Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếHậu Brexit: Cuộc sống của người dân từ năm 2021 trở đi sẽ có những thay đổi gì khi Vương quốc Anh không còn tuân theo các quy tắc của EU?

Hậu Brexit: Cuộc sống của người dân từ năm 2021 trở đi sẽ có những thay đổi gì khi Vương quốc Anh không còn tuân theo các quy tắc của EU?

C 6Những thay đổi lớn sẽ bắt đầu ở cả hai bên bờ Kênh đào Anh ….

Vương quốc Anh chính thức rời EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, nhưng giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit đã cho phép nước này giữ nguyên hầu hết các thỏa thuận hiện có với EU. Khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, các quy tắc của EU sẽ không còn áp dụng cho Vương quốc Anh.

Điều này sẽ mang lại những thay đổi lớn, bất kể EU và Anh có thành công trong việc đạt được thỏa thuận về thương mại và mối quan hệ trong tương lai hay không. Ngoài ra, các thỏa thuận trong một số vấn đề khác vẫn chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vào diễn biến của thỏa thuận thương mại.

Bài viết này sẽ xem xét các tác động của sự kiện trên đến người dân, tập trung vào các vấn đề: cư trú, du lịch và giao lưu giữa Vương quốc Anh và lục địa EU.

Không còn tự do đi lại

Các quy định ngừng áp dụng từ tháng 1 năm 2021 có bao gồm các quy định về quyền tự do đi lại (quyền cho phép một công dân EU khi đáp ứng một số điều kiện nhất định có quyền chuyển đến các nước EU khác để sinh sống và làm việc). Theo đó, công dân EU sẽ không còn quyền chuyển đến Vương quốc Anh để làm việc và định cư, và ngược lại.

Vương quốc Anh đã thông qua luật nhập cư mới, có hiệu lực áp dụng từ tháng 1 năm 2021. Luật nhập cư mới sẽ bao gồm một hệ thống tính điểm nhằm thu hút lao động có tay nghề cao. Và theo thang điểm mới, các công dân EU sẽ không còn được đối xử ưu đãi.

Một tài liệu của chính phủ Anh vào tháng 2 năm 2020 cho biết, một trong những mục tiêu khi ban hành luật nhập cư mới là nhằm chấm dứt “sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ từ châu Âu”.

Trong khi đó, khả năng công dân Anh định cư tại một quốc gia EU có thể tự do di chuyển đến các quốc gia khác trong khối sau Brexit - quyền mà họ được hưởng cho đến nay - không được đề cập trong thỏa thuận ly hôn. Nếu không có gì thay đổi, quyền này sẽ kết thúc vào năm 2021.

Quyền cư trú

Công dân EU đã là công dân Anh tính đến cuối năm 2020 - và người Anh sống tại EU - có quyền duy trì và giữ các quyền hiện có trong các lĩnh vực bao gồm việc làm và an sinh xã hội. Điều này được đề cập trong thỏa thuận ly hôn Brexit.

Tuy nhiên, trong tương lai, những người này sẽ cần xin giấy phép cư trú. Đã có nhiều lời phàn nàn về việc các thỏa thuận mới này sẽ được áp dụng trên thực tế ra sao, đặc biệt là do không có bất kỳ tài liệu nào do chính phủ Anh cung cấp hướng dẫn về vấn đề này.

Du lịch

EU đã cảnh báo rằng, đối với du khách Anh đến EU, việc nhập cảnh có thể sẽ ít đơn giản hơn kể từ năm 2021.

Trong một tài liệu do Ủy ban châu Âu công bố vào tháng 7, người Anh được thông báo rằng họ sẽ “bị kiểm tra kỹ lưỡng” tại các biên giới khi vào các nước EU (ngoại trừ Ireland) và khu vực Schengen, vì họ sẽ “bị coi là công dân nước thứ ba”.

Theo quy định chung, công dân Vương quốc Anh sẽ không cần thị thực để ở lại các nước EU trong tối đa 90 ngày trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào, miễn là họ không làm việc, theo Bộ luật Biên giới Schengen. Chính phủ Anh khuyên du khách Anh nên đảm bảo hộ chiếu của họ còn hạn ít nhất sáu tháng và dưới 10 năm.

