Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcNông dân Nhật Bản bày tỏ mối quan ngại về tình trạng hàng nhập khẩu gia tăng, giữa lúc CPTPP tiến gần đến ngày có hiệu lực

Nông dân Nhật Bản bày tỏ mối quan ngại về tình trạng hàng nhập khẩu gia tăng, giữa lúc CPTPP tiến gần đến ngày có hiệu lực

nongdannhatban

Tiến triển của hiệp định thương mại CPTPP đang gây ra nhiều lo ngại cho giới nông dân Nhật Bản. Rất nhiều người đã bày tỏ sự lo lắng về khả năng hàng nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường khi hiệp định có hiệu lực từ ngày 30/12.

Australia vừa trở thành quốc gia thứ 6 phê chuẩn bản Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, sau khi nước này hoàn thành những yêu cầu để khuôn khổ cắt giảm thuế quan có hiệu lực.

Tatsumi Dejima, một người nông dân 60 tuổi sống tại làng Sarabetsu ở Hokkaido, nhận xét rằng thỏa thuận CPTPP được phê chuẩn bởi các nước thành viên với tốc độ “khá nhanh”.

Ông cho biết: “Giả sử như các sản phẩm sữa nước ngoài bắt đầu đổ bộ vào thị trường, người tiêu dùng có nhiều khả năng sẽ lựa chọn hàng nhập khẩu. Tôi lo sợ rằng các biện pháp đối phó chỉ được áp dụng sau khi chúng tôi đã bị ảnh hưởng”. Hokkaido là khu vực sản xuất hơn 50% lượng sữa tươi nguyên chất của Nhật Bản.

Tại quận Kagoshima, khu vực chăn nuôi lợn lớn nhất ở Nhật Bản, ông Michio Ushidome, trưởng hiệp hội nông dân nuôi lợn đen, bày tỏ sự quan ngại dành cho những lợi ích được vẽ ra từ hiệp định.

Ông cho biết: “Những hộ nông nhỏ như chúng tôi ít khi được hưởng lợi từ hiệp định thương mại”. Thêm vào đó, ông hi vọng sự rạn nứt giữa các nước đã ký kết CPTPP với Hoa Kỳ, quốc gia đã rút ra khỏi hiệp định này vào năm 2017, sẽ không gây ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Nhật Bản.

Ông Ushinome nói: “Chúng tôi muốn (chính phủ) đảm bảo rằng họ sẽ có những biện pháp hỗ trợ nếu như các doanh nghiệp nuôi lợn bắt đầu gặp phải khủng hoảng”.

Những nông hộ khác, bao gồm nhà sản xuất lúa gạo, ông Mitsuo Ota ở Daisen, quận Akita, cũng lo lắng về vấn đề cắt giảm thuế quan.

“Quyết định của chính phủ dựa trên tình hình thương mại tổng thể. Vì vậy, bất luận những nông hộ chúng tôi phản đối CPTPP, chúng tôi cuối cùng cũng phải chấp nhận quyết định này của chính phủ” Ota bày tỏ.

Ngược lại, lĩnh vực kinh doanh lại cực kì hân hoan với ngày hiệp định dự kiến có hiệu lực.

Ông Hiroaki Nakanishi, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản phát biểu: “Đó là một thành tựu vĩ đại. Chúng tôi, với tư cách là các nhà quản lý doanh nghiệp, rất vui mừng với bước tiến này”.

Nakanishi cho biết mặc dù ông có thể hiểu được lý do đằng sau hành động rút khỏi hiệp định của Hoa Kỳ, Nhật Bản vẫn nên thúc đẩy các hiệp định tự do thương mại.

Nakanishi nói: “Mọi người nên hiểu rằng mỗi quốc gia có những hoàn cảnh riêng cần phải cân nhắc”.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất trong hiệp định, là một trong 5 quốc gia đã phê chuẩn hiệp định này, cùng với Mexico, Singapore, New Zealand và Canada.

Brunei, Chile, Malaysia, Peru và Việt Nam vẫn chưa hoàn thành xong những thủ tục nội địa cho việc phê chuẩn CPTPP.

Nguồn: Japan Times - HN

Từ khóa: CPTPP, xuất khẩu nông sản, hội nhập, thương mại, hiệp định tự do thế hệ mới

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397226
Go to top