Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếXu hướng sản xuất và toàn cầu hóa sau đại dịch: Sự trở lại của hàng hóa sản xuất trong nước?

Xu hướng sản xuất và toàn cầu hóa sau đại dịch: Sự trở lại của hàng hóa sản xuất trong nước?

C1

Các công xưởng mini đang trở nên thu hút đối với những doanh nghiệp muốn rút khỏi mô hình toàn cầu hóa tập trung vào chi phí. Hình thức này đã có từ thập niên 1980s, tuy nhiên, không mấy phổ biến.

Dịch bệnh tồi tệ nhất trong 100 năm qua tác động đến trật tự thế giới mạnh mẽ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2008. Với việc nhiều quốc gia vẫn trong tình trạng đóng cửa hoặc áp dụng hàng loạt hạn chế, hàng loạt chuyên gia dự đoán chắc chắn rằng cách thức vận hành của các chuỗi cung cung ứng đang và sẽ thay đổi.

Lý do là bởi không giống những khủng hoảng khác trong lịch sử hiện đại, dịch COVID-19 tác động đến mọi thành tố của chuỗi cung ứng ở mức độ chưa từng thấy. Các ngành công nghiệp vẫn đang ngắc ngoải trước tác động của vi-rút corona và mờ mịt về tương lai phát triển.

Đánh giá lại chuỗi giá trị

Bởi vì cuộc khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ sự mong manh của những chuỗi cung ứng toàn cầu, dễ hiểu khi phần lớn các nhà quản lý chuỗi cung ứng và logistics đang hướng sự chú ý vào cải thiện tính linh hoạt và bền vững. Họ lo sợ rằng, khi một vài cấu phần trong chuỗi bị đổ vỡ, cả chuỗi sẽ không thể hoạt động.

Điều khá chắc là, các chuỗi cung ứng trong trạng thái “Bình thường mới” sẽ khác xa với những gì chúng ta quen thuộc bấy lâu nay. Mô hình này sẽ tập trung vào đa dạng hóa, và nội địa hóa (reshoring) chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, viễn cảnh này chỉ có thể thành hiện thực nếu nguồn đầu tư được đổ vào đúng loại công nghệ qua đó cải thiện năng suất.

Các nhà sản xuất hiện tại hiểu hơn hết về sự rủi ro khi chỉ dựa vào một vài nhà cung ứng thay vì tìm cách sử dụng những thiết bị có thể tìm thấy ở nhiều nơi khác. Nếu điều đó xảy ra, sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất sẽ chấm dứt.

Nội địa hóa, tự động hóa và “công xưởng mini”

Có thể nói, yếu tố có thể giúp giảm cú sốc từ dại dịch COVID-19 chính là tự động hóa. Ví dụ, chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp chất bán dẫn đã không bị ảnh hưởng nhiều như trong những ngành công nghiệp khác. Điều này khuấy động cuộc thảo luận về hoạt động đầu tư vào những ngành công nghệ mới – tiêu biểu như mô hình công xưởng mini.

Công xưởng mini không phải là một nhà máy với quy mô nhỏ, mà là sự đổi mới tư duy trong hoạt động sản xuất. Tóm lại, đây là một mô thức sản xuất được cấu thành từ nhiều cấu phần công xưởng mini “tế bào” có thể kết nối với nhau qua nhiều hình thức trong những lĩnh vực mà các xưởng này vận hành.

Các công xưởng mini đang trở nên thu hút đối với những doanh nghiệp muốn rút khỏi mô hình toàn cầu hóa tập trung vào chi phí. Hình thức này đã có từ thập niên 1980s, tuy nhiên, không mấy phổ biến. Tự động hóa cấp độ cao tại những công xưởng đã nêu có thể là nhân tố trọng tâm trong việc giảm tập trung hóa sản xuất. Một lợi thế khác của công xưởng mini chính là mô hình đã nêu giúp hầu hết các quốc gia Phương Tây tránh phải đối mặt với viễn cảnh cấu trúc xã hội – nền tảng cho lĩnh vực chế tạo tại những quốc gia này sụp đổ.

