Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcWTO đang nỗ lực cấm chính phủ can thiệp vào dữ liệu doanh nghiệp

WTO đang nỗ lực cấm chính phủ can thiệp vào dữ liệu doanh nghiệp

WTO27032018

Trung Quốc và Mỹ sẵn sàng xem xét các nỗ lực đa phương do Nhật Bản, Singapore và Australia khởi xướng.

Mặc dù Trung Quốc thắt chặt kiểm soát thông tin trong nước, nước này cũng đã bày tỏ thiện chí sẽ chung tay xây dựng bộ quy tắc quốc tế thống nhất về quản lý dữ liệu.

Trước việc một số nước như Trung Quốc thắt chặt kiểm soát luồng thông tin ra vào biên giới, một nhóm các quốc gia thành viên WTO, dẫn đầu là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Singapore và Australia sẽ đề xuất bộ quy tắc về việc cấm chính phủ can thiệp quá mức vào dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp.

Bản đề xuất được thông báo trong tháng này nếu được thông qua sẽ đánh dấu lần đầu tiên WTO có quy tắc về quản trị dữ liệu thương mại. Quy định này sẽ bao gồm một điều khoản cấm chính phủ các nước ép buộc doanh nghiệp tiết lộ các dữ liệu mật, như mã nguồn hoặc thuật toán.

Tốc độ cải cách chậm chạp tại WTO, đặc biệt là trong cơ chế giải quyết tranh chấp – mà Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là “không công bằng” và “vô dụng”, đã châm dầu thêm cho sự thất vọng của Mỹ dành cho tổ chức này.

Ngay cả khi không hài lòng với WTO, Mỹ vẫn tỏ ý sẽ làm việc với các nước để tạo ra các quy tắc dữ liệu thân thiện với doanh nghiệp, và quy tắc này sẽ bao gồm cả Trung Quốc. Sự tham gia của cường quốc châu Á sẽ quyết định khuôn khổ này có thành công hay không.

Nhiều nước thành viên WTO cũng sẽ tham gia vào nỗ lực chung. Sẽ có các cuộc họp kín giữa bộ trưởng và quan chức các nước, bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế thường niên tại Davos, Thụy Sĩ vào cuối tháng này.

Nhật Bản, Australia và Singapore là ba nước khởi xướng. Đối với các nước châu Á – Thái Bình Dương bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc này, quyết định rút khỏi Hiệp định TPP của Trump trong năm 2017 đã đẩy cao tính cấp thiết của việc phải có một bộ quy tắc quốc tế về thương mại điện tử có tầm ảnh hưởng lớn.

Ba quốc gia trên đã tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức tại WTO kể từ tháng Ba năm 2018 để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán, và cho đến nay, đã giành được sự ủng hộ của khoảng 70 quốc gia và khu vực, bao gồm Mỹ và Trung Quốc. Các nước đặt mục tiêu sẽ khởi động chính thức các cuộc đàm phán về chủ đề trên tại cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Osaka vào tháng 6/2019, để đưa các quy định này đi vào hiệu lực vào năm tới.

Mặc dù Trung Quốc vẫn còn do dự trong việc cho phép dữ liệu được di chuyển tự do hơn, nước này vẫn là một thành viên tích cực trong các cuộc thảo luận thăm dò.

Dữ liệu ngày một di chuyển giữa các nước, không chỉ trong các giao dịch hàng hóa và dịch vụ, mà còn là đầu vào của hoạt động doanh nghiệp. Lấy ví dụ, dữ liệu liên quan đến một chiếc xe mới được thiết kế ở châu Âu có thể được gửi đến một nhà máy tại Trung Quốc trong khi khâu marketing được xử lý tại Nhật Bản.

Trong khi đó, Trung Quốc đã nỗ lực để nắm quyền kiểm soát cao hơn đối với dữ liệu của cá nhân và doanh nghiệp. Nước này đã thông qua luật an ninh mạng năm 2017, cấm các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Trung Quốc được chuyển dữ liệu khách hàng ra khỏi nước này.

Những người chỉ trích lo ngại, can thiệp dữ liệu quá mức của chính phủ sẽ bóp méo môi trường kinh doanh quốc tế. Một ví dụ đáng chú ý trong quá khứ đó là việc Google rời bỏ Trung Quốc vì Bắc Kinh kiểm duyệt công cụ tìm kiếm.

Quy tắc mới đề xuất các quy định ngăn chặn chính phủ ép buộc doanh nghiệp nước ngoài phải áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, hoặc cài các đặc tính như mã nguồn vào trong công nghệ của họ. Các yêu cầu này không chỉ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, mà còn tạo ra nguy cơ rò rỉ dữ liệu quan trọng của cá nhân và doanh nghiệp.

Các nước càng có động cơ thông qua quy tắc mới khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Thị trường thương mại số, với sự tham gia của các người chơi trên khắp thế giới, đã trở thành một động lực tăng trưởng then chốt trong những năm gần đây. Nhưng thị trường này có thể trở thành một vùng đất vô chủ, chưa có luật lệ, nếu như hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ chăm chăm cho lợi ích của mình.

Trump đã chối bỏ chủ nghĩa đa phương, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại mong muốn cô lập mạng internet của Trung Quốc trước sự ảnh hưởng của nước ngoài bằng một “Vạn lý trường thành trên mạng” (Great Firewall). Nhưng các quy định đơn phương và sự ưu ái cá nhân sẽ có ít cơ hội để hoạt động, trong bối cảnh 60% trong 7.6 tỷ người trên thế giới đã tiếp cận internet.

Các quy định quốc tế về quản lý dữ liệu từ trước đến nay đều chỉ giới hạn trong các hiệp định thương mại tự do giữa các nước với nhau. Nhưng Hiệp định TPP-11 (không có Mỹ) vừa đi vào hiệu lực gần đây, và Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada đều bao gồm các quy tắc cho phép sự di chuyển tự do của dòng chảy thông tin.

Nguồn: Asia Nikkei – TQ

Từ khóa: WTO, dữ liệu, can thiệp của chính phủ

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393623
Go to top