Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnSự lên ngôi của chủ nghĩa dân túy không còn là điều bất ngờ

Sự lên ngôi của chủ nghĩa dân túy không còn là điều bất ngờ

Dani Rodrik

Trong nhiều thập kỷ, sự kết nối ngày càng chặt chẽ hơn giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu là xu hướng không thể ngăn chặn. Nhờ vào các yếu tố, bao gồm: sự phát triển của các công ty đa quốc gia, hoạt động di cư quốc tế và việc ra đời của công nghệ mới như internet, thế giới đang trở nên “phẳng” hơn; những điều vừa nêu đang giúp nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cách xa về mặt địa lý xích lại gần nhau.

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, toàn cầu hóa không còn là tương lai chắc chắn đối với các quốc gia. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đang chứng kiến sự trỗi dậy của xu hướng dân túy - những người có thái độ tiêu cực với thương mại tự do và liên kết quốc tế - điều này có thể dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa bị đảo chiều, tạo ra sự phân tách trong kết nối kinh tế giữa các nước. Không cần nhìn đâu xa, bộ ba gồm Tổng thống Trump, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Brexit là những minh chứng rõ nhất cho nhận định rằng, chủ nghĩa dân túy là một thế lực hùng mạnh và rộng khắp.

Theo ông Dani Rodrik, chuyên gia kinh tế tại Đại học Havard, thái độ tiêu cực nêu trên chứng tỏ, thế giới đang rất cần đánh giá lại cấu trúc của toàn cầu hóa và thương mại liên quốc gia nhằm đem lợi ích từ những xu hướng này phủ rộng hơn đến nhiều đối tượng. Trong bài viết gần đây cũng như trong cuốn sách sắp xuất bản, ông Rodrik nhận định, bảo vệ quy tắc tự do toàn cầu cần dựa trên nền tảng mở rộng đối tượng thụ hưởng. Tại thời điểm hiện nay, ông cho biết, tương lai của toàn cầu đang thật sự bấp bênh.

Trong nhiều thập kỷ, nhiều ý kiến cho rằng toàn cầu hóa là tiến trình tất yếu và không thể đảo ngược. Ông có nghĩ rằng liên kết kinh tế là xu hướng lâu dài trong tiến trình lịch sử không? Xu hướng chống toàn cầu hóa và sự thoái trào trong liên kết giữa các quốc gia sau cuộc khủng hoảng tài chính, theo ông, có là điều ngoại lệ đối với tiến trình này không?

Một trong những sai lầm lớn nhất trong các cuộc thảo luận về toàn cầu chính là quan điểm cho rằng toàn cầu hóa là không thể tránh được và mong muốn can thiệp vào tiến trình này. Sự thật thì toàn cầu hóa và các dạng thức nó đang vận hành chính là sản phẩm từ sự lựa chọn của chính chúng ta. Các thỏa thuận thương mại đều cần phải được các bên tham gia đàm phán; sự phối hợp nhằm kết nối các tổ chức quốc tế nhằm áp dụng một cách thống nhất và rộng khắp các quy tắc về tự do luân chuyển vốn đầu tư dẫn tới việc toàn cầu hóa hoạt động tài chính – đây là việc bắt buộc chúng ta phải làm.

Do đó, tôi nghĩ thật là khờ khạo khi cho rằng toàn cầu hóa không thể đảo ngược ngay cả khi chúng ta vận hành nó không tốt. Tôi không nhìn nhận vấn đề này theo cách cường điệu nhưng tôi nghĩ chúng ta không nên coi nhẹ tác động do chính chúng ta gây ra đến các dạng thức vận hành của toàn cầu hóa.

Quan điểm của ông về thương mại trong thời điểm hiện nay thế nào? Ông cho rằng “thương mại thường sẽ tạo ra những kẻ thua cuộc”, cũng như ông đã dẫn ra các nghiên cứu để minh chứng rằng Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới dẫn đến tình trạng mất việc làm. Tuy nhiên, phát triển thương mại tự do lại tạo ra những lợi ích kinh tế rất rõ ràng.

