Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếDoanh nghiệp bán lẻ nội trong cuộc đua giữ thị phần

Doanh nghiệp bán lẻ nội trong cuộc đua giữ thị phần

20.07-03

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang là “thỏi nam châm” hấp dẫn nhà đầu tư ngoại. Theo bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực bán lẻ sẽ ngày càng gay gắt hơn khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực.

Doanh nghiệp (DN) bán lẻ của Việt Nam nếu không kịp thay đổi để thích ứng sẽ dễ bị các DN nước ngoài thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần, như vậy hàng nội sẽ bị mất lợi thế ngay tại "sân nhà".

Sẽ không còn khái niệm “sân nhà”

Phóng viên (PV): Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về bức tranh thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện nay?

Bà Lê Việt Nga: Thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (hơn 96 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm; trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philippines là 33%, Thái Lan: 34%, Malaysia: 60%, Singapore: 90%...).

Cùng với các yếu tố thuận lợi khác, thời gian qua, làn sóng vốn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục "đổ" vào ngành bán lẻ Việt Nam. Có thể nhận thấy, các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như: Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart... đã liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này cho thấy cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt, khốc liệt.

PV: EVFTA có hiệu lực sẽ tác động như thế nào đối với thị trường bán lẻ trong nước, thưa bà?

Bà Lê Việt Nga: Đối với lĩnh vực phân phối, bán lẻ, khi EVFTA có hiệu lực, thị trường trong nước có cơ hội tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại trong hoạt động thương mại từ các nước EU. Đặc biệt, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ sẽ được hiện đại hóa, giúp các DN, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực.

Tuy nhiên, việc thực thi các cam kết EVFTA cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác thuộc EVFTA, lúc đó sẽ không còn khái niệm “sân nhà”. Điều này cho thấy thách thức đối với DN Việt Nam, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa chính là áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước đối tác trên chính thị trường nội địa. Do đó, có thể dẫn đến khả năng các DN phân phối, sản xuất trong nước dễ bị thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần bởi các DN nước ngoài. Đặc biệt, đối với những nhóm ngành hàng mà Việt Nam có sức cạnh tranh yếu như: Chăn nuôi, thủy sản và một số ngành dịch vụ sẽ gặp không ít thách thức. Cùng với đó, thách thức tới từ việc hệ thống chính sách, pháp luật quản lý đối với thương mại điện tử có sự chênh lệch với các nước; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong lưu thông hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa...

Ứng dụng công nghệ bán lẻ hiện đại

PV: Thưa bà, trước những áp lực cạnh tranh rất lớn, cơ quan quản lý, cộng đồng DN Việt Nam sẽ phải làm gì để giữ vững và phát triển thị trường?

Bà Lê Việt Nga: Đối với cả Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA, Bộ Công Thương đều xây dựng Kế hoạch hành động để phục vụ cho việc thực thi các hiệp định này, trong đó nội dung liên quan đến thị trường trong nước đều được quan tâm và chú trọng.

Về phía DN, để hạn chế những tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội mới do EVFTA mang lại, các DN nhỏ và vừa trong nước cần tập trung, nghiên cứu kỹ những nội dung, các quy tắc nội khối để có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc tận dụng những cơ hội có được từ EVFTA; chuẩn bị và nâng cao khả năng xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường... nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ bán lẻ hiện đại, phương thức quản trị kinh doanh tiên tiến. Đặc biệt, thực hiện đa dạng hóa và phát triển bán lẻ đa kênh nhằm tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

PV: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ có những thay đổi gì về nội dung và hình thức khi EVFTA thực thi?

Bà Lê Việt Nga: Kể từ khi được Bộ Chính trị phát động thực hiện vào năm 2009, đến nay, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (cuộc vận động) đã đạt được những kết quả nhất định, tâm lý mua sắm, tiêu dùng hàng Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực. Hàng Việt Nam tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt ở tỷ lệ hơn 90%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt Nam tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Nền kinh tế chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu...

Trong tình hình mới, hàng hóa Việt Nam sẽ chuẩn bị bước vào một giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với nhu cầu cấp thiết cải tiến về chất lượng, mẫu mã để người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam. Để tiếp tục triển khai cuộc vận động trong giai đoạn tiếp theo, dự thảo Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện cuộc vận động trong tình hình mới đang được xây dựng để trình Ban Bí thư.

Bộ Công Thương cũng đã có đề xuất về các nội dung chính trong chỉ thị. Đồng thời, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động năm 2020 cũng đã được ban hành. Bên cạnh các nhóm giải pháp chính như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc vận động; rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền, kết nối tiêu thụ hàng Việt Nam tại thị trường trong nước.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Nguồn: Quân Đội Nhân Dân

Từ khóa: doanh nghiệp bán lẻ, nội, cuộc đua, giữ, thị phần

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408563
Go to top