Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnTrump đang tìm cách hạ bệ WTO. Điều đó sẽ không thể xảy ra

Trump đang tìm cách hạ bệ WTO. Điều đó sẽ không thể xảy ra

WTO27032018

Đây là một trong những cuộc chiến âm thầm, và cũng là một trong những cuộc chiến quan trọng nhất.

Tuần trước, chính quyền Trump đã ban hành một đợt áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Cuba, Venezuela, và Nicaragua vì lý do chống lưng cho chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro. Bên cạnh nhiều biện pháp trừng phạt khắc nghiệt, Mỹ còn siết chặt các hoạt động du lịch đến Cuba từ một số nước cụ thể như Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đã đầu tư khá nhiều vào ngành du lịch tại quốc đảo Cuba và vì thế, nước này đã tuyên bố sẽ khiếu kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Và mặc dù phần đông người Mỹ không lo ngại nhiều cho WTO – có thể vì họ chưa từng phải lo lắng về điều này – nếu chính quyền Trump đạt được mục đích của mình, người dân Mỹ sẽ không còn được tận hưởng một cuộc sống dễ thở như hiện tại.

Để hiểu được tầm quan trọng của WTO đối với đời sống thường ngày của người Mỹ, chúng ta cần nhìn lại cách mà tổ chức này ra đời. Trước năm 1948, một hệ thống quy tắc thương mại phổ quát toàn cầu vẫn chưa tồn tại, vì thế, mỗi quốc gia được tự do quyết định các chính sách thương mại của họ. Mặc dù điều này nghe có vẻ lý tưởng đối với những người ủng hộ chủ nghĩa quốc gia, kết quả mà nó mang lại thì không. Theo đó, khi các nước được tự ý hành xử như vậy, họ thường đạt được những lợi ích trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn thì ngược lại.

Rất khó để duy trì sự cân bằng trong nền thương mại toàn cầu. Các quốc gia thường mong muốn nền công nghiệp nước họ đạt nhiều thành công hơn, nhưng sự thành công đó còn phụ thuộc vào các dòng chảy hàng hóa tự do xuyên biên giới, bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu. Thực tế, 95% số người tiêu dùng trên thế giới là ở bên ngoài nước Mỹ, và vì thế, việc tìm cách tiếp cận nhóm người này là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Mỹ. Theo đó, nếu Mỹ gây khó khăn cho hàng hóa của các nước khác bán tại thị trường Mỹ (những loại hàng hóa mà hộ gia định và doanh nghiệp Mỹ cần mua), các nước khác dĩ nhiên cũng sẽ trả đũa lên hàng hóa Mỹ tại thị trường họ.

Một dẫn chứng rõ ràng nhất cho việc này là vào năm 1930, khi Tổng thống Mỹ Herbert Hoover phê chuẩn Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley nổi tiếng thời bấy giờ, mặc cho sự phản đối của hơn 1000 nhà kinh tế học. Đạo luật này khiến khoảng 900 dòng thuế nhập khẩu gia tăng, hiển nhiên dẫn đến sự trả đũa từ các đối tác thương mại của Mỹ, bao gồm Canada – điểm đến của 20% hàng xuất khẩu Mỹ.

Từ sau sự lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ “bần cùng hóa nước láng giềng” trên toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã chịu thừa nhận rằng việc xây dựng một hệ thống luật lệ thương mại chung là điều cần thiết, để điều phối hoạt động thương mại giữa các nước và ngăn chặn những chính sách đơn phương nguy hiểm. Kết quả là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) ra đời, nhằm chuẩn hóa các quy định về áp đặt thuế quan. GATT đã giữ được mọi thứ ở trạng thái cân bằng trong một thời gian dài, nhưng nó cũng có một số khuyết điểm căn bản: chẳng hạn như, nó không có những quy trình ràng buộc để giải quyết những tranh chấp thương mại không thể tránh khỏi, phát sinh giữa các quốc gia. Vì không có những điều khoản ràng buộc, nên người ta xem hiệp định này như là “một bản hướng dẫn hơn là những quy tắc thực sự”.

