Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnWTO và viễn cảnh chấm dứt hoạt động bởi vụ kiện của Trung Quốc?

WTO và viễn cảnh chấm dứt hoạt động bởi vụ kiện của Trung Quốc?

WTO27032018

Vào ngày 14 tháng 6 năm 2019, WTO đã ban hành một thông báo truyền thông rằng các thủ tục tố tụng trong vụ kiện DS516 (Liên minh châu Âu - Các biện pháp Liên quan đến Phương pháp So sánh Giá) do Trung Quốc khởi xướng chống lại Liên minh châu Âu đã bị đình chỉ theo yêu cầu của chính Trung Quốc. Được đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer gọi là "vấn đề kiện tụng nghiêm trọng nhất mà chúng ta từng có tại WTO tính đến hiện nay", vụ kiện có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ đô la sản phẩm của Trung Quốc. Nhưng tầm quan trọng của vụ kiện vượt qua cả lợi ích thương mại.

Vụ kiện liên quan đến Mục 15 của Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc, cho phép các thành viên WTO khác xem Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường (NME) khi thực hiện các cuộc điều tra chống bán phá giá. Chống bán phá giá, điển hình là dưới hình thức thuế nhập khẩu, giúp ngăn chặn các biện pháp ‘bán phá giá’, nơi một nhà xuất khẩu bán hàng hóa cho một quốc gia khác với mức giá thấp hơn giá trị thông thường ở nước sở tại.

Khi tính toán các giá trị bình thường, Mục 15 cho phép các cơ quan điều tra bỏ qua giá cả trong nước ở Trung Quốc và thay vào đó sử dụng giá thay thế từ một nước thứ ba - được gọi là phương pháp NME. Phương pháp này có thể làm tăng đáng kể khả năng phát hiện các trường hợp bán phá giá, đôi lúc khiến tỷ lệ bán phá giá lên tới 1731%.

Theo Mục 15 (d), phương pháp NME sẽ hết hạn sau 15 năm kể từ ngày quốc gia đó gia nhập WTO. Trung Quốc cho rằng phương pháp NME sẽ không được tiếp tục sau ngày 10 tháng 12 năm 2016. Tuy nhiên, đến ngày 11 tháng 12 năm 2016, cả phía Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đều không sẵn sàng từ bỏ một công cụ tiện lợi như vậy. Do đó, chỉ một ngày sau, trong một động thái chưa từng có, Trung Quốc đã đệ trình lên WTO các cáo buộc Mỹ và EU vì đã phá vỡ cam kết.

Người ta có thể lập luận rằng bất kể Mục 15 có cho phép tiếp tục thực hiện phương pháp NME sau năm 2016 hay không, các nước thành viên WTO có thể tăng thuế chống bán phá giá bằng những cách thức khác nhau. Ví dụ, Australia đã sử dụng phương pháp được gọi là ‘tình huống thị trường đặc thù’ sau khi nước này công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường đầy đủ vào năm 2005. Giữa lúc tranh chấp NME đang diễn ra, EU đã sửa đổi ‘quy định chống bán phá giá’ của mình, trong đó thay thế ‘phương pháp NME’ bằng phương pháp ‘một quốc gia- trung tính’ - giống hệt phương pháp NME chỉ là đổi tên.

Nhưng tại sao Trung Quốc lại từ bỏ vụ kiện NME? Có một số giải thích khả dĩ.

Một là để tránh sự bẽ mặt cùng với khả năng thất bại. Điều này là dễ hiểu, do tầm quan trọng của Trung Quốc trong vụ kiện. Thật vậy, trong tuyên bố mở đầu tại phiên điều trần đầu tiên, Đại sứ Trung Quốc tại WTO Trương Hướng Thần cảnh báo rằng vụ kiện ‘liên quan đến độ tin cậy của cơ chế giải quyết tranh chấp, tính toàn vẹn của WTO và niềm tin của các nước thành viên vào hệ thống thương mại đa phương’.

Nhưng có một vấn đề với lập luận này: cho dù phán quyết của Ban hội thẩm có tệ đến mức nào chăng nữa, Trung Quốc vẫn có thể kháng cáo. Vì vậy, tại sao Trung Quốc không thể chờ đến khi Ban hội thẩm đưa ra phán quyết và sau đó, nếu cần thiết, nộp đơn kháng cáo?

