Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánFTATin tức đàm phánChờ đón Hiệp định Việt Nam - Liên minh Hải quan

Chờ đón Hiệp định Việt Nam - Liên minh Hải quan

 

hop-tac

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh Hải quan (Nga - Belarus – Kazakhstan) (VCUFTA) sẽ sớm được ký kết vào đầu năm 2015. Như vậy, Việt Nam sẽ trở thành nước đầu tiên ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) có FTA với khu vực này và có lợi thế của người đến đầu tiên.

Thuế các mặt hàng cốt lõi về 0%

Được khởi động đàm phán chính thức từ tháng 3-2013 tại Hà Nội, VCUFTA đến nay đã đi được 8 vòng. Dự kiến VCUFTA sẽ được ký kết vào đầu năm 2015. Các cuộc đàm phán được chia làm 8 nhóm gồm: Thương mại hàng hóa; dịch vụ; đầu tư và di chuyển thể nhân; quy tắc xuất xứ; mua sắm Chính phủ; phòng vệ thương mại; hợp tác về hải quan và thuận lợi hàng hóa thương mại; sở hữu trí tuệ và các vấn đề về pháp lý và thể chế.

Trong số các FTA mà Việt Nam đang tham gia đàm phán, VCUFTA được coi là có khả năng kết thúc sớm bởi quyết tâm của cả hai bên cũng như những gì đã đạt được trong đàm phán thời gian qua.

Nếu kết quả đàm phán khả quan, đây sẽ là một trong những FTA tiềm năng nhất đối với Việt Nam bởi khu vực thị trường này từ trước tới nay vẫn tương đối đóng với hàng hóa của chúng ta. Đồng thời, đây cũng gần như là FTA đầu tiên của Liên minh Hải quan với một nước bởi khu vực này đã từng đàm phán FTA với một số nước nhưng không đạt được tiến triển và bị đình trệ hoặc hủy bỏ. Do đó, cơ hội đối với hàng hóa Việt Nam là rất lớn khi được cắt giảm thuế quan vào khu vực thị trường này mà lại không phải cạnh tranh với những đối thủ FTA khác. Nhưng quan trọng hơn cả là cơ cấu sản phẩm của hai khu vực là tương đối bổ sung cho nhau nên một khi FTA được ký kết chắc chắn sẽ thúc đẩy đáng kể kim ngạch XNK giữa hai bên.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Đặng Hoàng Hải, Trưởng đoàn đàm phán cấp kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho hay, qua 8 vòng đàm phán, hai bên đã thống nhất chung về lời văn các chương: Thương mại hàng hóa; kiểm dịch hàng hóa; hàng rào kỹ thuật (TBT); các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); cạnh tranh; phát triển bền vững; công nghệ điện tử trong thương mại; mua sắm Chính phủ; sở hữu trí tuệ.

Kết thúc vòng đàm phán thứ 8 diễn ra tại Việt Nam vào tháng 12, các nội dung về mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, hợp tác hải quan, thương mại dịch vụ đầu tư và di chuyển thể nhân, hai bên sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu ký kết Hiệp định vào đầu năm 2015.

Ông Đặng Hoàng Hải cho biết, vấn đề thương mại hàng hóa hai bên đã "gần nhau" hơn. Cụ thể, trong thương mại hàng hóa, cắt giảm thuế là điều cốt lõi. Trong quá trình đàm phán, hai bên đã đưa ra danh sách mặt hàng cốt lõi để cùng đàm phán và đưa ra mức cắt giảm thuế chung cho cả Hiệp định. Theo đó, mặt hàng cốt lõi của Việt Nam là dệt may, da giày, thủy sản, nông sản, đồ gỗ... Còn phía Liên minh Thuế quan, các mặt hàng cốt lõi gồm: Sắt thép, xăng dầu, phương tiện vận tải, một số mặt hàng nông nghiệp. Khi Hiệp định ký kết, thuế của các mặt hàng cốt lõi sẽ về 0%, đồng thời 2 bên đàm phán cũng phấn đấu 90% dòng thuế chung sẽ về 0%.

Lợi thế cạnh tranh

Theo ông Đặng Hoàng Hải, đây là Hiệp định có ý nghĩa với DN Việt Nam bởi thị trường Liên minh Hải quan là thị trường đáng kể với 170 triệu dân, GDP hơn 3.000 tỷ USD, là điểm đến của hàng hóa trên thế giới. Đặc biệt, đây là Hiệp định đầu tiên Liên minh Hải quan quan ký với một nước. Vậy nên các điều kiện về ưu đãi Việt Nam gần như là nước đầu tiên được hưởng, mang lại lợi thế cạnh tranh tốt cho DN Việt Nam. Theo đánh giá của ông Hải, khi giảm thuế, sức cạnh tranh hàng hóa cao hơn nhiều bởi thuế NK của Liên minh Thuế quan có những mặt hàng hiện đang là 50% nên khi thực hiện FTA nhiều mặt hàng thuế sẽ giảm, hàng hóa có lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, thị trường các nước SNG có khó khăn về khoảng cách địa lý, vận chuyển chưa thuận lợi. Lưu ý cho DN khi XK sang thị trường tiềm năng này, ông Hải khuyến cáo, DN nên khảo sát trước về khả năng logistics (về kho hàng, bến bãi) để đảm bảo chi phí tốt nhất cho hàng hóa của mình. Bên cạnh đó, vấn đề thanh toán cũng là điều mà DN cần chú ý. Hiện nay, những rủi ro về thanh toán đã giảm đi so với trước kia nhưng do sự cấm vận đối với Nga từ Mỹ và một số nước châu Âu nên việc thanh toán bằng ngoại tệ như EURO, USD qua ngân hàng châu Âu chắc chắn sẽ khó khăn. Vì thế, DN nên tham khảo thêm kênh thanh toán bằng nội tệ, hoặc đổi hàng để giảm thiểu khó khăn trong thanh toán.

Một vấn đề khác được ông Hải lưu ý là kiểm dịch do Nga kiểm soát rất chặt chẽ. Ông Hải tiết lộ, Hiệp định này giải quyết một số vấn đề cơ bản. Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) đưa vào Hiệp định những quy định hiện đại, phù hợp quy chuẩn quốc tế như công nhận kết quả kiểm tra lẫn nhau, xác định cơ quan đầu mối để làm việc... Trên thực tế, hiện nay Nga tự kiểm tra tự đưa ra kết quả, cách làm này gây bất lợi cho DN. Vì vậy, cần có cơ quan đầu mối hai bên hợp tác đưa ra tiêu chuẩn chung để kiểm tra và kết quả được công bố rộng rãi để DN biết.

Theo báo Hải Quan

Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do, VCUFTA, Việt Nam, Liên Minh hải quan, Nga

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397033
Go to top