Việc người Anh không còn có thể dành thời gian vô hạn trong những ngôi nhà thứ hai trên lục địa EU đã dấy lên sự phẫn nộ trong giới báo chí Anh và trên mạng xã hội. Nhưng đây là những quy tắc được áp dụng cho tất cả công dân không thuộc EU. Thông tin chi tiết về sự thay đổi này đã có sẵn trên trang web của chính phủ Anh.

Liên quan đến thời hạn công dân Vương quốc Anh có thể lưu trú tại Pháp, Bộ trưởng Pháp phụ trách các vấn đề châu Âu Clément Beaune cho biết trong một cuộc trả lời chất vấn trước quốc hội rằng “có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận chọn-cho hoặc cách tiếp cận linh hoạt” trong các cuộc đàm phán về mối quan hệ trong tương lai. “Nhưng tôi phải nói rằng những người bạn Anh của chúng tôi khá ít muốn đàm phán về điểm này trong thỏa thuận,” ông nói thêm.

Du khách EU đến Vương quốc Anh sẽ có thể ở lại lâu hơn: họ có thể đến thăm với tư cách khách du lịch trong tối đa 6 tháng mà không cần thị thực, theo quy định nhập cư dành cho du khách nước ngoài được miễn thị thực lưu trú ngắn hạn.

Họ cũng sẽ không được phép làm việc hoặc cố gắng sống ở Vương quốc Anh bằng cách thực hiện các chuyến thăm thường xuyên hoặc liên tiếp. Hộ chiếu phải có giá trị trong thời gian lưu trú và du khách có thể được yêu cầu cung cấp chi tiết về việc sắp xếp chỗ ở, hỗ trợ tài chính và hành trình trở về.

Công dân EU chỉ cần chứng minh thư quốc gia và hộ chiếu để nhập cảnh vào Vương quốc Anh cho đến tháng 10 năm 2021. Công dân EU ở Vương quốc Anh và một số loại khách du lịch khác có thể nhập cảnh bằng chứng minh thư quốc gia cho đến cuối năm 2025.

Các hành khách đi lại giữa EU và Vương quốc Anh có thể không còn được bảo vệ bởi quyền tiêu dùng của EU, tùy thuộc vào phương thức vận tải, Ủy ban châu Âu cho biết thêm.

Thẻ bảo hiểm y tế

Cho đến nay, chương trình Thẻ Bảo hiểm Y tế Châu Âu (EHIC) của EU đã cho phép công dân Vương quốc Anh và EU tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe do nhà nước cung cấp khi đi du lịch nước ngoài. Phạm vi được sử dụng quyền này bao gồm các tình trạng bệnh có sẵn cũng như các vấn đề về sinh nở và mang thai. Tuy nhiên, phạm vi sử dụng không bao gồm điều trị miễn phí và cũng không tương đương với bảo hiểm du lịch.

Nếu không có gì thay đổi, sau ngày 31 tháng 12 năm 2020, thẻ EHIC sẽ không còn giá trị đối với người Anh đến thăm EU hoặc công dân EU đến thăm Vương quốc Anh.

Trừ khi công dân EU đã định cư hoặc định cư trước ở Vương quốc Anh, họ sẽ cần bảo hiểm y tế tư nhân vì việc điều trị của NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương Quốc Anh) sẽ không còn miễn phí.

Lời khuyên của chính phủ Vương quốc Anh dành cho người nước dân mình khi đi du lịch đến các nước EU là, họ cần phải mua bảo hiểm du lịch có bao gồm bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công dân Anh vẫn có thể sử dụng thẻ EHIC do Vương quốc Anh cấp trong chuyến thăm đến EU từ năm 2021, bao gồm: những người hưu trí ở Vương quốc Anh đã sống ở EU, sinh viên Vương quốc Anh đã học ở EU, công dân EU đã sống ở Vương quốc Anh và “công nhân biên giới” - những người sống ở một quốc gia và làm việc ở một quốc gia khác.

Vương quốc Anh đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận có đi có lại cho các chuyến thăm ngắn hạn giữa Vương quốc Anh và EU.

