Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcLệnh cấm Huawei của Australia dấy lên những câu hỏi khó cho WTO

Lệnh cấm Huawei của Australia dấy lên những câu hỏi khó cho WTO

huawei

Tại một cuộc họp của Hội đồng Thương mại Hàng hóa ở Geneva vào hôm 12 tháng 4 năm 2019 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã bày tỏ mối quan ngại về việc Australia loại trừ Huawei khỏi việc triển khai mạng viễn thông di động 5G của nước này. Lệnh cấm này được cho là đã được ban hành dưới dạng ‘hướng dẫn bảo mật cho các nhà mạng Australia’, trong một thông cáo báo chí vào tháng 8 năm 2018 mà Scott Morrison, người sau đó đã trở thành Thủ tướng Australia, đồng phê chuẩn.

Trong một chương trình nghị sự của WTO, Trung Quốc đã mô tả động thái này là một ‘lệnh cấm tiếp cận thị trường có tính phân biệt đối xử đối với thiết bị 5G’.

Vào năm 2015, Giáo sư Bành Tâm Nghi đã phát hiện, các biện pháp hạn chế Huawei của Australia và Mỹ có khả năng đã vi phạm quy định của WTO. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 của WTO (GATT) ngăn chặn sự phân biệt đối xử các sản phẩm nhập khẩu với các sản phẩm trong nước, hoặc sản phẩm được nhập khẩu từ một nước thành viên WTO so với các quốc gia khác. GATT cũng cấm áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và các lệnh cấm khác.

Các biện pháp của Australia có thể vi phạm toàn bộ các điều khoản trên, giống như lệnh cấm trước đây của chính phủ Australia không cho Huawei tham gia đấu thầu Mạng lưới băng thông rộng quốc gia của Australia.

Australia lập luận rằng, họ không cấm Huawei tham gia triển khai 5G và họ không vi phạm các quy định của WTO, vì họ không đề cập cụ thể bất kỳ công ty hay quốc gia nào. Thay vào đó, thông cáo báo chí chỉ tuyên bố rằng, 'sự tham gia của các công ty cung ứng phải chịu sự chỉ đạo từ chính phủ nước ngoài nhưng mâu thuẫn với luật pháp Australia' sẽ tạo ra rủi ro 'truy cập hoặc can thiệp trái phép' mà khó có thể giảm thiểu thông qua 'kỹ thuật kiểm soát an ninh '.

Những câu chữ này nhiều khả năng nhắm vào Trung Quốc, vì Luật Tình báo năm 2017 của Trung Quốc quy định các tổ chức tình báo quốc gia Trung Quốc được phép yêu cầu hỗ trợ từ các công ty trong nước. Với lý do an ninh mạng, Mỹ đã gây áp lực lên các nước đồng minh nhằm loại trừ Huawei, và chính phủ Australia được đồn đoán đã liên hệ trực tiếp với các công ty Trung Quốc, như Huawei và ZTE, nhằm xác nhận có nên thực hiện việc loại trừ này hay không.

Điều này có vẻ như phân biệt đối xử - nếu Trung Quốc đưa vấn đề tranh chấp ra WTO chính thức, Australia sẽ phải dựa vào các ngoại lệ chung trong Điều XX của GATT hoặc ngoại lệ an ninh trong Điều XXI của GATT.

Các ngoại lệ chung được quy định nghiêm ngặt. Australia sẽ phải chứng minh rằng, lệnh cấm là cần thiết cho các mục đích như bảo vệ đạo đức (có thể mở rộng cho các cân nhắc về trật tự và quyền riêng tư) hoặc đảm bảo tuân thủ các luật khác của Australia (như luật riêng tư hoặc an ninh), và không có các lựa chọn thay thế nào khác, như các giao thức kỹ thuật sẵn có chẳng hạn.

Các biện pháp phòng vệ ngoại lệ dưới danh nghĩa an ninh cũng có thể được xét đến. Điều XXI(b) cho phép một nước thành viên WTO thực thi các biện pháp được cho là cần thiết, có ‘tính đến lợi ích an ninh thiết yếu’, nhưng các biện pháp đó cần có các tiểu đoạn diễn giải bên dưới, chẳng hạn như ‘sử dụng trong thời chiến hoặc các tình huống khẩn cấp khác trong thương mại quốc tế’.