Theo tôi thì chương trình nghị sự về toàn cầu hóa thường không cân bằng; thường thì chỉ có 2 nhóm tham gia vào các chương trình này, gồm các nhóm được hưởng lợi ích rất lớn từ toàn cầu hóa và nhóm hoàn toàn bị đẩy ra bên lề của xu hướng. Những thách thức như trên không nhằm đảo chiều hoặc chống toàn cầu hóa. Tôi nghĩ rằng các vấn đề chúng ta đang đối mặt đang giúp cân bằng và mang lại lợi ích lớn hơn cho các nhóm thành phần trong xã hội, nhất là những đối tượng thường cảm thấy họ không được hưởng gì từ tiến trình toàn cầu hóa.

Tôi nghĩ chúng ta đang điều phối quá trình toàn cầu hóa rất tệ. Những lực lượng cánh hữu dân túy - chủ thể hưởng lợi từ tâm lý bài toàn cầu hóa - không đóng vai trò gì trong cấu trúc dân chủ tự do hoặc hệ thống kinh tế toàn cầu tự do;. Tuy nhiên, tôi nhận thấy sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy cũng chỉ ra cho chúng ta con đường để tái cân bằng lại quá trình toàn cầu hóa. Để thực hiện được điều này cần tạo lập những luận điểm phản bác lại quan điểm của các chính trị gia cánh hữu.

Sự khác nhau nào giữa chủ nghĩa dân túy cánh tả, những người thường chỉ tập trung vào sự bất bình đẳng kinh tế, và chủ nghĩa dân túy cánh hữu - những cá nhân chủ yếu quan tâm đến những khác biệt về chủng tộc và quốc tịch?

Họ khác nhau ở hai điểm quan trọng, đó cũng là các yếu tố khiến tôi có sự đồng cảm hơn đối với những người dân túy cánh tả.

Điểm khác biệt đầu tiên chính là: những người dân túy cánh tả đã có sẵn phương cách giải quyết mặt trái của toàn cầu hóa - yếu tố tạo nên sự bất công. Họ nói về những rạn nứt liên quan đến hiện tượng bất bình đẳng về thu nhập, cơ hội và tài sản; tuy nhiên, nếu giải quyết được những vấn đề nêu ra thì sẽ loại bỏ được sự chia rẽ gây nên bởi toàn cầu hóa. Ngược lại, những người dân túy cánh hữu thường tận dụng mối rạn nứt về văn hóa, chủng tộc, dân tộc và tôn giáo; những chia rẽ này càng lớn thì càng có ích cho sự tồn tại và phát triển của họ. Nói cách khác, những người dân túy cánh hữu tích cực tạo dựng nên một kẻ thù nhằm lôi kéo sự ủng hộ của người dân. Chính vấn đề tôi vừa nêu khiến tôi nghĩ rằng các nhân vật dân túy cánh hữu nguy hiểm, bởi vì phương pháp giải quyết mặt trái toàn cầu hóa của họ chỉ càng làm sâu và rộng thêm những chia rẽ vốn đang tồn tại.

Điểm khác biệt thứ hai, mặc dù không là yếu tố thường thấy nhưng là nhân tố đặc trưng của những nhà dân túy cánh hữu, đó là những người này thường có thái độ không ủng hộ đối với các quy tắc của nền dân chủ tự do, bởi vì họ tin rằng chỉ có một ý chí quốc gia duy nhất. Họ thường khinh bỉ các quan điểm, kiểu như, những ý tưởng khác biệt đối với cùng một vấn đề đều được đánh giá và lắng nghe hoặc quan điểm về tư pháp độc lập và tự do. Cũng chính vì những yếu tố tôi vừa nêu, chủ nghĩa dân túy cánh hữu nguy hiểm hơn chủ nghĩa dân túy cánh tả.

Ông cho rằng sự khác biệt giữa chủ nghĩa dân túy cánh tả và chủ nghĩa dân túy cánh hữu xuất phát từ sự khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội. Trong xã hội Mỹ ngày nay, theo ông, luồng quan điểm nào đang thắng thế?