Giấy phép lái xe và bảo hiểm

Chính phủ Vương quốc Anh khuyến cáo những người lái xe đến EU rằng họ có thể cần phải mang theo Giấy phép Lái ​​xe Quốc tế (IDP), cũng như giấy phép của Vương quốc Anh, ở một số quốc gia từ tháng 1 năm sau.

Người có giấy phép của Vương quốc Anh sống ở một quốc gia thuộc EU có thể cần phải đổi sang giấy phép lái xe của quốc gia nước sở tại. Chính phủ Anh đưa ra lời khuyên riêng cho từng quốc gia EU.

Chính phủ Anh cho biết, du khách EU lái xe đến Vương quốc Anh sẽ không cần sự cho phép của Vương quốc Anh hoặc của quốc tế.

Ủy ban châu Âu đã từ chối quyết định cấp cho người lái xe mô tô ở Vương quốc Anh quyền miễn trừ, tức không cần phải mang theo thẻ xanh bảo hiểm quốc tế, điều này chứng minh rằng những người lái xe mô tô ít nhất phải có bảo hiểm bắt buộc.

Người lái xe mô tô đến từ tại các quốc gia thuộc Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) không phải mang thẻ xanh khi đến các quốc gia khác trong khu vực.

Hiệp hội Môi giới Bảo hiểm Anh (BIBA) đã khuyến cáo những người lái xe ở Vương quốc Anh rằng họ có thể cần thẻ xanh để chứng minh bảo hiểm khi đến thăm lục địa - và Ireland - từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Những người lái xe từ EU đến thăm Vương quốc Anh được chính phủ Anh khuyến cáo “mang theo thẻ xanh bảo hiểm hoặc bằng chứng bảo hiểm hợp lệ khác”.

Hộ chiếu vật nuôi

Hộ chiếu vật nuôi của EU sẽ không còn giá trị sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp đối với động vật đi từ Vương quốc Anh vào EU và Bắc Ireland.

Vật nuôi đi từ Bắc Ireland vào Vương quốc Anh hoặc EU vẫn có thể đi bằng hộ chiếu vật nuôi.

Thay vào đó, EU đã cấp cho Anh một đặc quyền mới đối với một số vật nuôi nhất định. Theo đó, để nhập cảnh vào EU, vật nuôi của Anh sẽ cần Giấy chứng nhận sức khỏe động vật (AHC).

Chính phủ Anh khuyên chủ sở hữu vật nuôi nên liên hệ với bác sĩ thú y của họ trước ít nhất bốn tháng để đáp ứng điều kiện về tiêm phòng và các điều kiện khác để được cấp AHC.

Ở chiều ngược lại, Vương quốc Anh cho phép động vật như chó mèo đi lại mà không cần kiểm dịch – giống như quyền mà EU đã cấp cho một số nước không phải thành viên khác như Thụy Sĩ.

Phí chuyển vùng

Lệnh cấm của EU đối với phí chuyển vùng di động phát sinh thêm sẽ không còn được áp dụng cho khách du lịch đi lại giữa Vương quốc Anh và EU, cho phép các nhà mạng của Anh và EU được thoải mái tính thêm phí đối với người dùng.

Chính phủ Anh khuyên người dùng liên hệ với nhà mạng của họ. Chính phủ Anh cung cấp thêm thông tin rằng chính phủ sẽ ban hành một luật tương tự như của EU, đó là đặt mức trần cho cước chuyển vùng ở mức 50 euro một tháng.

Đối với người dùng điện thoại ở EU khi đến thăm Vương quốc Anh, cước chuyển vùng còn tùy thuộc vào các nhà mạng của nước họ. Các nhà mạng lớn của Vương quốc Anh cho biết họ hiện không có kế hoạch thay đổi các thỏa thuận hiện có và tính thêm phí.

Tuy nhiên, người ta cho rằng điều này có thể thay đổi theo thời gian và còn tùy vào mức cước mà quốc gia được đến đánh trên người dùng.

Chương trình EU Erasmus

Các cuộc đàm phán hậu Brexit cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận về việc liệu Vương quốc Anh có tiếp tục tham gia ‘chương trình sinh viên châu Âu’ sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hay không.