Một báo cáo gần đây của Ban hội thẩm WTO liên quan đến khiếu nại của Ukraine chống lại Nga đã lần đầu tiên bày tỏ quan điểm của cơ quan này về việc sử dụng ngoại lệ an ninh. Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận của Nga và Mỹ rằng, việc sử dụng ngoại lệ an ninh là do các nước tự đánh giá và không được khởi kiện. Là một bên thứ ba, Australia đã ủng hộ Ban hội thẩm là cơ quan xác định liệu các hành động của Nga là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia hay không.

Sau khi xác định được tình trạng khẩn cấp trong quan hệ quốc tế, Ban hội thẩm đã ủng hộ Nga viện dẫn Điều XXI. Ban Hội thẩm kết luận, các biện pháp của Nga là hợp lý nhằm bảo vệ ‘lợi ích an ninh thiết yếu trong tình trạng khẩn cấp đó’. Cơ quan phúc thẩm WTO hiện đang gặp một số trục trặc, trong khi Nga và Ukraine cho biết họ sẽ không kháng cáo quyết định của Ban hội thẩm.

Ban hội thẩm đã mô tả ‘tình trạng khẩn cấp trong quan hệ quốc tế’ là ‘tình huống xung đột vũ trang, hoặc tiềm ẩn xung đột vũ trang, hoặc căng thẳng hoặc khủng hoảng tăng cao, hoặc sự bất ổn chung nhấn chìm hoặc bao quanh một quốc gia’. Mô tả này có thể đúng cho mối quan hệ giữa Nga và Ukraine hơn là Australia và Trung Quốc.

Thay vào đó, Australia có thể dựa vào phần tham khảo trong Điều XXI (b) nhằm lưu thông ‘hàng hóa và nguyên liệu, ...với mục đích cung cấp cho thiết lập quân sự.’ Các mạng 5G sắp tới có thể phục vụ mục tiêu quân sự, nhưng nếu thế thì có rất nhiều loại vật liệu có thể sử dụng cho mục tiêu quân sự, từ ủng đến xe hơi. Một sự giải thích quá mức về điều khoản này có nguy cơ làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương.

Ngoại lệ an ninh là vấn đề còn tranh cãi trong WTO, ví dụ như khi Qatar kiện Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, và trong nhiều vụ kiện chống lại việc Mỹ áp thuế thép và nhôm. Như Tổng Giám đốc WTO đã chỉ ra, Báo cáo của Ban hội thẩm WTO là các trường hợp cụ thể - những Ban hội thẩm khác nhau có thể có những cách tiếp cận khác nhau.

Muốn sử dụng ngoại lệ an ninh thành công, Australia phải đưa ra bằng chứng cho thấy rủi ro an ninh mạng cao hơn đối với thiết bị Huawei và ZTE, mặc dù nhiều nhà cung cấp viễn thông khác cũng sử dụng linh kiện Trung Quốc. Nhưng Australia có thể cho rằng, họ không cần thiết phải cung cấp chi tiết báo cáo đánh giá an ninh của nước này cho WTO vì Điều XXI (a) quy định, một nước Thành viên WTO không cần cung cấp thông tin ‘mà họ cho là trái với lợi ích bảo mật thiết yếu của nước họ.’

Cuối cùng, Trung Quốc khó có thể đưa tranh chấp với Australia ra WTO, bởi vì chính Bắc Kinh thường viện dẫn các khái niệm như đạo đức và an ninh quốc gia để biện minh cho các hạn chế và kiểm duyệt khác nhau, bao gồm cả viễn thông và công nghệ.

Tania Voon là Giáo sư tại Trường Luật Melbourne, Đại học Melbourne và là cựu Chuyên viên Pháp lý của Ban Thư ký Cơ quan Phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Andrew Mitchell là Giáo sư tại Trường Luật Melbourne, Đại học Melbourne và Giám đốc Mạng lưới Luật Kinh tế Toàn cầu.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: lệnh cấm, Huawei, Australia, dấy lên, câu hỏi khó, WTO

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393626
Go to top