Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánFTATin tức đàm phánNga hướng ASEAN, coi trọng thương mại tự do với Việt Nam

Nga hướng ASEAN, coi trọng thương mại tự do với Việt Nam

 

VN-Russia1

Hiện Nga đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước ASEAN và đẩy nhanh quá trình khai trương Khu vực thương mại tự do Việt Nam-Liên minh hải quan.

Moscow hướng tới khu vực đông nam Á năng động và giàu tiềm năng

Sau khi bị Mỹ và EU tăng cường cấm vận, Nga đã triển khai chiến lược chuyển mình về châu Á-Thái Bình Dương để tìm kiếm những cơ hội mới. Đặc biệt là trong khuôn khổ các mục tiêu đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại, Nga chú trọng phát triển quan hệ với khu vực Đông Nam Á năng động như một cơ hội hợp tác tiềm năng nhất.

Nga có khả năng chào hàng đối tác Đông Nam Á hợp đồng trong loạt lĩnh vực như năng lượng, chế tạo máy, sản xuất công nghệ cao, viễn thông, nghiên cứu khoa học, công nghệ ứng nghiệm, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng, nông nghiệp, giao thông vận tải, hậu cần và du lịch.

Những tiến bộ trong quan hệ giữa hai bên đã đạt được theo hướng này. Từ năm 2005, kim ngạch thương mại của Nga với các nước ASEAN đã tăng hơn 4 lần và vượt quá con số 17 tỷ USD vào năm 2013. Tăng trưởng xuất khẩu của Nga vào ASEAN một phần đáng kể nhờ sự thúc đẩy các hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm kỹ thuật máy móc.

Nhưng những con số này còn rất khiêm tốn so với khối lượng giao dịch của ASEAN với các đối tác khác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và EU. Vậy những vấn đề nào đang cản trở doanh nghiệp Nga tiếp cận thị trường ASEAN? Các chuyên gia Nga đã tìm ra một số nguyên nhân và có hướng khắc phục trong thời gian tới.

Một trong những lý do chính là Nga đang thiếu thông tin đầy đủ và khách quan về Đông Nam Á, về các môi trường kinh doanh trong khu vực. Dự án truyền thông do Hội đồng kinh doanh Nga-ASEAN thực hiện sẽ có nhiệm vụ tháo gỡ tình trạng này.

Bà Lilia Kulik, Giám đốc truyền thông của Hội đồng Kinh doanh đã cho biết: "Dự án sẽ bao gồm việc mở văn phòng của Hội đồng Kinh doanh ở các nước ASEAN, để tăng cường hiện diện tại khu vực đã có sự hiện hiện làm việc tại Việt Nam, Indonesia, Singapore và Thái Lan, sắp tới là Campuchia".

Những văn phòng này sẽ trao đổi tin tức, album ảnh và video về giới doanh nghiệp Nga, các cơ hội cho doanh nghiệp Nga ở từng nước. Thông tin sẽ được đưa vào chương trình truyền hình mà Nga phát sóng đến tất cả 10 nước ASEAN và Hàn Quốc, qua vệ tinh đặt tại Thái Lan. Chương trình có thời lượng khoảng 4 giờ mỗi ngày.

Những buổi phát sóng sẽ gồm cả các phóng sự do ASEAN-media thực hiện ở Nga, tuyên truyền về các vùng miền trong Liên bang Nga đang nỗ lực hợp tác với Đông Nam Á. Ví dụ, gần đây có phóng sự về nước Cộng hòa Yakutia rộng lớn và giàu tài nguyên ở phía bắc Nga, rất quan tâm hợp tác kinh doanh với Việt Nam.

Ngoài ra, các chuyên gia thuộc Dự án truyền thông của Hội đồng kinh doanh Nga-ASEAN cũng viết bài cho Phòng Thương mại Nga hay thực hiện các chương trình tin cho kênh truyền hình Xã hội tại Nga nhằm thông tin đến với người xem về tiềm năng và những lĩnh vực hợp tác Nga-ASEAN.

Một phần quan trọng trong đề án thông tin của Hội đồng Kinh doanh ASEAN là loạt các bộ phim về các nước ASEAN. Đây là 10 bộ phim về mỗi quốc gia ASEAN, phim về những chặng đường lịch sử của Hiệp hội và Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN, tập trung nhấn mạnh những nét kinh tế nổi bật chứ không chỉ nhằm vào mục đích quảng bá các thắng cảnh du lịch.

Trong mỗi phim được lồng ghép loạt câu chuyện thú vị về sự xuất hiện của đại diện doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ của Nga tại các nước này, biến chúng trở thành dạng tài liệu thông tin tham khảo phương hướng tiếp cận và thu thành công trên các thị trường ASEAN. Trong năm 2015, loạt sản phẩm này được dự định công chiếu trên kênh Rossia.

Sắp ký Hiệp định thương mại tự do Liên minh hải quan-Việt Nam

Giữa tháng 12, truyền thông Nga và Việt Nam dồn dập đưa tin về việc Khu vực thương mại tự do Liên minh hải quan - Việt Nam sắp khai trương, sau khi 3 nước thành viên Liên minh Hải quan là Nga, Belarus, Kazakhstan và Việt Nam vừa kết thúc cuộc đàm phán về dự thảo thỏa thuận thành lập Khu vực thương mại tự do.

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, 2 Trưởng đoàn đàm phán phía Việt Nam và Liên minh Hải quan đã ký kết Tuyên bố chung hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (VCUFTA) vào sáng 15/12,.