Tôi có sự phân biệt rõ ràng về nguyên nhân sâu xa của chủ nghĩa dân túy cũng như vỏ bọc mà các vấn đề chính trị đang khoác lên mình thứ chủ nghĩa này. Nguyên nhân sâu xa của chủ nghĩa dân túy chính là các vấn đề về cấu trúc cũng như kinh tế. Tàn dư của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và dân tộc cực đoan tại Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu cũng có thể là yếu tố tạo nên chủ nghĩa dân túy, nhưng tôi không nghĩ đây là cội nguồn thực sự của vấn đề chúng ta đang nói đến. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa dân túy chính là sự mất ổn định về kinh tế, bất công tăng cao và sự chia rẽ về kinh tế và xã hội; như vậy, không phải toàn cầu hóa mà chính là các chính sách chúng ta đang theo đuổi suốt nhiều thập kỷ qua nhằm điều chỉnh xu hướng toàn cầu hóa mới thật sự là yếu tố làm nảy sinh chủ nghĩa dân túy.

Tuy vậy, cách thức mà chủ nghĩa dân túy được tạo lập và biểu hiện rất khác nhau. Bạn có thể thấy chủ nghĩa này ở những người cánh hữu đặc trưng bởi thái độ phân biệt chủng tộc và dân tộc chủ nghĩa, hoặc bạn có thể nhận thấy chủ nghĩa dân túy tồn tại ở dạng thức cánh tả - những đối tượng cảm thấy mình đang bị đẩy ra bên lề trong tiến trình toàn cầu hóa. Các vấn đề xã hội hiện tại đang nuôi dưỡng các nhóm cánh hữu. Tin tức hàng ngày về người tị nạn và sự đe dọa thường trực của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đang tiếp thêm năng lượng cho những nhà dân túy cánh hữu; những điều này cũng giúp họ dễ dàng tạo được sự ủng hộ rộng rãi từ những người bất mãn đối với các thách thức về an ninh và xã hội vừa nêu.

Chúng ta đang nhìn thấy sự chống đối rõ ràng đối với sự phát triển của tự do thương mại, có vẻ như đang có bước chuyển mạnh mẽ trong ý thức cộng đồng so với một hoặc hai thập kỷ trước. Có phải các nhà kinh tế đã sai lầm khi đưa ra các nhận định về hoạt động thương mại hay họ chỉ đang làm tốt phần việc của mình liên quan đến nhiệm vụ giải thích mặt trái của xu hướng này?

Các lý thuyết kinh tế đều đã dự đoán trước những sự chống đối này. Mô hình thương mại mà các nhà kinh tế sử dụng trong việc dự đoán chỉ ra rằng, tự do thương mại không chỉ đồng hành với những lợi ích lớn hơn trong tái phân bổ thu nhập, mà tổng thu nhập tái phân bổ chỉ có thể tăng tương ứng với lợi ích kinh tế thu được khi chúng ta bắt đầu giảm các yếu tố cản trở thương mại xuống mức thấp nhất. Đây là sự thiếu nhất quán đặc trưng giữa những gì các chuyên gia kinh tế biết và phương pháp họ truyền tải các thông tin này đến phần còn lại của thế giới.

Ông có nghĩ cuộc thảo luận về toàn cầu hóa và tự do thương mại đã cho thấy sự gắn kết giữa các doanh nhân và những nhóm lợi ích khác?

Đúng như vậy. Rõ ràng là có một sự liên hệ về lợi ích giữa các thiết chế tài chính và những nhà xuất khẩu - đối tượng quan tâm nhiều đến việc mở cửa thị trường trên toàn thế giới; các chuyên gia kinh tế cũng tham gia vào nhóm này với quan điểm cho rằng sự phát triển của tự do thương mại là phương hướng đúng đắn; đồng thời, họ luôn cởi mở và đóng vai trò là người cổ vũ cho toàn cầu hóa. Các chuyên gia kinh tế thường sử dụng kiến thức chuyên môn và uy tín của mình nhằm tạo sự ủng hộ rộng rãi đối với quan điểm của các nhóm lợi ích.

