ngày càng đông. Gunnar Myrdal, một nhà kinh tế học người Thụy Điển nhận giải Nobel Kinh tế năm 1974, đã miêu tả châu Á khi đó như một "vùng đất của sự trì trệ kinh tế" với sự phát triển chậm chạp và triển vọng hạn chế để có thể bắt kịp, được miêu tả trong cuốn sách Asian Drama, xuất bản năm 1968.

Tuy nhiên, nửa thế kỷ sau, châu Á đã phát triển thành một khu vực ngoài sức tưởng tượng của Myrdal. Châu Á hiện là một cường quốc sản xuất toàn cầu, với xuất khẩu đa dạng, năng lực đổi mới ngày càng tăng, với các thành phố đang phát triển, lực lượng lao động có tay nghề cao và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Năm 2021, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển ở châu Á đạt 5.500 USD (tính theo đồng USD cố định), tăng gần 17 lần so với giai đoạn đầu những năm 1960, trong khi GDP bình quân đầu người toàn cầu chỉ tăng gấp ba lần so với cùng kỳ. Cho dù trong tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu, xóa đói giảm nghèo hay cải thiện y tế và giáo dục, châu Á đã đạt được nhiều hơn mong đợi trên con đường đi đến thịnh vượng, mặc dù có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia.

Điều gì có thể giải thích cho sự thành công về kinh tế của Châu Á?

Trong nửa thế kỷ qua, mặc dù một số quốc gia đã bị tàn phá bởi chiến tranh, nhưng toàn bộ châu Á vẫn duy trì được hòa bình và ổn định. Hòa bình và ổn định cũng đã góp phần vào việc gia tăng dân số nhanh chóng và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng lên, mang lại "cổ tức nhân khẩu học". Đồng thời, chính sách thương mại và đầu tư cởi mở của các nước phát triển đã tạo ra môi trường kinh tế đối ngoại thuận lợi cho châu Á, giúp khu vực này được hưởng lợi lớn từ tiến bộ công nghệ và toàn cầu hóa. Sự hội tụ giữa các nền kinh tế cũng đã tạo cơ hội cho sự phát triển một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, hòa bình và ổn định, cổ tức nhân khẩu học và môi trường bên ngoài thuận lợi không nhất thiết sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Một cuốn sách gần đây được phát hành bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á với tên gọi: Hành trình tiến đến thịnh vượng của châu Á – Chính sách, Thị trường và Công nghệ trong 50 năm qua, cho tháy rằng thành công kinh tế của Châu Á trong 50 năm qua chủ yếu nhờ các chính sách kinh tế hợp lý và các thể chế hiệu quả.

Cuốn sách cho biết thêm, ngoài ra, đằng sau thành công của khu vực, là một cách tiếp cận thực tế để thực hiện các cải cách chính sách, khả năng học hỏi từ những thành công và thất bại của chính mình cũng như từ những người khác, và ở nhiều quốc gia, mục tiêu phát triển rõ ràng đã được thúc đẩy bởi các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa và được sự ủng hộ của toàn xã hội và năng lực thực hiện mạnh mẽ được hỗ trợ bởi bộ máy hành chính hiệu quả.

Mặc dù các quốc gia có sự khác nhau về tổ hợp chính sách và thời gian thực hiện, đôi khi có những bước lùi và đảo chiều, các nền kinh tế thành công của châu Á đều theo đuổi các chính sách cần thiết để tăng trưởng bền vững. Với bao gồm: dựa vào cơ chế thị trường và doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng với sự hỗ trợ chủ động của nhà nước để giải quyết sự thất bại của thị trường; thúc đẩy phát triển sản xuất, đồng thời hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển dịch vụ; khuyến khích tiết kiệm và tích lũy vốn trong nước; hỗ trợ đổi mới và nâng cấp công nghệ; xây dựng vốn con người; áp dụng các chế độ thương mại và đầu tư mở; đầu tư vào cơ sở hạ tầng; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy hòa nhập xã hội và bình đẳng giới; và tương tác với các đối tác phát triển và thúc đẩy hợp tác khu vực.

Một số học giả liên kết sự phát triển của châu Á với cái gọi là mô hình chính phủ phát triển, và cho rằng thành công kinh tế của khu vực là do vai trò của các biện pháp can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên, đánh giá kinh nghiệm phát triển của châu Á trong nửa thế kỷ qua cho thấy rằng các cải cách theo định hướng thị trường và mở cửa với thế giới bên ngoài luôn được theo sau bởi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng - cho dù ở tại bốn nền kinh tế hổ - Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan - từ những năm 1960; tại Malaysia, Thái Lan và Indonesia từ những năm 1970; hoặc ở Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ từ những năm 1980 và 1990. Ở những nền kinh tế này, khi chính sách phát triển chuyển từ chính sách do chính phủ lãnh đạo sang định hướng thị trường thì tăng trưởng bắt đầu tăng tốc.

