Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTrung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố phối hợp cùng Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương tổ chức thành công Hội thảo: “Phổ biến thông tin thị trường Đông Nam Á và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam”

Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố phối hợp cùng Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương tổ chức thành công Hội thảo: “Phổ biến thông tin thị trường Đông Nam Á và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam”

23.11.01

Sáng ngày 22/11, Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố phối hợp cùng Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo: “Phổ biến thông tin thị trường Đông Nam Á và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo nhận được sự quan tâm và đăng ký tham dự của hơn 100 đại diện đến từ các Sở ban ngành, Hiệp hội/ hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố và các tỉnh thành phía Nam.

Phát biểu khai mạc buổi Hội thảo, Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương cho biết khu vực ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong đó, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam (sau Hoa Kỳ và EU) và là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn 2006-2017 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 8,8%/năm với giá trị tăng từ 19,2 tỷ USD năm 2006 lên 48,7 tỷ USD năm 2017. Trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN tăng gấp 3 lần từ 6,6 tỷ USD năm 2016 lên gần 20,7 tỷ USD năm 2017 với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt mức 10,9%. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới cùng với việc các quốc gia ASEAN sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế đối với hàng loạt sản phẩm theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Thêm vào đó, việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015, đặt mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung với sức cạnh tranh cao, phát triển kinh tế cân bằng và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu; tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ và lao động được lưu chuyển tự do. Có thể thấy, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại các nước trong khu vực.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố cũng chia sẻ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày 17/5/2010 là Hiệp định thay thế Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) mà Việt Nam tham gia vào năm 1995. Hiệp định ATIGA hướng đến việc dỡ bỏ các rào cản về thuế quan cũng như rào cản phi thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong lưu chuyển hàng hóa nội khối ASEAN. Theo lộ trình cắt giảm thuế của Hiệp định ATIGA, hơn 90% số dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2018. Đối với các nước trong nhóm ASEAN-6 (bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore), 100% số dòng thuế đã được xóa bỏ kể từ năm 2010. Có thể thấy, lộ trình giảm thuế của nhóm ASEAN-6 nhanh hơn so với nhóm ASEAN-4 (bao gồm Cambodia, Lào, Việt Nam và Myanmar). Tuy nhiên, khoảng 3% số dòng thuế, gồm các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm hoặc các mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ sẽ không phải xóa bỏ thuế quan. Mặc dù lộ trình giảm thuế rất mạnh, đặc biệt là thời điểm năm 2010, năm 2015 nhưng số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại thâm hụt giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn từ năm 2011 – 2017; đồng thời tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ C/O mẫu D của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu đi các nước ASEAN còn khá thấp (chỉ ở mức 30%). Ông Phạm Bình An đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả được cơ hội mang tại từ Hiệp định ATIGA, thứ nhất là do tính tương đồng của hàng hóa trong khu vực khá cao; thứ hai là do thủ tục, quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ còn phức tạp, rườm rà, gây gia tăng chi phí; cuối cùng là xuất phát từ nội tại bản thân của doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa thật sự chủ động và quan tâm đúng mức về thị trường, sản phẩm, lộ trình giảm thuế, đối tác kinh doanh trong khu vực ASEAN… Để đối mặt với những thách thức gặp phải, Ông Phạm Bình An cũng đề xuất doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, áp dụng các tiêu chuẩn/ chuẩn mực kinh doanh, đầu tư vào thương hiệu, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cũng như xây dựng đội ngũ quản lý, nhân sự chất lượng cao, có kỹ năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng tính kết nối khu vực trong kinh doanh, sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực, hình thành mạng lưới cung ứng với các công ty/ tập đoàn đa quốc gia để hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu. Để hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập thành công, cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành, cung cấp thông tin lộ trình thuế quan, thị trường, nhu cầu đối với hàng hóa, sản phẩm, rào cản phi thuế quan các nước…; ngoài ra, những chính sách liên quan đến cải cách môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính góp phần giúp cắt giảm chi phí thương mại phát sinh trong quá trình giao dịch nội khối giữa các nước.

Nhìn từ góc độ quản lý, người trực tiếp phê duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp, Ông Trần Ngọc Bình, phụ trách Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã trình bày chi tiết về quy trình và thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mẫu D theo Hiệp định ATIGA. Báo cáo tổng hợp sơ bộ tình hình cấp C/O trong 9 tháng đầu năm 2018 cho thấy tỷ lệ tận dụng C/O mẫu D có tăng nhẹ, đạt mức 34% so với mức 33% của cùng kỳ năm 2017. Đồng tình với ý kiến của Ông Phạm Bình An về tỷ lệ tận dụng C/O mẫu D còn khá thấp là do hầu hết doanh nghiệp chưa nắm rõ các điều kiện ưu đãi thuế quan quy định trong Hiệp định ATIGA; ngoài ra, cơ bản mức thuế suất nhập khẩu thông thường hoặc thuế MFN đã bằng 0% đối với các mặt hàng như gạo, dầu thô (hai mặt hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) xuất khẩu vào các nước ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không cần xin cấp C/O vẫn được hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường này.

Tham gia chia sẻ tại Hội thảo, còn có sự góp mặt của đại diện Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại Thành phố Hồ Chí Minh – Ông Hanif Salim, phần chia sẻ của Ông Hanif Salim đã giới thiệu về quá trình hợp tác chiến lược trong lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội giữa Việt Nam và Indonesia. Theo Ông Hanif Salim, kim ngạch thương mại của hai nước hiện nay đã đạt mức 6,5 tỷ USD, dự kiến sẽ lên đến 10 tỷ USD vào năm 2023. Mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước đã mở ra cơ hội thương mại và đầu tư trên đa dạng các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… Theo báo cáo của UNCTAD, Indonesia xếp hạng thứ 9 trong số các quốc gia được lựa chọn là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trên thế giới trong giai đoạn từ 2016-2018; ngoài ra, chỉ số môi trường kinh doanh của Indonesia đã có những cải thiện vượt bậc, đạt 72 điểm trong năm 2018, tăng 19 điểm so với năm 2017.

Phiên thảo luận cuối chương trình Hội thảo tập trung vào việc đưa ra những giải pháp để giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng đưa hàng hóa vào thị trường các nước Đông Nam Á, tận dụng hiệu quả cơ hội mà Hiệp định ATIGA mang lại. Trong phần này, hầu hết các đại biểu đều tham gia thảo luận và đặt câu hỏi sôi nổi, đa phần các câu hỏi đều được các diễn giả giải đáp thỏa đáng, tính kết nối giữa cơ quan chính quyền và doanh nghiệp trở nên thiết thực và hiệu quả cao.

Trung tâm CIIS

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394622
Go to top