Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngThời điểm để Trung Quốc cân nhắc tham gia CPTPP

Thời điểm để Trung Quốc cân nhắc tham gia CPTPP

TrungQuoc15032018

Dưới tác động của xu hướng chống toàn cầu hóa cũng như sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chủ nghĩa dân túy, thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực đã và đang trở thành cách thức quan trọng để các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đạt nhiều tiến triển, đây là thời điểm để Trung Quốc cân nhắc tham gia Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

CPTPP, thỏa thuận thương mại được hậu thuẫn bởi Nhật Bản và Úc, là phiên bản phát triển từ Hiệp định TPP – thỏa thuận vốn được Hoa Kỳ ủng hộ. Mặc dù Mỹ đã rút khỏi hiệp định vừa nêu sau khi ông Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, ảnh hưởng của CPTPP lên khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn rất lớn.

Hiệp định CPTPP có 11 thành viên, đóng vai trò là khu vực tự do thương mại lớn nhất châu Á Thái Bình Dương và đứng thứ ba trên bình diện toàn cầu. Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới, tổng số dân của các nước thành viên CPTPP đã đạt mốc 500 triệu người với tổng GDP chạm ngưỡng 10.6 nghìn tỷ đô la, chiếm 13% quy mô nền kinh tế thế giới. Những quốc gia như Colombia, Indonesia, Hàn Quốc, Anh và Thái Lan đều thể hiện mong muốn gia nhập hiệp định – cho thấy sức hút của thỏa thuận thương mại này. Nếu Trung Quốc tham gia CPTPP, Hiệp định này được kỳ vọng sẽ chiếm 30% tổng GDP toàn cầu.

9 tháng sau khi CPTPP có hiệu lực, thỏa thuận thương mại đã thúc đẩy giao thương tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ví dụ, Việt Nam với tư cách một quốc gia đang phát triển phải đối mặt với hàng loạt các quy định tiêu chuẩn cao theo nội dung của CPTPP. Tuy nhiên, sau khi tiến hành mở cửa thị trường và quyết liệt giảm thuế, nước này đã trở thành người hưởng lợi lớn từ CPTPP thay vì chịu thiệt hại nghiêm trọng từ tác động của thỏa thuận.

Lợi ích Việt Nam thu được từ việc tham gia CPTPP đã chứng minh cho tính chất “toàn diện và tiến bộ” của hiệp định này. Đặc biệt, trong giai đoạn chủ nghĩa bảo hộ thương mại leo thang, nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại và tâm lý chống toàn cầu hóa gia tăng, CPTPP đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác quốc tế và ủng hộ chủ nghĩa đa phương.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do với tiêu chuẩn cao, phù hợp với những quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, do thỏa thuận này bao gồm nhiều quốc gia thành viên với trình độ phát triển khác nhau: có những nước giàu như Nhật Bản, Úc, Canada, và có những nền kinh tế mới nổi như Chile, Malaysia, Mexico và Việt Nam.

Để giúp các quốc gia đã và đang phát triển hợp tác chặt chẽ hơn với nhau, CPTPP sẽ cung cấp một hệ thống bảo vệ phù hợp cho những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn trong quá trình mở cửa thị trường. Sự cân bằng giữa tính công bằng và tính bao trùm là một cơ chế quan trọng để thúc đẩy hội nhập kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc tham gia CPTPP sớm sẽ là điểm bắt đầu quan trọng cho mối quan hệ hợp tác sâu, rộng hơn trong khu vực.

Một vài tiếng nói quan ngại rằng, việc đất nước hơn 1 tỷ dân trở thành thành viên CPTPP sẽ làm dấy lên tranh cãi về các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, quản lý dữ liệu, tiêu chuẩn lao động và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những yếu tố như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và quá trình cải cách và mở cửa được đẩy nhanh đã và đang khiến nền kinh tế Trung Quốc tiệm cận với các tiêu chuẩn của CPTPP.

Trong bối cảnh sự phát triển của Trung Quốc hiện tại dựa nhiều vào đổi mới, sáng tạo, nền kinh tế số 2 thế giới đã đạt nhiều tiến bộ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới phát hành mới đây, xếp hạng toàn cầu của quốc gia đông dân nhất thế giới đã tăng từ hạng 78 năm 2018 lên 46 năm 2019.

Liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, nội dung về phát triển xanh đã được đưa vào đường lối phát triển của nước này.

Bên cạnh đó, quản lý nguồn dữ liệu, nâng cao chất lượng lao động và cải cách doanh nghiệp nhà nước đã trở thành những điểm chính trong chương trình cải cách của quốc gia hơn 1 tỷ dân.

Về lâu dài, tham gia CPTPP không những phù hợp với định hướng phát triển của Trung Quốc mà còn hỗ trợ cho quá trình cải cách mở cửa của quốc gia đông dân nhất thế giới. Ngoài ra, trở thành thành viên của thỏa thuận cũng giúp Trung Quốc thể hiện quyết tâm mở rộng thị trường nội địa, giành lại lợi thế trong các cuộc thảo luận thương mại với Hoa Kỳ, đồng thời có tiếng nói lớn hơn trong những thể chế kinh tế toàn cầu và trong hoạt động kiến tạo quy tắc thương mại.

Về các yếu tố bên ngoài, phần lớn 11 thành viên CPTPP đều thể hiện thái độ tích cực trước sự tham gia của Trung Quốc.

Với tư cách thành viên sáng lập của CPTPP, quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản đóng vai trò trọng yếu trong khả năng đất nước đông dân nhất thế giới tham gia thỏa thuận vừa nêu. Vào thời điểm này, quan hệ song phương ổn định và nồng ấm sẽ giúp tăng cường kết nối kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Hiện tại là thời điểm chiến lược cho Trung Quốc bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP. Quốc gia hơn 1 tỷ dân là nền kinh tế quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cũng là thế lực lớn trong hoạt động liên kết thương mại tại đây.

Trong bối cảnh xu hướng chống toàn cầu hóa đang trở nên phổ biến và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết, việc Trung Quốc tham gia CPTPP sẽ mở ra một kênh mới cho sự phát triển thương mại và kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bước đi này cũng giúp thúc đẩy việc sớm kết thúc đàm phán RCEP và thiết lập khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương.

Do vậy, Trung Quốc nên giao thiệp với các nước thành viên CPTPP để bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập hiệp định này vào thời điểm thích hợp, cũng như cân nhắc đóng góp nhiều hơn nhằm thúc đẩy liên kết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ngăn chặn làn sóng chống toàn cầu hóa.

Nguồn: Global Times

Từ khóa: Trung Quốc, CPTPP, RCEP, gia nhập

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394125
Go to top