Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếXuất khẩu tính chuyện đường dài

Xuất khẩu tính chuyện đường dài

dien dan

Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế phát triển vững bước vào 2021. Tuy vậy, muốn phát triển hoạt động xuất khẩu bền vững thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm từ đa dạng thị trường, củng cố năng lực của khối nội, tới việc nâng cao giá trị...

Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 267 tỷ USD. Ở chiều nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 248 tỷ USD. Như vậy, đến trung tuần tháng 12, quy mô xuất nhập khẩu cả nước đạt 515 tỷ USD, xấp xỉ con số 517,26 tỷ USD của cả năm 2019.

Có đơn hàng lại lo nguyên liệu

Thành công của hoạt động XK có thể thấy rõ từ câu chuyện thạch đen của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu (XK) chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là tin vui cho ngành hàng này, nhất là trong bối cảnh thị trường vẫn đang trong giai đoạn khó khăn vì dịch COVID-19.

Ông Hà Văn Quý, Giám đốc công ty Đức Quý, cho biết cùng với các thị trường quen thuộc như Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia, nay thêm thị trường Trung Quốc đã mở ra cơ hội XK cực kỳ lớn cho DN.

Ông Quý kể, DN Đức Quý đã mang sản phẩm thạch đen sang Trung Quốc để kiểm tra hóa nghiệm, kết quả đảm bảo 100% chất lượng an toàn thực phẩm. Do đó đối tác phía bạn đã ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng 1.000 tấn. Hiện nay, công suất nhà máy chiết xuất tinh bột thạch đen Đức Quý đạt khoảng 2.000 tấn/năm. Tuy nhiên, với nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc lớn như hiện nay, ông Quý lo ngại thời gian tới nguồn nguyên liệu sẽ trở nên khan hiếm.

"Để XK thạch đen vào thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch không hề đơn giản. Mặc dù DN chúng tôi đã ký được hợp đồng cung ứng 1.000 tấn thạch đen nhưng đối tác ràng buộc rất nhiều điều khoản. Nếu sản phẩm của chúng tôi không đạt tiêu chuẩn chất lượng, tồn dư hóa chất vượt mức cho phép thì đối tác lập tức hủy hợp đồng và bắt DN phải bồi thường toàn bộ chi phí tiêu hủy sản phẩm", ông Quý nói.

Thanh long là mặt hàng chiếm hơn 50 tổng giá trị XK chủng loại quả, chiếm 35,2% tổng trị giá XK hàng rau quả. Dẫn đến khi thị trường Trung Quốc giảm mua đã khiến XK thanh long suy giảm, ảnh hưởng tới kết quả XK của cả ngành trái cây.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Giám đốc HTX nông nghiệp hữu cơ Bắc Bình (Bình Thuận), cho biết XK thanh long đang lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua con đường tiểu ngạch. Thị trường tiêu thụ thanh long của HTX rất nhỏ hẹp. Vì vậy, HTX mong muốn được được hỗ trợ đẩy mạnh XK sản phẩm ra nước ngoài vì nhu cầu của thế giới với sản phẩm này là rất lớn.

Theo đại diện HTX nông nghiệp hữu cơ Bắc Bình, khó khăn lớn nhất trong việc đẩy mạnh XK thanh long là đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiện, HTX đang đẩy mạnh làm truy xuất nguồn gốc, song lại gặp phải câu chuyện là khi bà con sẵn sàng làm sạch, thì vấn đề đầu ra lại gặp ách tắc.

"Thanh long đạt chứng nhận Global Gap nhưng trong 1 tấn thì chỉ xuất khẩu được 300 kg cho thị trường châu Âu, còn 700 kg bán ở trong nước rất khó khăn, siêu thị có mua cũng chỉ cần số lượng rất nhỏ. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho HTX, bà con nông dân", bà Phụng cho biết.

Khối nội còn lép vế

Hơn nữa, việc gia tăng tỷ trọng của khối nội trong hoạt động XK vẫn đang là vấn đề. Tính đến tháng 11/2020, khu vực kinh tế trong nước chiếm 28,7% tổng kim ngạch XK, trong khi DN FDI chiếm tới hơn 70% thị phần.

Ông Vince Tran, Trưởng phòng cấp cao Walmart tại Việt Nam, cho biết hệ thống siêu thị muốn làm việc trực tiếp với nhà sản xuất Việt Nam. Hiện nay, trên 95% sản lượng XK vào Wartmart đến từ công ty FDI. Những ngành mà Việt Nam chưa có thế mạnh là đồ chơi - công ty đến từ Hồng Kông, Hàn Quốc nắm giữ có thể chấp nhận được. Nhưng những mặt hàng có thế mạnh ở Việt Nam như may mặc thì rất tiếc chưa một DN may mặc Việt Nam ký hợp đồng trực tiếp với Walmart. Đây quả là điều đáng tiếc.

Theo bà Đỗ Thị Thu Hương, Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada, bản thân hàng hóa Việt Nam đáp ứng tiêu chí cơ bản, giá cả hợp lý, cũng như có lợi thế thuế quan từ Hiệp định CPTPP ở thị trường Canada. Đồng thời, 250.000 Việt kiều tại Canada cũng có nhiều người giữ vị trí chủ chốt tại các tập đoàn bán lẻ - đều muốn đưa hàng Việt sang đây.

Tuy nhiên, bà Hương cũng cho biết vừa qua có nhà phân phối doanh thu trên 20 tỷ USD mỗi năm, muốn mua hoa quả tươi từ Việt Nam, thương vụ đã kết nối nhưng chưa thành công. DN này vào Việt Nam khảo sát, thăm trang trại trồng trọt, cơ sở đóng gói. Phía Việt Nam cũng cử đoàn đại diện gồm cơ quan quản lý, DN tham quan toàn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, rất tiếc kết quả không đi đến đâu.

Theo đánh giá từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2015-2020 nhìn chung không thuận lợi cho thương mại quốc tế, khi kinh tế thế giới chứng kiến những biến động phức tạp, khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, Anh rời EU, đến các biến động về quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU.

Ngoài ra, nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu thấp, các nước có xu hướng quay lại tập trung vào thị trường nội địa, tăng cường sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, giá XK nông sản không còn là yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng XK.

Vì vậy, Bộ Công Thương sẽ đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy XK, phát triển thị trường XK, quản lý nhập khẩu, tạo thuận lợi thương mại...

Nguồn: Thời báo Kinh doanh

Từ khóa: nguyên liệu, trang trại trồng trọt, toàn chuỗi cung ứng, yếu tố thuận lợi, khơi thông hoạt động sản xuất

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404533
Go to top