Còn quá sớm để nhận định, những công xưởng mini đa chức năng như đã nêu sẽ được thiết kế để phù hợp với các lô hàng nhỏ, qua đó hỗ trợ các nhà chế tạo tiết kiệm chi phí và công sức nhằm thiết lập dây chuyền riêng. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ sở sản xuất nội địa – những đơn vị có thể chế tạo phần mềm giúp tái điều chỉnh hoạt động sản xuất, qua đó, các công ty nêu trên có thể thuận lợi khởi động chế tạo hàng loạt sản phẩm đặc thù.

Thúc đẩy xu hướng đương nhiên?

Ngay cả khi trước khi dịch COVID-19 bùng phát, ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng công xưởng thông minh. Mô hình nêu trên là thành quả của quá trình diễn tiến chậm chạp mang tên Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên xu hướng đem hoạt động sản xuất về lại trong nước được thúc đẩy trong thời gian gần đây đã khuyến khích sự phát triển nhanh chóng của công xưởng công minh do hàng loạt công ty nội địa muốn cắt giảm tối đa thời gian giao nhận hàng hóa.

Công xưởng mini có thể là nguồn bổ sung cho các cơ sở quy mô lớn thay vì là hình thức thay thế hoàn hảo cho những nhà máy truyền thống (Đồng thời, nhiều công xưởng lớn hiện tại cũng đang áp dụng những thành tựu công nghệ do Công nghiệp 4.0 mang lại). Nhiều quan điểm cho rằng mô hình nêu trên có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận những nhà cung cấp nước ngoài phù hợp khác thay vì chỉ tập trung khai thác hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Những công ty lớn cũng nhìn nhận công xưởng mini là phương án thay thế thích hợp trong hoàn cảnh các nhà cung cấp không thể giữ đúng cam kết liên quan đến thời hạn giao hàng.

Đối trọng với xu thế phản đối toàn cầu hóa

Đương nhiên, những gì vừa nêu không có nghĩa là mọi doanh nghiệp sẽ quay về chính quốc để thực hiện hoạt động sản xuất, chế tạo. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn dựa vào những nhà máy riêng biệt để sản xuất những sản phẩm đặc thù, riêng biệt của họ. Những chỉ dấu này cho thấy các doanh nghiệp vừa nêu có ít cơ hội để thiết lập một hệ thống cung ứng linh hoạt. Chỉ những công ty lớn là đủ khả năng để tiếp cận nguồn cung đa dạng.

Yếu tố khác giúp xu thế toàn cầu tiếp tục tồn tại chính là sự phát triển về công nghệ đang hỗ trợ các nhà cung cấp trở nên linh hoạt hơn, qua đó giảm nguy cơ viễn cảnh nội địa hóa quy mô lớn. Công nghệ bản sao kỹ thuật số đã phát triển tinh vi đến mức giúp doanh nghiệp có hình dung rõ nét về nguyên liệu, sản phẩm họ có thể nhận được từ những nhà cung ứng nước ngoài. Trong môi trường bản sao kỹ thuật số, các công ty có thể tận dụng các mô hình số để lựa chọn những nhà thầu phụ và nhà cung cấp qua internet trong thời gian phù hợp. Do vậy, nhu cầu về các công xưởng mini có thể không quá cao.

Tóm lại, có thể nói rằng chúng ta có định hướng về cách thức mà các chuỗi cung cấp thay đổi trong tương lai. Có thể thế giới sẽ không biết những đổi thay sẽ diễn tiến thế nào nhưng đây là vấn đề có thể dự báo. Vi rút corona đã thúc đẩy những thay đổi nêu trên. Liệu đây có phải là sự kết thúc cho giai đoạn 40 năm toàn cầu hóa hay chỉ là thời điểm bắt đầu của một hình thức mới của toàn cầu hóa, thời gian sẽ trả lời.

Nguồn: SDC Executive

Từ khóa: COVID-19, toàn cầu hóa, nôi địa hóa, nhà cung ứng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404958
Go to top