Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcCanada là quốc gia thứ 5 phê chuẩn CPTPP

Canada là quốc gia thứ 5 phê chuẩn CPTPP

CPTPP14032018

Ngày 27/10, Chính phủ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã gửi thông báo chính thức về việc phê chuẩn hiệp định CPTPP tới New Zealand. Theo đó, Canada đã hoàn tất thủ tục pháp lý sau khi các nhà lập pháp thông qua hiệp định vào ngày 25/10, đưa Canada trở thành quốc gia thứ 5 phê chuẩn hiệp định CPTPP.

Các quốc gia thành viên khác đang đẩy mạnh tiến trình phê chuẩn trước ngày 1/11 để hiệp định dự kiến có thể bắt đầu thực thi vào ngày 31/12 với mức cắt giảm thuế ban đầu được triển khai từ ngày 1/1/2019.

CPTPP là một khối thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia với 495 triệu dân và tổng GDP đạt 13,5 nghìn tỷ USD. Hiệp định này sẽ thiết lập chiến lược các điều khoản về thương mại cho khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cùng với NAFTA (nay là USMCA) và các hiệp định thương mại tự do với EU (CETA) và Hàn Quốc, CPTPP sẽ làm cho Canada là quốc gia G7 duy nhất có tiếp cận thương mại tự do với châu Mỹ, châu Âu và châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế đáng kể cho Canada, bao gồm cả việc tiếp cận Nhật Bản (nền kinh tế lớn thứ ba thế giới) cũng như các thị trường phát triển nhanh như Malaysia và Việt Nam. Những lợi ích này sẽ tiếp tục tăng lên khi CPTPP mở rộng cho các thành viên mới tham gia. Các chuyên gia cho rằng tất cả các tỉnh/ thành phố và vùng lãnh thổ của Canada đều được hưởng lợi từ CPTPP.

Về tiếp cận thị trường hàng hóa, lợi ích quan trọng nhất là ở Nhật Bản, cũng như Việt Nam và Malaysia, các quốc gia mà Canada hiện chưa có hiệp định thương mại tự do và thuế suất vẫn cao. Các nhà xuất khẩu Canada sẽ hưởng lợi từ một số ngành hàng. Các điều khoản về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, và các lĩnh vực khác trong CPTPP sẽ được áp dụng nhằm bảo đảm hàng hóa tiếp cận thị trường thu được lợi ích thông qua xóa bỏ thuế quan và sẽ tạo ra môi trường thương mại đáng tin cậy cho các thành viên CPTPP, mang lại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu các thị trường tiềm năng.

CPTPP sẽ bao gồm các phụ lục đối với chương TBT giải quyết các thách thức cụ thể mà các nhà xuất khẩu phải đối mặt trong các lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế, công nghệ thông tin và viễn thông, mỹ phẩm... Riêng về ô tô và phụ tùng ô tô, việc xóa bỏ thuế quan theo từng giai đoạn được áp dụng cho tất cả phương tiện và phụ tùng vào các thị trường CPTPP. Nhật Bản được chỉ định là một quốc gia được miễn thuế đối xử tối huệ quốc (MFN). Thuế nhập khẩu xe ô tô chở khách của Canada là 6,1% sẽ được loại bỏ trong 4 năm, thông qua 5 đợt cắt giảm hàng năm để duy trì mức thuế quan lớn hơn trong 2 năm đầu, mức bảo hộ cao hơn so với FTA Canada- Hàn Quốc và CETA. Mức thuế của Canada tăng lên 8,5% đối với phụ tùng ô tô sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Thỏa thuận ô tô song phương của Canada với Nhật Bản bao gồm một cơ chế tự vệ áp dụng trong các trường hợp nhập khẩu gia tăng, ràng buộc các thủ tục giải quyết tranh chấp và thiết lập ủy ban song phương về giao dịch xe để thảo luận các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư. Canada đã đàm phán quy tắc xuất xứ tự do hơn đối với phương tiện xe cơ giới với Australia và Malaysia nhằm bảo đảm rằng các nhà sản xuất Canada có thể hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan với các thị trường này. Các cam kết về tiêu chuẩn và quy định sẽ giải quyết các biện pháp phi thuế ngăn cản các công ty Canada hiện thực hóa tiềm năng xuất khẩu đầy đủ.

Về dịch vụ và đầu tư, Canada bảo đảm cam kết vượt xa các cam kết chung về thương mại dịch vụ và các FTA hiện tại của nước này với một số thành viên CPTPP, sử dụng cách tiếp cận chọn bỏ với các cơ chế standstill (giữ nguyên hiện trạng) và ratchet (chỉ tiến không lùi) để tự do hóa dịch vụ và đầu tư. Các nhà đầu tư Canada sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường bảo vệ đầu tư và tiếp cận ngang bằng với đối xử tốt nhất được dành cho bất kỳ công ty nước ngoài nào ở các quốc gia CPTPP. Các cam kết của Việt Nam và Malaysia cũng vượt xa những gì đã đưa ra trong FTA của các quốc gia này. Các nhà đầu tư Canada cũng hưởng lợi từ các điều khoản bảo hộ đầu tư toàn diện trong CPTPP, và được hỗ trợ bởi một cơ chế mạnh mẽ để giải quyết các tranh chấp đầu tư.

Trong các ngành khác, như phụ lục công nghệ sinh học, hiệp định nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong các quy trình phê duyệt dựa trên khoa học của các thành viên đối với các sản phẩm công nghệ sinh học, đưa ra một quy trình trong các trường hợp xuất hiện ở mức độ thấp để giảm thiểu các tác động thương mại bất lợi. Về nhập cảnh tạm thời, hiệp định cung cấp cho người Canada các cam kết nhập cảnh tạm thời mới từ nhiều đối tác CPTPP khác nhau cho các chuyên gia và kỹ thuật viên có tay nghề cao, chuyển giao nội bộ, nhà đầu tư và khách hàng doanh nghiệp, bao gồm cả cải thiện tiếp cận đối với thị trường ưu tiên được xác định bởi các bên liên quan, nhất là Australia và Chile. Về chương SME, lần đầu tiên trong một hiệp định thương mại của Canada, chương này bao gồm các điều khoản để đảm bảo các SME có quyền truy cập thông tin được thiết kế riêng cho việc sử dụng của họ, giúp các SME dễ dàng khai thác hơn và hướng vào các thị trường CPTPP.

Hiệp định cũng bao gồm các điều khoản có thể thực thi đối với các doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy thực tiễn kinh doanh công bằng và khung thương mại điện tử cho luồng dữ liệu xuyên biên giới và yêu cầu nội địa hóa máy chủ. Về môi trường, CPTPP bao gồm các điều khoản để tăng cường bảo vệ môi trường trong khu vực CPTPP và giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu, một trong những kết quả tham vọng nhất được thương lượng bởi Canada cho đến nay. Các điều khoản trong chương này có thể được thi hành thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định — một cơ chế đầu tiên cho Canada. Về lao động, chương này yêu cầu các quyền của người lao động cơ bản trong Tuyên bố về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc của Tổ chức Lao động Quốc tế 1998 được phản ánh trong pháp luật và thực hành, nghĩa là loại bỏ lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử, và tôn trọng tự do của hiệp hội và quyền thương lượng tập thể. Các điều khoản trong chương này cũng có thể được thi hành thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định — một cơ chế đầu tiên khác cho Canada./.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: Canada, quốc gia thứ 5, phê chuẩn, CPTPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397616
Go to top