So với các quốc gia và khu vực khác, các quốc gia châu Á đã áp dụng cách tiếp cận dần dần và thực tế hơn để thực hiện cải cách, bao gồm thí điểm thay đổi chính sách trước khi thực hiện toàn diện và thực hiện cẩn thận các biện pháp cải cách. Ví dụ, họ thừa nhận rằng tự do hóa tài khoản vốn cần giả định sự phát triển đầy đủ của khu vực tài chính trong nước. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trở ngại lớn đối với khu vực, nhưng các nước đã rút ra bài học và đã có những nỗ lực đáng kể trong cải cách sau khủng hoảng.

Nhiều nước châu Á đã sử dụng cái gọi là chính sách công nghiệp mục tiêu để thúc đẩy công nghiệp hóa, bao gồm các biện pháp như thuế quan, trợ cấp, tín dụng ưu đãi và ưu đãi thuế hỗ trợ các ngành hoặc doanh nghiệp cụ thể. Những chính sách này đã gây ra rất nhiều tranh cãi và bị mất uy tín sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á - vì chúng được xem là một trong những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng. Nhưng thực tế là các chính sách công nghiệp mục tiêu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp mới và phi truyền thống ở nhiều nền kinh tế châu Á có hiệu suất cao, mặc dù các chính sách này không phải lúc nào cũng thành công.

Hiện nay, nhiều người tin rằng các chính sách công nghiệp mục tiêu nếu được sử dụng không phù hợp, có thể dẫn đến tình trạng trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh và kém hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chúng được sử dụng một cách khôn ngoan - dựa trên kết quả hoạt động, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng và đi kèm với các mục tiêu rõ ràng và các quy tắc thực hiện minh bạch - thì các chính sách này có thể mang lại hiệu quả trong việc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển và chuyển đổi cơ cấu. Nhiều người cũng tin rằng khi một quốc gia trở nên phát triển hơn, các chính sách công nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ sự đổi mới. 

Ngày nay, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển tại châu Á chỉ bằng 15% mức trung bình của OECD. Để thu hẹp hơn nữa khoảng cách này, châu Á cần tiếp tục theo đuổi chính sách hợp lý và xây dựng các thể chế mạnh mẽ. Cần tiếp tục nỗ lực xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập, thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, đầu tư nhiều hơn cho y tế, giáo dục, điện và nước sạch. Và trên hết, các quốc gia châu Á nên làm việc cùng nhau và với phần còn lại của thế giới để chấm dứt đại dịch COVID-19 đã gây ra nỗi đau kinh tế, xã hội và con người to lớn cho khu vực trong gần ba năm nay.

Cách đây 50 năm, phần lớn người châu Á sống tại các nước có thu nhập thấp. Ngày nay, hơn 95% dân số châu Á sống ở các nước có thu nhập trung bình. Quá trình chuyển đổi từ thu nhập trung bình sang thu nhập cao sẽ có nhiều thách thức hơn. Ví dụ như tại Mỹ Latinh, nhiều quốc gia đã ở trong giai đoạn thu nhập trung bình trong một thời gian rất dài, và họ bị mắc kẹt trong cái gọi là bẫy thu nhập trung bình. Ở châu Á, chỉ một số ít nền kinh tế đã thành công trong việc chuyển đổi từ thu nhập trung bình sang thu nhập cao trong 50 năm qua - đây chính là bốn nền kinh tế hổ.

Để thành công trong quá trình chuyển đổi từ thu nhập trung bình sang thu nhập cao đòi hỏi phải thay đổi mô hình tăng trưởng, từ dựa vào nguồn lực sang dựa vào đổi mới. Điều này có nghĩa là đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy cạnh tranh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo dự báo, châu Á có khả năng sẽ chiếm hơn một nửa nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050, và thế kỷ 21 được gọi là "Thế kỷ châu Á". Mặc dù điều này là đáng khích lệ, nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản mà các quốc gia châu Á cần phải vượt qua để đạt được mục tiêu này. Không có chỗ cho sự tự mãn.

*ZHUANG JUZHONG - tác giả nguyên là Phó trưởng ban kinh tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Tác giả đã đóng góp bài viết này cho China Watch, một tổ chức tư vấn do China Daily cung cấp.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: OECD, chìa khóa, phát triển kinh tế, chuỗi cung ứng, thành tựu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007420939
Go to top