Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnMột FTA “xương sống” hậu Brexit với EU có chính xác là điều Anh muốn?

Một FTA “xương sống” hậu Brexit với EU có chính xác là điều Anh muốn?

06.08-03

Thông điệp của EU nói rõ rằng, chỉ có thể có một thỏa thuận “xương sống” vào cuối năm 2020. Các chuyên gia cho rằng điều đó được xem là phương án tốt và nên được Anh xem xét. Lợi ích từ việc theo đuổi một thỏa thuận thương mại sâu sắc và toàn diện, trái ngược với một thỏa thuận đơn giản là rất nhỏ.

Vậy một thỏa thuận thương mại Anh - EU trong tương lai sẽ như thế nào? Gần đây, phía EU đã có nỗ lực để đối chiếu một hiệp định thương mại tự do “xương sống” với một điều gì đó sâu sắc và toàn diện hơn. Nếu Anh muốn có một thỏa thuận “nhanh chóng” thì EU lập luận đó sẽ phải thuộc loại “xương sống”, tức là một thỏa thuận đơn giản không thuế quan và không hạn ngạch. Một thỏa thuận sâu sắc và toàn diện hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn, và đòi hỏi nhiều thỏa hiệp có thể không thoải mái về phía Anh. Vì vậy, EU lập luận rằng Vương quốc Anh phải sẵn sàng kéo dài thời gian chuyển đổi, có lẽ trong nhiều năm, nếu họ muốn những lợi ích được cho là lớn hơn của một FTA sâu rộng và toàn diện.

Ý định của EU ở đây cũng giống như từ khi bắt đầu quá trình Brexit - cố gắng đưa Vương quốc Anh vào tình trạng kinh tế phụ thuộc và như một thị trường ràng buộc đối với hàng hóa EU. Những lợi ích bổ sung thêm của một thỏa thuận thương mại sâu sắc và toàn diện so với một thỏa thuận cơ bản hơn là khá hạn chế và trong mọi trường hợp, EU không có ý định thực sự đàm phán một thỏa thuận như vậy - ít nhất là được hiểu từ phía Anh. Nếu nhìn vào động cơ của EU, dường như có ý nghĩa rằng mối quan hệ trong tương lai giữa EU và Anh bảo lưu tự do thương mại cũng phù hợp với các quy định pháp lý riêng biệt và các chính sách thương mại và pháp lý độc lập. Nhưng từ quan điểm của EU, đó không phải là những gì các đàm phán về mối quan hệ trong tương lai nói tới. Như EU đã nói với các nhà đàm phán của Anh rằng mối quan hệ trong tương lai là "không liên quan gì đến tính hợp lý kinh tế. Thay vào đó, các mục tiêu chính của EU như sau:

(i) Trích xuất càng nhiều nguồn tài chính từ Vương quốc Anh càng tốt. Thông qua việc làm cho Vương quốc Anh tiếp tục đóng góp ngân sách như là một phần của thỏa thuận thương mại hoặc kéo dài thời gian chuyển đổi càng lâu càng tốt. Hoặc lý tưởng hơn cả là cả hai điều này.

(ii) Gắn kết Vương quốc Anh với sự liên kết pháp lý năng động và lâu dài với EU. Nhìn vào các cuộc đàm phán của EU về mối quan hệ trong tương lai, thực tế là các chính phủ EU dường như lo sợ rằng một nước Anh tự do đặt ra các quy định của riêng mình sẽ cạnh tranh với EU, kể cả việc làm và đầu tư. Việc níu kéo Anh vào hệ thống quản lý của EU cũng cho phép EU sử dụng các thay đổi về quy định để lật ngược tình thế và làm suy yếu các doanh nghiệp Anh.

(iii) Duy trì Anh như một thị trường ràng buộc đối với hàng hóa EU. Hiện tại, EU đang thặng dư thương mại lớn với Anh (94 tỷ bảng giá trị thương mại hàng hóa năm 2018). Kết quả này là do Anh là thành viên của liên minh hải quan và thị trường chung EU, nơi cấp cho các nhà sản xuất EU ưu đãi thương mại lớn hơn các nhà cung cấp khác vào thị trường Anh - đặc biệt là trong các lĩnh vực như nông nghiệp. Một nước Anh với chính sách thương mại thực sự độc lập sẽ có khả năng ký các thỏa thuận làm xói mòn đáng kể các ưu đãi này, dẫn đến các nhà cung cấp EU mất thị phần ở Anh cho các nhà cung cấp từ phần còn lại của thế giới.

(iv) Duy trì quyền tiếp cận thị trường miễn thuế của EU đối với thủy sản của Anh. EU hưởng lợi từ sự phân phối tài nguyên đánh bắt thủy sản không đồng đều theo Chính sách Thủy sản chung của EU hiện nay: Sản lượng khai thác của EU ở vùng biển Anh ồ ạt hơn sản lượng đánh bắt của Anh trong vùng biển EU. Mặc dù đánh bắt thủy sản không có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, nhưng đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với một số quốc gia thành viên EU.