Cũng chính vì nguyên nhân này, nên khi WTO được xây dựng để thay thế GATT vào năm 1994, một trong những cơ chế cốt lỗi của nó là một hệ thống giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc, áp dụng công bằng lên mọi quốc gia thành viên, nhằm ngăn chặn các nước không được “tự ý hành động” khi họ cho rằng mình không được đối xử công bằng. Và chính xác là hệ thống đó được dùng để ngăn chặn những hành động như chính sách thuế quan hiện nay của Tổng thống Trump.

Như nhiều chuyên gia chỉ ra, tuyên bố của Trump về cách đối xử không công bằng của WTO đối với Mỹ - và về những mối đe dọa an ninh quốc gia, ví dụ như thép nhập khẩu – chỉ là những lập luận mơ hồ, và nhiều khả năng là chúng hoàn toàn sai sự thật. Thực tế, Mỹ được đối xử khá tốt trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, vì nước này giành phần thắng trong hơn 85% số vụ kiện của họ.

Tin tốt lành là, mặc dù đưa ra những lời đe dọa, ngài Tổng thống vẫn không có đủ thẩm quyền để tự ý rút nước Mỹ ra khỏi WTO. Tuy nhiên, những gì ông có thể làm, là hạ bệ tổ chức này từ bên trong.

Để những quy định của WTO có hiệu lực, tổ chức này phải đảm bảo có được quyền ép buộc các nước thi hành những quy định đó. Các quyết định có hiệu lực ràng buộc thường được ban hành bởi Cơ quan Phúc thẩm của WTO – một tòa án thương mại quốc tế cao nhất thế giới. Thông thường, cơ quan này có 7 thẩm phán. Tuy nhiên hiện tại, nó chỉ còn 3 người – mức tối thiểu để giải quyết các vụ kiện – vì chính quyền Trump đang chủ động ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán mới vào tòa án. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn đến cuối năm nay, Cơ quan Phúc thẩm sẽ chỉ còn lại 1 thành viên, khiến nó không còn quyền lực – và cùng với đó là sự sụp đổ của những cơ chế ràng buộc các nước thành viên phải tuân theo luật lệ thương mại quốc tế.

Đây thực sự là một chiến thuật vô cùng xấu xí nhằm luồn lách qua hệ thống hiệp định và luật lệ thương mại quốc tế lâu đời, nhưng nó lại là một phương pháp thông thường dưới thời chính quyền Trump. Tương tự như đối với WTO, Trump cũng không hài lòng với các quy tắc và định hướng của nhiều cơ quan chính phủ Mỹ - đặc biệt là khi chúng được thiết kế để hạn chế sự tập trung quyền lực. Mỗi khi ông không hài lòng với một cơ quan nào đó, chẳng hạn như Cục Bảo vệ Môi trường hay Bộ Ngoại giao, những gì ông làm là ngăn chặn bổ nhiệm nhân sự cho cơ quan đó, hoặc cắt ngân sách để nó không còn đủ khả năng vận hành (may mắn là Quốc Hội có thể ngăn cản ông làm việc này). Nếu ông không hài lòng với quyết định của những tòa án cho rằng chính sách của ông là sai luật, ông sẽ tìm cách cài người của ông vào hội đồng thẩm phán để diễn giải luật lệ theo hướng có lợi cho ông. Khi ông không muốn nghe theo những khuyến nghị về an ninh quốc gia từ chính cơ quan tình báo của nước mình, ông sẽ đánh vào uy tín của cơ quan đó. Khi ông muốn đơn phương áp đặt những chính sách thuế quan có thể ảnh hưởng đến các nước thành viên WTO khác, hoặc bóp nghẹt nền kinh tế của cả một quốc gia mà không cân nhắc đến những khoản đầu tư mà các đồng minh của mình đã đổ vào, ông hạ bệ những tòa án quốc tế có khả năng chống lại ông.