Theo xu hướng chung, các chuyên gia kinh tế thường nhấn mạnh đến tính tích cực của sự công bằng và nguyên tắc phân phối trong các hiệp định thương mại. Tôi không nghĩ họ cố tình hoặc chủ động bỏ qua những mặt trái của sự phát triển thương mại tự do. Tuy vậy, tựu chung lại, nếu xét đến nguyên tắc lợi ích so sánh và lợi ích tổng thể do thương mại mang lại thì tôi cho rằng các nhà kinh tế thường hướng tâm lý của công chúng đến sự ủng hộ dành cho sự phát triển của thương mại tự do.

Chúng ta cần làm gì để thay đổi sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa?

Tôi có một cuốn sách sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay, trong tác phẩm này tôi có đề cập đến việc tái cân bằng toàn cầu hóa; có ba vấn đề mà tôi nhấn mạnh. Điều đầu tiên chính là chúng ta cần tiến đến các thỏa thuận nhằm mang lại lợi ích lớn hơn cho người lao động và hệ thống việc làm nói chung thay vì chỉ tập trung vào giới chủ và vốn đầu tư. Điều thứ hai chính là việc chúng ta đã đi quá xa trong việc tạo dựng hệ thống điều hành toàn cầu và tiêu chuẩn hóa các quy định; việc cần làm chính là nâng cao thể chế quốc gia, qua đó giúp vận hành toàn cầu hóa kinh tế lành mạnh hơn. Vấn đề thứ ba chính là chuyển trọng tâm chú ý từ các lĩnh vực mang lại lợi ích kinh tế tương đối sang các lĩnh vực mang lại lợi ích lớn hơn như tạo ra cơ hội rộng mở cho người lao động có thể làm việc xuyên biên giới.

Trong ấn phẩm gần đây, ông đề cập gián tiếp đến việc châu Âu đã và đang làm tốt hơn Hoa Kỳ trong việc tái phân bổ các lợi ích thương mại, điều này tạo ra những khác biệt về đặc trưng của chủ nghĩa dân túy tại châu Âu. Xin ông giải thích thêm về điều này.

Tại Hoa Kỳ, mỗi lần dự kiến một hiệp định thương mại đi vào quá trình đàm phán, bạn cần thiết lập các hỗ trợ thích ứng thương mại nhằm giúp hệ thống lao động trong nước tiếp tục vận hành ổn định. Theo thời gian, những biện pháp này tỏ ra không hiệu quả do thiếu các động lực chính trị nhằm đảm bảo các hoạt động hỗ trợ sẽ được triển khai một khi các hiệp định này được ký kết. Tại châu Âu, bạn không có một cơ chế riêng để bảo vệ những đối tượng bị thiệt hại do thương mại tự do gây ra. Thay vào đó, châu Âu có những hệ thống bảo hiểm xã hội rất tốt. Mặc dù châu Âu tiến đến việc trở thành một nền kinh tế mở còn sớm hơn cả Hoa Kỳ, châu lục này vẫn có đủ khả năng để kiểm soát các mặt trái của thương mại tự do dựa trên nền tảng những hệ thống phúc lợi rộng lớn.

Tuy rằng chủ nghĩa dân túy không phải là không tồn tại ở châu Âu, nhưng các nhà dân túy tại lục địa già, bao gồm những người dân túy cánh hữu, không hoàn toàn mang tư tưởng chống các hoạt động thương mại. Có nhiều vấn đề liên quan đến các hiệp định thương mại đang gây ra tranh cãi chính trị tại châu Âu; nhưng các tranh cãi này không đến mức căng thẳng như tại Hoa Kỳ.

Nguồn: Ashingtonpost – XM

Từ khóa: sự lên ngôi, chủ nghĩa dân túy, điều bất ngờ 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409531
Go to top