Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThỏa thuận thương mại Anh-Nhật cho thấy Anh vẫn cần đạt được thỏa thuận với EU

Thỏa thuận thương mại Anh-Nhật cho thấy Anh vẫn cần đạt được thỏa thuận với EU

24.09-14

Thủ tướng Anh - Boris Johnson là một người thường đem lại nhiều bất ngờ. Sau khi vừa tuyên bố Anh có khả năng sẽ không đạt được thỏa thuận với EU, thì chính quyền Anh lại thông báo về thỏa thuận thương mại quan trọng đầu tiên hậu Brexit với Nhật Bản. Thoả thuận thương mại song phương với quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á mang đến cho Vương quốc Anh những cơ hội tiềm năng bên ngoài EU, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Rủi ro cũng xảy ra nếu ông Johnson tiếp tục theo đuổi chính sách chống đối, không tuân thủ cam kết trong hiệp ước rút lui với EU.

Các nhà đàm phán của Vương quốc Anh xứng đáng nhận được lời khen ngợi vì trong vòng vài tháng đã đạt được một thoả thuận thương mại với Nhật Bản, tương đương với thỏa thuận thương mại hiện có giữa Nhật Bản và EU, và thậm chí còn vượt xa hơn trong một số lĩnh vực. Điều này mang đến niềm tin cho chính quyền của ông Johnson là có thể đạt được kết quả tương tự với các đối tác thương mại khác, mặc dù nền kinh tế của Anh nhỏ hơn nhiều so với 27 quốc gia thành viên trong khối liên minh EU.

Những điểm mới của thỏa thuận Anh-Nhật Bản so với thỏa thuận EU-Nhật Bản là trong các lĩnh vực mà cả Anh và Nhật Bản mong muốn đạt được các cam kết cao hơn. Các công ty công nghệ lớn của Nhật Bản như Sony muốn đưa vào Hiệp ước các quy tắc về kỹ thuật số chẳng hạn như cấm nội địa hóa dữ liệu, nhưng những quy định này đồng thời cũng cho phép các công ty phần mềm và dịch vụ tài chính của Vương quốc Anh hoạt động tại Nhật Bản với các máy chủ đặt tại nước ngoài.

Về lĩnh vực nông nghiệp – điều mà Vương quốc Anh đã ưu tiên hàng đầu với hy vọng nâng cao doanh số xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng như pho mát – thì đạt được ít kết quả hơn so với đề xuất của London. Anh đã thất bại trong việc đảm bảo các hạn ngạch thuế quan mới cho riêng mình. Thay vào đó, Vương quốc Anh chỉ có thể sử dụng hạn ngạch mà EU chưa sử dụng hết đối với 10 trong số 25 sản phẩm thuộc Hiệp định thương mại EU - Nhật Bản. Mặc dù giới chức Anh tin rằng sẽ có những khoảng trống trong hạn ngạch để Vương quốc Anh tận dụng. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã ưu tiên EU hơn la Anh về vấn đề xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản - ngay cả khi Nhật Bản không phải là thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Anh, xét về kim ngạch.

Nhìn chung, các quan chức Anh cho biết thỏa thuận này sẽ làm tăng 15 tỷ bảng Anh giá trị thương mại giữa Anh và Nhật Bản. Nhưng dự kiến trong ngắn hạn sẽ chỉ làm tăng 0,07% trong tổng sản phẩm quốc nội của Vương quốc Anh - mặc dù các chuyên gia kinh tế của chính phủ đã dự báo Anh sẽ mất khoảng 5% GDP do rời khỏi “liên minh thuế quan” và “thị trường đơn nhất” của Liên minh EU.

Ý nghĩa thực sự của thỏa thuận đối với cả hai bên là cầu nối để Vương quốc Anh tham gia Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mặc dù đây sẽ là một nhiệm vụ phức tạp, kéo dài nhiều năm do liên quan đến các cuộc đàm phán riêng biệt với tất cả 11 thành viên hiện tại, nhưng thực tế TPP bao gồm các thị trường lớn như Canada, Australia và việc kết nối lại đàm phán với Canada là một thành tựu có ý nghĩa đối với chính phủ Anh.

Chính quyền của ông Johnson sẵn sàng để trở thành thành viên TPP, mong muốn Vương quốc Anh tham gia “vào trung tâm của các hiệp định thương mại tự do hiện đại, tiến bộ với những người bạn và đồng minh cùng chí hướng”. Nhật Bản luôn mong muốn chào đón Vương quốc Anh gia nhập vào TPP để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều trở ngại. TPP bao gồm các điều khoản về trợ cấp nhà nước, vấn đề cạnh tranh, và cho phép nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện chính phủ – đây đều là điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền mà Vương quốc Anh đang giải quyết trong các cuộc đàm phán với Brussels. Trong khi đó, dù các thành viên TPP có thể chấp nhận rằng hành xử của Anh đối với EU (một phần do lo ngại về Bắc Ireland) không liên quan trực tiếp đến thỏa thuận thương mại với họ, tuy nhiên Tokyo sẽ không hài lòng nếu London không tuân thủ các cam kết trong hiệp ước với châu Âu. Kiên trì tuân thủ luật pháp quốc tế là một trong những công cụ chính của Nhật Bản để kiềm chế Trung Quốc. Chính quyền của ông Johnson đã cho thấy họ có thể đạt được một hiệp định thương mại với một đối tác lớn khác. Nhưng nước Anh vẫn cần một thỏa thuận với EU.

Nguồn: Financial Times

Từ khóa: thỏa thuận thương mại, Anh-Nhật, Anh, thỏa thuận, EU

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401055
Go to top