Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnCơ hội tiếp cận thị trường Ca-na-đa cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Cơ hội tiếp cận thị trường Ca-na-đa cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

hoithaocanada

Sáng ngày 10/04 tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội tiếp cận thị trường Ca-na-đa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP”. Hội thảo nhận được sự quan tâm tham dự của khoảng 200 đại biểu là đại diện đến từ các cơ quan nhà nước, các Hiệp hội Doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chuyên gia cũng như các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Khai mạc Hội thảo, Ông Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng, Viên Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP trong đó có Ca-na-đa một trong những nước chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. Năm 2018, Việt Nam và Ca-na-đa đã nâng cấp quan hệ lên mức đối tác toàn diện. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng gia tăng đáng kể, xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-na-đa đã tăng hơn 3 tỷ USD (tương đương 11%) trong năm 2018. Theo ông Nguyễn Văn Trình, mặc dù CPTPP mang lại nhiều cơ hội trong việc mở cửa thị trường xuất khẩu nhưng để tận dụng hiệu quả các lợi ích từ Hiệp định, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như các yêu cầu về quy tắc xuất xứ để hưởng lợi từ cam kết xoá bỏ thuế quan.

Trình bày tại Hội thảo, Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương cũng cho biết Hiệp định CPTPP ngày càng thu hút nhiều nước trên thế giới tham gia, Hiệp định này sẽ không chỉ dừng lại ở 11 quốc gia như hiện nay mà còn có thể mở rộng hơn nữa. Ngày 24/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP và giao cho Bộ Công Thương đôn đốc các bộ, tỉnh thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP, thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 8 tháng 03 năm 2019. Thông tư gồm 5 Chương, 33 Điều và 9 Phụ lục. Hiện nay, Bộ Công Thương đã xây dựng trang thông tin điện tử về Hiệp định CPTPP đồng thời Bộ cũng đang phối hợp cùng các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đang xây dựng Cổng thông tin điện tử về các FTA để phục vụ cho doanh nghiệp.

Liên quan các nội dung thương mại hàng hóa trong Hiệp định CPTPP, Bà Nguyễn Sơn Trà, Phó trưởng phòng WTO và Đàm phán thương mại, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương cho biết nội dung chính của chương thương mại hàng hoá tập trung chủ yếu trong chương 2, chương này đưa ra bộ quy tắc chung về xuất xứ hàng hoá đối với các nước thành viên CPTPP. Các quy định liên quan đến thuế nhập khẩu điển hình là Điều 2.4 trong chương này chỉ rõ về việc các bên phải xoá bỏ dần thuế quan đối với hàng hoá có xuất xứ phù hợp với Biểu cam kết của mình tại Phụ lục 2D, đồng thời các nước có thể đẩy nhanh lộ trình xoá bỏ thuế quan đối với hàng hoá có xuất xứ được quy định tại Phụ lục 2. Trong Phụ lục 2D cũng quy định rõ về các quy tắc áp dụng, các mức thuế suất cơ sở, việc làm tròn số và thời điểm cắt giảm thuế theo lộ trình. Phụ lục của Ca-na-đa gồm bốn tài liệu cơ bản: (i) chú giải chung, (ii) biểu cam kết xoá bỏ thuế quan, (iii) cam kết về hạn ngạch thuế quan, (iv) thoả thuận song phương về ô tô với Nhật Bản. Theo Bà Nguyễn Sơn Trà, mặc dù Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/01/2019, nhưng đối với những đơn hàng xuất khẩu trước ngày này, Ca-na-đa vẫn cho Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Ca-na-đa cam kết xoá bỏ 94,5% dòng thuế khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 77,9% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và 96,3% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ vào năm thứ 4.

Chia sẻ tại Hội thảo, Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hoá, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động hơn trong tìm hiểu về việc xin cấp C/O mẫu CPTPP. Đối với hàng hoá xuất khẩu sang Ca-na-đa trước ngày 14/01/2019, Thông tư số 03/2019/TT-BCT có quy định rõ doanh nghiệp vẫn có thể xin cấp hồi tố chứng nhận xuất xứ, cấp sau để hưởng ưu đãi từ thuế. Bà Trịnh Thị Thu Hiền cũng khuyến nghị các doanh nghiệp nên đề nghị cấp C/O qua internet và khai báo eCoSys để Bộ Công Thương có thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong các trường hợp khi cơ quan hải quan nước ngoài kiểm tra thông tin về xuất xứ hàng hoá của doanh nghiệp.

Cũng theo Ông Bùi Tuấn Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết Ca-na-đa là một nước có rất ít thủ tục yêu cầu để thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên Ca-na-đa ưu tiên sự minh bạch, rõ ràng đối với pháp quyền ban hành, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ, áp dụng đầy đủ các quy định cũng như cập nhật thông tin thường xuyên để cạnh tranh tốt hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Đại diện cho Tham tán thương mại cấp cao của Canada tại TP. Hồ Chí Minh, Ông Alex George cũng cho biết Canada đứng thứ 2 về môi trường kinh doanh trong nhóm G20. Doanh nghiệp Việt Nam muốn mở văn phòng hoặc thành lập doanh nghiệp tại Canada sẽ rất thuận lợi về thủ tục. Bên cạnh đó, Canada sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn tới thị trường Bắc Mỹ vì khoảng cách từ Canada đến Mỹ chỉ mất 1,5 h lái xe và 80% dân số của Canada nằm gần biên giới của Mỹ. Đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

Phiên thảo luận cuối chương trình tập trung giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp xoay quanh các nội dung về rào cản thị trường cũng như chia sẻ về kinh nghiệm áp dụng quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP,.. Trong phần này, hầu hết các đại biểu đều tham gia thảo luận, đa phần các câu hỏi đều được các diễn giả giải đáp thỏa đáng, tính kết nối giữa cơ quan chính quyền và doanh nghiệp trở nên thiết thực và hiệu quả cao.

Hội thảo hôm nay nằm trong chuỗi các hoạt động triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại TP. HCM theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động phổ biến thông tin chuyên sâu cho doanh nghiệp về tiếp cận thị trường CPTPP với đa dạng chủ đề hữu ích và thiết thực.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: cơ hội tiếp cận thị trường, Ca-na-đa, doanh nghiệp, Việt Nam, thông qua, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, CPTPP

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394574
Go to top