(v) Nhìn rộng ra, việc để Anh như một quốc gia khách hàng EU, cùng với việc cố gắng làm cho Vương quốc Anh trở nên phụ thuộc về các điều khoản kinh tế, EU cũng tìm cách ràng buộc Anh về chính trị, ví dụ bằng cách buộc nước này vào EU để phát triển nhanh chóng các cấu trúc quốc phòng và an ninh chung và duy trì sự kiểm soát của Tòa án Tư pháp châu Âu (ECJ).

EU đã cố gắng liên kết một thỏa thuận thương mại trong tương lai với Vương quốc Anh với một số mục tiêu như đánh bắt thủy sản và an ninh và đã nhiều lần yêu cầu liên kết pháp lý cũng là một phần của thỏa thuận. EU cũng nhấn mạnh việc bảo tồn các yếu tố bảo hộ như hệ thống chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản và gần đây nhất đã liên kết một thỏa thuận thương mại để tiếp tục tự do di chuyển của người dân. Điểm cuối lý tưởng cho EU sẽ là Vương quốc Anh mắc kẹt trong liên minh hải quan và hệ thống quản lý hải quan của EU, không có tiếng nói nào cả.

Nhưng nếu điều này không thể đạt được, điều tốt nhất tiếp theo là có một mối quan hệ tương lai duy trì càng nhiều sự kiểm soát của EU đối với nền kinh tế Anh càng tốt và bằng cách đó khiến Anh rất khó có chính sách thương mại độc lập thực sự. Các yếu tố như giữ cho Vương quốc Anh phù hợp với các quy tắc nông nghiệp của EU (SPS) và các quy định hạn chế khác sẽ đi một chặng đường dài để làm nản dần khả năng của Vương quốc Anh trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại có ý nghĩa với các nước thứ ba cũng như làm giảm bớt nỗ lực của Anh để làm cho nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn.

EU cũng sẽ tìm cách làm cho mối quan hệ thương mại phụ thuộc lẫn nhau với các mối quan hệ song phương khác, do đó, nếu không có cơ hội hợp tác thương mại trong các lĩnh vực khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ được hình dung là khuôn khổ bao trùm cho sự hợp tác, nhưng thực tế, đây sẽ là một cách cố gắng buộc Anh chấp nhận mối quan hệ kinh tế phụ thuộc. Ngoài ra, nếu EU coi đó là một thỏa thuận “hỗn hợp”, EU sẽ cần sự phê chuẩn nhất trí của các quốc gia thành viên, có khả năng kéo tiến trình ra xa hơn với các nỗ lực của các nước và khu vực.

Ngược lại, một thỏa thuận thương mại thuần túy có thể được phê chuẩn bằng cách bỏ phiếu đa số đủ điều kiện. Do đó, các nhà đàm phán của Anh sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào của EU (và lợi ích kinh doanh của Anh) trong việc “cám dỗ” họ tham gia một cuộc đàm phán kéo dài cho một thỏa thuận thương mại toàn diện và sâu sắc. EU sẽ xâu chuỗi các cuộc đàm phán như vậy liên tục, đòi hỏi một loạt các nhượng bộ không phù hợp với các mục tiêu trên và liên kết với các nhượng bộ về một loạt các vấn đề phi kinh tế.

Những lợi ích kinh tế bổ sung cho Anh từ một thỏa thuận sâu sắc và toàn diện là không lớn. Cả các thỏa thuận thương mại cơ bản và sâu sắc đều sẽ loại bỏ thuế quan khỏi thương mại song phương, nhưng được cho là một thỏa thuận sâu sắc hơn sẽ có thêm lợi ích như giảm các hàng rào phi thuế quan và mở rộng tự do hóa thương mại đối với các dịch vụ.

Nhìn chung, lợi ích cận biên từ việc theo đuổi một FTA sâu sắc và toàn diện, trái ngược với một thỏa thuận rất đơn giản chỉ là loại bỏ thuế quan và hạn ngạch đối với thương mại hàng hóa, là rất nhỏ. Và làm như vậy sẽ có nguy cơ khiến Anh bị ràng buộc vào một quá trình đàm phán rất dài, nơi những lợi ích kinh tế nhỏ bé sẽ bị hạn chế vì những hạn chế nghiêm trọng đối với quyền tự do hành động của Anh, điều này sẽ phủ nhận nhiều biến động kinh tế tiềm tàng của Brexit. EU có quyền lo ngại về phạm vi mà Anh phải tăng cường hiệu quả kinh tế thông qua quy định thông minh hơn, giải phóng khỏi những hạn chế nặng nề của EU và định hướng lại thương mại của mình đối với các khu vực đang phát triển nhanh hơn trên thế giới. Thỏa thuận thương mại mà Anh theo đuổi với EU cần phải duy trì lượng tự do tối đa trong các lĩnh vực này và như vậy càng cơ bản càng tốt. Nếu cần, bất kỳ thỏa thuận thương mại nào của EU luôn có thể được nâng cấp sau đó.

Gần đây đã có một số tin tốt với việc chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson xác nhận rằng các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit sẽ được tiến hành song song với tất cả các đối tác thương mại chính. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho EU khi không giải quyết mọi vấn đề vì làm như vậy có nguy cơ mất ưu đãi thương mại sớm hơn và lớn hơn tại thị trường Anh.

Nguồn: Công Thương

Từ khóa: FTA, xương sống, hậu Brexit, EU, chính xác, Anh, muốn

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405499
Go to top