Đây là chương trình giúp những người trẻ của Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu đi du học ở nước ngoài. Hơn 17.000 sinh viên Vương quốc Anh được hưởng lợi từ chương trình này hàng năm.

Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier được cho là đã nói với Nhóm điều phối của Nghị viện châu Âu tại Vương quốc Anh vào ngày 14/12/2020 rằng hai bên đã không thể thống nhất về bất kỳ điều khoản nào.

EU muốn Vương quốc Anh phải tham gia trọn vẹn chương trình, tức là đủ 7 năm. Nhưng Vương quốc Anh muốn hạn chế chi phí phải bỏ ra. Chính phủ Anh đã xem xét một chương trình trao đổi thay thế ở cấp độ toàn cầu trong trường hợp các cuộc đàm phán thất bại.

Vương quốc Anh vẫn là một phần của chương trình Erasmus cho đến cuối năm nay, và như vậy, những sinh viên của Vương quốc Anh đang du học theo chương trình này vẫn đủ điều kiện nhận trợ cấp. Erasmus đã chi 14,7 tỷ euro tài trợ cho người châu Âu đi du học từ năm 2014 đến năm 2020, bao gồm khoảng 1 tỷ euro chỉ riêng cho sinh viên Anh.

Vào tháng 3, Đại học Vương quốc Anh cho biết việc mất quyền tiếp cận chương trình Erasmus sẽ gây thiệt hại kinh tế mỗi năm khoảng 243 triệu bảng Anh (269 triệu euro) cho Vương quốc Anh trong tương lai.

Theo một nghiên cứu của quốc hội Anh, sinh viên châu Âu ở Vương quốc Anh – đã lên đến con số 143.000 trong năm 2018-2019 - có thể chứng kiến mức học phí tăng mạnh.

Trình độ chuyên môn

Nếu không có thỏa thuận về các mối quan hệ trong tương lai, sẽ nguy cơ EU và Anh có thể không công nhận trình độ chuyên môn của nhau.

Hướng dẫn của EU nêu rõ rằng trình độ của công dân Anh tại EU sẽ được quyết định bởi từng quốc gia thành viên, bất kể bằng cấp của họ được cấp ở đâu.

Chính phủ Anh cho biết công dân EU có thể phải yêu cầu một cơ quan phù hợp của Vương quốc Anh công nhận bằng cấp cho họ. Nhưng chính phủ Anh cũng nói rằng những người có tiêu chuẩn tương đương với bằng cấp trong nước sẽ được chấp nhận.

Tranh chấp pháp lý

Nếu không có thỏa thuận, Vương quốc Anh sẽ nằm ngoài nhiều thỏa thuận hợp tác tư pháp của EU từ tháng Giêng, làm phức tạp thêm các tranh chấp xuyên biên giới.

Vương quốc Anh muốn tham gia Công ước Lugano, trong đó có các quy tắc tương tự như của EU và đảm bảo thực thi xuyên biên giới trong các tranh chấp dân sự và thương mại.

Cho đến nay EU vẫn chưa đồng ý cho Vương quốc Anh trở thành thành viên của công ước này. Vương quốc Anh có thể dựa vào Công ước La Hay - nhưng điều này chỉ áp dụng cho các hợp đồng chỉ định lựa chọn quyền tài phán.

Người tị nạn

Các quy định Dublin của EU cho phép các quốc gia EU trả những người xin tị nạn về lại một quốc gia EU mà họ đã đi qua, trong một số trường hợp nhất định.

Chính phủ Anh muốn có một thỏa thuận mới về vấn đề này để Vương quốc Anh có thể gửi những người xin tị nạn trở lại các quốc gia khác sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, nhưng có thể thỏa thuận mới sẽ không được áp dụng trên toàn châu Âu.

Vương quốc Anh có khả năng dựa vào các hiệp ước song phương mà họ đã có với các quốc gia khác, chẳng hạn như Pháp - mặc dù các hiệp định này không bao gồm những người đến Vương quốc Anh và xin tị nạn.

Nguồn: Euro News

Từ khóa: hậu Brexit, Vương Quốc Anh, quy tắc, EU

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404533
Go to top