Hiệp định bao gồm các nhóm nội dung chính về: Thương mại hàng hóa; Quy tắc xuất xứ; Phòng vệ thương mại; Thương mại dịch vụ; Đầu tư; Sở hữu trí tuệ; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Công nghệ điện tử trong thương mại; Cạnh tranh; Pháp lý và thể chế.

Phía Liên minh Hải quan đã dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản, tất cả các mặt hàng thủy sản và hàng công nghiệp như dệt, may, da giày và đồ gỗ.

Phía Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh Hải quan đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Các mặt hàng này đều không cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam mà ngược lại góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.

Các cam kết khác về dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp, SPS, TBT... đều được thống nhất trên cơ sở các quy định của WTO, đảm bảo cân bằng lợi ích, phù hợp với quy định pháp luật trong nước tại lĩnh vực liên quan và không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán khác của Việt Nam hiện nay.

Liên minh Hải quan là thị trường xuất khẩu hàng hóa truyền thống của Việt Nam, có quy mô tiêu dùng rộng lớn và đang phát triển, với nhiều tiềm năng và thế mạnh trong công nghiệp, khoa học-kỹ thuật. Trong thời gian gần đây, đầu tư của Việt Nam vào Liên minh Hải quan cũng có những tăng trưởng rõ rệt.

Việt Nam là nước đầu tiên đề nghị thành lập khu vực thương mại tự do chung với Liên minh Hải quan.

Việc nghiên cứu khả năng đàm phán Khu vực mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Nga/Liên minh Hải quan được bắt đầu thực hiện từ tháng 10-2010. Từ đó đến nay, nhóm nghiên cứu chung gồm đại diện của 4 nước (Việt Nam, Nga, Belarus, Kazakhstan) đã tiến hành được 4 phiên họp và đã cơ bản hoàn tất nội dung của Hiệp định.

Các cuộc tham vấn đã kéo dài suốt mấy năm qua, nhóm chuyên gia của hai nước đã nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập một khu vực như vậy và đã đi đến kết luận rằng, nhờ khu vực thương mại tự do, đến năm 2020, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa ba nước thành viên Liên minh Hải quan và Việt Nam có thể tăng gấp mấy lần so với mức hiện nay.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của VCUFTA

Hiệp định này là FTA đầu tiên Liên minh Hải quan ký kết với một quốc gia bên ngoài. Do vậy, hai bên một lần nữa đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc ký kết Hiệp định như là một công cụ quan trọng để góp phần liên tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác và củng cố sự phát triển thương mại và đầu tư trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Các nước Liên minh Hải quan có thể mở rộng đáng kể sự hỗ trợ cho Việt Nam để Hà Nội thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc thành lập cơ sở năng lượng, cơ sở hạ tầng, phát triển ngành giao thông và hợp tác trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong khu vực thương mại tự do, các bên được dành ưu đãi thuế quan, đẩy nhanh tốc độ lưu thông và giảm chi phí của lưu thông hàng hóa, giảm thiểu thủ tục giấy tờ hiện đang gây trở ngại cho sự hợp tác kinh tế và thương mại, qua đó tạo cơ hội cho sự cạnh tranh tự do trên thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Một bài viết trên trang web của Đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" cho biết, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã lưu ý đến tính cấp bách của dự án này, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với thương mại và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng, sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan sẽ thay đổi đáng kể. Góp phần vào điều đó là thực tế rằng, các nền kinh tế của chúng tôi bổ sung cho nhau, không cạnh tranh với nhau".

Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành công nghiệp nhẹ, trong ngành đánh bắt cá, trong lĩnh vực nông nghiệp. Các nước thuộc Liên minh Hải quan phát triển thành công công nghiệp nặng và công nghệ cao. Hiệp định về Khu vực thương mại tự do sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, giáo dục và khoa học, cũng như công nghệ cao.

Cố vấn của Bộ phát triển kinh tế Nga Yulia Shestopyorova cho rằng, các cuộc đàm phán đã tiến hành khá thành công. Bây giờ chỉ còn lại rất ít vấn đề kỹ thuật chưa được thỏa thuận. Trong khi đó, cả hai bên đều chủ trương giải quyết những vấn đề đó trong mấy tháng đầu năm 2015, để trong năm tới có thể ký kết thỏa thuận.

Trong số các vấn đề chưa được giải quyết là điều kiện tự do hóa thuế quan. Đó là biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng mà thuế giảm đi và nhóm hàng không chịu thuế. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với khu vực thương mại tự do tương lai. Bởi vì việc giảm thuế hoặc áp dụng mức thuế "0" sẽ dẫn đến giảm chi phí và giá thành hàng hóa.

Cố vấn của Bộ phát triển kinh tế Nga Yulia Shestopyorova cho rằng, hàng hóa Việt Nam sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn so với các sản phẩm tương tự từ các nước khác không tham gia khu vực thương mại tự do. Việt Nam sẽ có thể tăng xuất khẩu sang Liên minh Hải quan, cạnh tranh thành công với các đối thủ nước ngoài không có lợi thế đó.

Theo đại diện của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, hiện nay chưa thể nói lên thời điểm cụ thể trong năm 2015 khi Liên minh Hải quan và Việt Nam sẽ ký kết hiệp định về thành lập khu vực thương mại tự do. Bà Shestopyorova cho rằng, có lẽ sự kiện này sẽ diễn ra vào cuối quý đầu hoặc vào đầu quý thứ hai.

Theo www.baodatviet.vn

Từ khóa: Nga, ASEAN, thương mại tự do, Việt Nam, đầu tư, kinh tế

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397040
Go to top