Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngNhững bước tiếp theo của hiệp định thương mại CPTPP sẽ là gì?

Những bước tiếp theo của hiệp định thương mại CPTPP sẽ là gì?

CPTPP2101

Sắp tới đây, các nước thành viên của hiệp định thương mại CPTPP sẽ họp mặt tại Auckland, New Zealand để kỷ niệm một năm ngày hiệp định nhận được đủ 6 sự phê chuẩn từ các nước thành viên (điều kiện để hiệp định có hiệu lực). Vậy cho đến hiện tại, hiệp định này đã giúp được gì cho các nhà xuất khẩu xứ Kiwi – và những bước tiếp theo của hiệp định này là gì?

Khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang sôi sục, thật dễ hiểu khi CPTPP không phải là chủ đề ưu tiên hàng đầu của giới quan sát thương mại.

Tuy nhiên, khi Ủy bản CPTPP tổ chức cuộc họp mặt chính thức lần thứ hai tại Auckland tuần này (từ 7/10 đến 9/10), 11 nước thành viên của hiệp định thương mại sẽ có cơ hội điểm lại những mặt thành công và thất bại của thỏa thuận trong thời gian qua, và định hướng cho tương lai.

CPTPP đã có hiệu lực từ ngày 30/12 năm ngoái. Khi mà ngày kỷ niệm 1 năm đang đến gần, thì những lợi ích từ hiệp định cũng bắt đầu được các nhà xuất khẩu cảm nhận.

Hiệp hội Các nhà sản xuất Thịt New Zealand cho biết, thịt bò xuất khẩu từ New Zealand sang Nhật Bản đã tăng 22% về sản lượng và 15% về giá trị trong 8 tháng sau khi CPTPP có hiệu lực. Thuế quan trước khi có thỏa thuận là 38,5%, hiện đã giảm còn 26,6%.

Charles Finny, thành viên công ty tư vấn Saunders Unsworth và từng là một nhà đàm phán thương mại, cho biết tác động của thỏa thuận này “khá tích cực tại thị trường Nhật Bản, nhưng khiêm tốn hơn ở những nơi khác”.

Ông Finny nói: “Dĩ nhiên, khi xét đến các thị trường Mexico và Canada, hiệp định này cũng hữu ích, nhưng không đáng kể”.

Sức mạnh của các thỏa thuận song phương

Tuy nhiên, một số lợi thế sớm dành được tại thị trường Nhật Bản có thể sẽ giảm bớt sau khi Tổng thống Trump và Thủ tướng Shinzo Abe ký kết một thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật về hàng nông nghiệp, bên lề cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Hiệp định dự kiến sẽ dành cho các nhà xuất khẩu Mỹ ưu đãi miễn thuế đối với các sản phẩm như thịt bò và thịt heo, tương tự với những gì mà các nước thành viên CPTPP nhận được. Ông Finny thừa nhận rằng, việc này “không có lợi” cho doanh nghiệp New Zealand.

“Thật không may là Nhật Bản phải chấp nhận thỏa thuận này, nhưng tôi có thể hiểu tại sao họ phải làm như vậy, khi mà ngành xuất khẩu ô tô của họ luôn bị đe dọa [bởi thuế quan từ Mỹ]”.

Mặc dù các nhà xuất khẩu xứ Kiwi tỏ ra “khá thản nhiên” với thỏa thuận mới, vì họ từng kỳ vọng Mỹ sẽ là một phần trong thỏa thuận TPP ban đầu, nhưng ông Finny cho rằng có hai vấn đề mang tính hệ thống đáng lo ngại hơn.

Thứ nhất là liệu thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật Bản có tuân theo các quy tắc của WTO. Phó Giám đốc Diễn đàn Kinh doanh Quốc tế New Zealand cho rằng “hiệp định này khó có khả năng tuân theo đúng tiêu chuẩn của WTO.”

Thứ hai là liệu sự kiện này sẽ kích thích trào lưu ký kết các hiệp định song phương, và gây tổn hại lên các thỏa thuận đa phương - vốn mang lại lợi nhiều hơn cho những quốc gia nhỏ như New Zealand.

Ông Finny nói: “Rủi ro này là có thể xảy ra… Tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc bầu cử lớn trong năm sau”. Ông hi vọng rằng chính phủ Mỹ kế nhiệm sẽ ủng hộ chủ nghĩa đa phương nhiều hơn Trump.

Tuy nhiên, trong khi Mỹ chỉ tập trung khai thác các thỏa thuận song phương, vẫn còn nhiều quốc gia bày tỏ hứng thú gia nhập CPTPP.

Kết nạp thành viên mới?

Ông Finny liệt kê Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc là những quốc gia có nhiều khả năng sẽ đứng vào hàng ngũ CPTPP trong tương lai. Tuy nhiên, trong cuộc họp sắp tới tại Auckland, việc tuyên bố chào mừng thành viên mới là khó xảy ra.

Dưới thời Thủ tướng Theresa May, Vương quốc Anh cũng từng công khai cân nhắc ý định gia nhập CPTPP sau Brexit.

Chưa có bình luận chính thức về ý tưởng này trong những tháng gần đây, nhưng ông Finny cho rằng nước Anh dưới thời Boris Johnson vẫn coi trọng ý tưởng gia nhập CPTPP, chỉ là các vấn đề trong nước đang cấp bách hơn – và họ cũng đang tập trung vào các thỏa thuận thương mại song phương, đặc biệt là với Mỹ.

“Tôi không nghĩ mọi người hoàn toàn nhận thức được độ phức tạp của một cuộc đàm phán song phương – và họ có thể sẽ quay lại với CPTPP một khi họ nhận ra sự phức tạp của các cuộc đàm phán”.

Và kế đó là Trung Quốc. Đã có những cuộc bàn luận về khả năng cường quốc châu Á này gia nhập hiệp định. Một bình luận mới đây trên tờ Global Times của Trung Quốc cho rằng đã đến lúc nước này cân nhắc tham gia CPTPP.

Ông Finny cho biết, nhiều tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc đã đề xuất ý tưởng này, một số người còn coi đây là động thái phản hồi mang tính “thách thức” những chính sách thuế quan và cáo buộc của Trump rằng Trung Quốc không tuân thủ luật lệ thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, ông tin rằng Trung Quốc “có thể chưa sẵn sàng cho việc này”, nhưng lập trường của họ có thể thay đổi trong những năm tới.

Nguồn: News Room

Từ khóa: CPTPP, hội nhập kinh tế, hiệp định tự do thương mại, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394130
Go to top