Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcHoa Kỳ nỗ lực bác bỏ 'không gian chính sách' của Ấn Độ

Hoa Kỳ nỗ lực bác bỏ 'không gian chính sách' của Ấn Độ

WTO28032018-1

Ấn Độ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến thương mại toàn cầu, khi Hoa Kỳ cố gắng thay đổi các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, bằng cách “làm việc chặt chẽ với Tổng giám đốc WTO, ông Roberto Azevedo". Theo một nguồn tin giấu tên, Hoa Kỳ đã tuyên bố gần như rõ ràng rằng, nước này sẽ tác động đến những thay đổi sâu rộng trong các quy định của WTO, nhằm đảm bảo rằng, 'không gian chính sách' của Ấn Độ và nhiều nước đang phát triển khác, vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thương mại đặc thù của các nước này, sẽ bị bác bỏ.

Đại sứ Robert Lighthizer, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), tại một buổi điều trần của Ủy ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12 tháng 3 đã cho biết "Chúng tôi rất tích cực tại WTO và chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Tổng giám đốc WTO, ông Roberto Azevedo", để giải quyết các mối quan ngại cụ thể của Hoa Kỳ.

Ngay sau khi ngưng cho phép Ấn Độ được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan tổng quát (GSP) vào ngày 5 tháng 3, đồng nghĩa với việc lợi ích tích lũy trị giá hàng tỷ đô la của giới xuất khẩu Ấn Độ bị chấm dứt, Lighthizer và đội ngũ của mình đã đưa ra các đề xuất nhằm yêu cầu Ấn Độ và các nước đang phát triển khác phải tuân thủ các quy tắc thương mại toàn cầu. Hoa Kỳ tuyên bố rằng Ấn Độ và các nước đang phát triển khác, ví dụ như Nam Phi, không thể sử dụng các nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt (special and differential treatment - S & DT) trong bất kỳ hiệp định thương mại hiện tại hoặc tương lai nào, với lý do các nước này là thành viên của G20, một nhóm do Mỹ tạo ra từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Mặc dù không nêu đích danh Ấn Độ, USTR cho biết, "nhiều thành viên WTO tự tuyên bố họ là nước đang phát triển, mặc dù trong số nhiều trường hợp, họ là những nước giàu nhất thế giới", nhằm tận dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt. Với việc Hoa Kỳ từ chối chấp thuận S & DT cho Ấn Độ, Ấn Độ cảnh báo vào hôm 28 tháng 2 rằng, điều này "có thể gây thiệt hại lâu dài cho hệ thống thương mại đa phương. "

S & DT cho phép các nước đang phát triển như Ấn Độ thực hiện các cam kết thương mại tương xứng dựa trên năng lực kinh tế các nước này. Nguyên tắc này cũng cho phép các nước đang phát triển như Ấn Độ xây dựng "chính sách thương mại nội địa, nhằm giảm nghèo, tạo việc làm và hội nhập thuận lợi vào hệ thống thương mại toàn cầu."

Ấn Độ cảnh báo, mặc dù các nước đang phát triển đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng kể từ khi WTO thành lập năm 1995, thì "những khoảng cách cũ về trình độ phát triển còn lâu mới được san lấp, và ở một số nơi thậm chí còn bị nới rộng thêm". Nhưng Hoa Kỳ vẫn tỏ vẻ phớt lờ trước các phản ứng từ Ấn Độ và phần lớn các nước đang phát triển về việc từ chối S & DT. Lấy ví dụ, nếu Hoa Kỳ từ chối S & DT, Ấn Độ sẽ khó lòng được hưởng bất kỳ linh hoạt nào trong các quy tắc thương mại mới về trợ cấp thủy sản để duy trì sinh kế của ngư dân nước này, một đặc phái viên thương mại giấu tên đến từ châu Phi cho biết.

Đại sứ Lighthizer cho rằng WTO đã bị biến tướng thành "một diễn đàn kiện tụng", vì hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại toàn cầu của WTO vượt quá thẩm quyền của mình. Nhiều nước thành viên WTO đã thành lập một cơ quan giải quyết các vấn đề từ phía Hoa Kỳ hồi đầu năm nay. Nhưng Hoa Kỳ chọn cách châm chọc những đề xuất như thế, tại các cuộc họp đặc biệt nhằm cải thiện chức năng của cơ quan phúc thẩm. Hôm 21 tháng 3, Ấn Độ bày tỏ sự thất vọng tại một cuộc họp tổ chức bởi Đại sứ New Zealand David Walker, rằng Hoa Kỳ đã không đưa ra bất kỳ đề xuất nào về cách giải quyết các vấn đề mà Hoa Kỳ đã nêu ra.

Hoa Kỳ đã ngăn chặn quy trình tuyển chọn vị trí còn trống tại cơ quan phúc thẩm, cơ chế xét xử cao nhất để giải quyết tranh chấp thương mại toàn cầu. Động thái này cho thấy Hoa Kỳ dường như muốn dẹp bỏ cơ quan phúc thẩm vào cuối năm nay, một số đặc phái viên thương mại giấu tên cho biết.

Nguồn: livemint.com

Từ khóa: Hoa Kỳ, nỗ lực, bác bỏ, không gian chính sách, Ấn Độ

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393653
Go to top