Câu trả lời là họ không thể. Bằng cách từ chối phê chuẩn thêm các thẩm phán mới, Mỹ đã khiến Cơ quan phúc thẩm thương mại của WTO hầu như ‘chết mòn’ sau hai năm. Trên thực tế, từ một năm trước, Cơ quan phúc thẩm đã không tổ chức các phiên điều trần về kháng cáo mới, viện dẫn lý do là có quá nhiều vụ kiện quan trọng tồn động và năng lực bị suy giảm. Do đó, ngay cả khi Trung Quốc nộp thông báo kháng cáo, vụ kiện có thể không bao giờ được Cơ quan phúc thẩm đưa ra xét xử, điều này có nghĩa là Mỹ và EU có thể tiếp tục phá vỡ cam kết.

Một cách giải thích khả dĩ khác là Ban hội thẩm ủng hộ quan điểm của EU, rằng thời hạn 15 năm chỉ làm thay đổi gánh nặng chứng minh và không chấm dứt quyền áp dụng phương pháp NME thực chất. Điều này sẽ đưa đến những hàm ý hệ thống và chính trị nghiêm trọng.

Về mặt chính trị, một phán quyết như trên có thể được công chúng diễn giải rằng tòa án WTO nhận định Trung Quốc vẫn là một nước NME. Tuy nhiên, điều này sẽ là một sự hiểu lầm hoàn toàn về bản chất của tranh chấp này vì WTO không có định nghĩa về NME là gì và Ban hội thẩm không đủ thẩm quyền quyết định liệu Trung Quốc có phải là nước NME hay không. Việc diễn giải sai này sẽ phản ánh không tốt về những thành tựu mở cửa và cải cách kinh tế tiến bộ của Trung Quốc. Cùng với lời kêu gọi cải cách WTO để đối phó với Trung Quốc, một phán quyết như trên có thể làm suy yếu thêm vị thế đàm phán của Trung Quốc.

Ở cấp độ hệ thống, một phán quyết như trên cũng sẽ đặt câu hỏi về tính hợp pháp của WTO. Một mặt, Trung Quốc xem quyết định ủng hộ lập trường EU về cơ bản là thể chế hóa sự phân biệt đối xử đối với Trung Quốc, điều mà họ vô cùng phẫn nộ và coi là không thể thương lượng. Mặt khác, Mỹ và EU coi bất kỳ phán quyết nào có thể được Trung Quốc ủng hộ là ‘thảm họa cho WTO’.

Nếu suy đoán này là chính xác, thì Ban hội thẩm đã phạm một sai lầm rất lớn. Ban hội thẩm có thể đã xử lý tranh chấp một cách ngoại giao hơn, đơn giản là bằng cách cho phép phương pháp NME hết hạn, trong khi vẫn cho phép các nước thành viên WTO sử dụng các phương pháp tương tự theo Hiệp định Chống Bán phá giá của WTO. Điều này sẽ đa phương hóa cách tiếp cận đơn phương và phân biệt đối xử trong khuôn khổ chung của WTO.

Cuối cùng, cũng có thể Trung Quốc đình chỉ vụ kiện nhằm kiềm chế xu hướng phản đối WTO trong nước và duy trì hỗ trợ chính trị cho WTO. Kể từ khi gia nhập, Trung Quốc đã dần xây dựng niềm tin vào sự công bằng của hệ thống thương mại đa phương. Với cuộc khủng hoảng hiện tại trong WTO, đặc biệt là khi đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, sự tiếp tục ủng hộ của Trung Quốc cho hệ thống này là tối quan trọng.

Nhưng đây không phải là một sự ủng hộ nghiễm nhiên, bởi đã có những lời kêu gọi Trung Quốc rút khỏi hệ thống của WTO và xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế thay thế. Nếu Trung Quốc thoái lui, việc trở lại hệ thống sẽ khó hơn rất nhiều. Và nếu một kịch bản như vậy xảy ra, vụ kiện DS516 có thể được ghi nhớ là vụ kiện cuối cùng; chấm dứt WTO và hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc.

(*) Henry Gao là Phó giáo sư tại Trường Luật, Đại học Quản lý Singapore (SMU).

(**) Chu Vi Hoan là Giảng viên cao cấp và là thành viên của Trung tâm Luật kinh tế và Kinh doanh quốc tế Herbert Smith Freehills Trung Quốc (CIBEL), Khoa Luật, Đại học New South Wales (UNSW), Sydney.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: WTO, viễn cảnh, chấm dứt hoạt động, vụ kiện, Trung Quốc

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400901
Go to top