Và mặc dù những người theo trường phái bảo thủ có thể lý luận rằng một vài cơ quan chính phủ Mỹ đang quá cồng kềnh và nắm giữ quá nhiều quyền lực, hoặc nhiều tòa án Mỹ đang diễn giải luật pháp quá chung chung trong những thập kỷ qua, hoặc thậm chí WTO đang chật vật vì không bắt kịp với tốc độ phát triển của nền thương mại toàn cầu, việc tự ý xô đổ những thể chế quan trọng mà không quan tâm đến hệ quả là một bước thụt lùi nguy hiểm. Và những công dân bình thường ở Mỹ sẽ lãnh hậu quả như thế nào?

“Thuế quan”, suy cho cùng, chỉ là một cách gọi khác của lệ phí – và phí này tự động áp lên hàng hóa hay dịch vụ nước ngoài khi chúng đặt chân vào nước Mỹ, để bán cho người tiêu dùng Mỹ. Và, tương tự như thuế đánh trên doanh thu, thuế quan cũng khiến chi phí tiêu dùng tăng lên. Thực tế, hai nghiên cứu gần đây phát hiện rằng toàn bộ các mức thuế quan mà tổng thống ban hành vào năm 2018 phải bị gánh chịu bởi người tiêu dùng Mỹ.

Nhưng thuế quan còn gây hại cho người Mỹ theo những hướng khác - bởi vì tầng lớp thu nhập thấp ở Mỹ thường được hưởng lợi nhiều nhất từ một hệ thống thương mại quốc tế cạnh tranh lành mạnh. Có nhiều lý giải phức tạp cho việc này, nhưng có ít nhất hai lý do đơn giản như sau:

Thứ nhất, khoảng 50% hàng nhập khẩu là “sản phẩm trung gian”, hay nguyên vật liệu để các công ty Mỹ sản xuất ra những loại hàng hóa có tính cạnh tranh toàn cầu cao hơn. Một số loại nguyên liệu - chẳng hạn như thép nhẹ, dùng để chế tạo ô tô và máy lạnh – về cơ bản sẽ đắt đỏ hơn nếu được sản xuất tại Mỹ. Nếu không có những nguồn nguyên liệu nhập khẩu giá rẻ này, các hộ gia định thu nhập thấp sẽ không còn khả năng tiếp cận được vô số loại mặt hàng mà họ lệ thuộc mỗi ngày.

Thứ hai, việc ép buộc các công ty sử dụng nguồn nguyên liệu đắt đỏ hơn chỉ vì chúng là “nguyên liệu từ Mỹ” sẽ gây phản năng suất, dưới gốc độ việc làm của người Mỹ và giá trị nền kinh tế. Theo kết quả điều tra dân số năm 2015, các nhà máy sản xuất thép ở Mỹ chỉ sử dụng 140.000 lao động Mỹ và đóng góp 33 tỷ USD vào nền kinh tế. Ngược lại, những ngành tiêu thụ thép, bao gồm lượng thép nhập khẩu, sử dụng đến 6,5 triệu lao động và đóng góp khoảng 1000 tỷ USD vào GDP.

Vì những lý do trên, việc tự ý áp đặt thuế quan để chống lưng cho một vài ngành sản xuất, theo hướng gây hại cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất Mỹ - và không quan tâm đến việc nó có tốn kém hay tình hình có thể trở nên tồi tệ như thế nào – là một hành động vô cùng nguy hiểm.

Lịch sử đã dạy cho ta rằng chủ nghĩa bảo hộ là có hại cho sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và túi tiền của người tiêu dùng Mỹ. Và đây rõ ràng là lý do tại sao mà chúng ta cần đến WTO hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng và nhà sản xuất Mỹ cần lên tiếng kêu gọi chính quyền Trump chấm dứt chiến thuật ngăn chặn bổ nhiệm thành viên cho WTO.

Nguồn: The Bulwark

Từ khóa: Chủ nghĩa bảo hộ, tự do thương mại, chiến tranh thương mại, WTO, thẩm phán

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400860
Go to top