Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngCác công ty sữa ở Canada có quyền kiểm soát đáng kể đối với hàng nhập khẩu theo TPP

Các công ty sữa ở Canada có quyền kiểm soát đáng kể đối với hàng nhập khẩu theo TPP

canadathutuong2311

Chính phủ liên bang Canada vừa phát hành một thông báo trao cho các nhà chế biến sữa ở Canada quyền kiểm soát đáng kể đối với hàng nhập khẩu, theo thỏa thuận thương mại mới giữa Canada với các nước Thái Bình Dương (CPTPP) - một thỏa thuận giúp mở cửa các ngành công nghiệp bảo hộ cho cạnh tranh nước ngoài. Thông báo này vấp phải sự chỉ trích từ các nhà bán lẻ Canada.

Các hạn ngạch mới đối với sản phẩm sữa và gia cầm mà Canada cam kết theo Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tương tự như các hạn ngạch mà Canada cung cấp cho Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại mới của khối Bắc Mỹ -USMCA.

Thông báo này quy định cụ thể hạn ngạch nhập khẩu cho từng nước, và từng sản phẩm nông nghiệp; tuy nhiên, trong một số nhóm sản phẩm, hầu hết các mức hạn ngạch lại có lợi cho các nhà chế biến sữa Canada. Ví dụ,hạn ngạch đối với "phô mai các loại" lại dành đến 85% cho nhà chế biến, chỉ có 15% dành cho các nhà phân phối.

Saputo Inc (SAP.TO), một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất của Canada đang hoan nghênh động thái này, và tuyên bố vào hôm thứ ba rằng: Các nhà chế biến sẽ hưởng lợi ích “đáng kể” từ hạn ngạch.

Giám đốc điều hành Saputo- ông Lino Saputo Jr. Phát biểu với Reuters “Tôi rất vui mừng với sự phân bổ này.Tôi nghĩ chính phủ đang cho phép ngành công nghiệp sữa được kiểm soát vận mệnh của chính mình.Đây là những gì mà chúng tôi đã hy vọng.”

Đây không phải là lần đầu tiên Canada thực hiện một bước đi vượt trội là trao cho các nhà sản xuất nội địa quyền đặc biệt về nhập khẩu, làm giảm bớt tổn thất cho họ do giảm bớt được đối thủ cạnh tranh mới.

Karl Littler- phát ngôn viên của Hội đồng bán lẻ Canada cho biết việc phân bổ hạn ngạch như trên trông giống như một khoản trợ cấp của chính phủ.

Ông nói thêm: “Chúng tôi thấy rằng, quy định trên rõ ràng là không lý tưởng, khi mà người tiêu dùng mua phô mai từ chúng tôi (những nhà bán lẻ), chứ không phải mua từ các nhà sản xuất.”

Saputo Jr thì cho rằng, hạn ngạch thì không phải là một khoảng trợ cấp, tuy nhiên những nông dân chăn nuôi bò, không phải là nhà chế biến, mới phải là đối tượng nên được bồi thường thiệt hại do các thỏa thuận thương mại gần đây gây ra.

Năm 2017, một cuộc tranh cãi vào phút chót về cách Canada phân bổ hạn ngạch nhập khẩu phô mai đã đưa nước này trở lại bàn đàm phán với Liên minh châu Âu về Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện (CETA).

Nhà sản xuất phô mai Châu Âu thì không vui với một kế hoạch để cho các nhà sản xuất Canada hưởng lợi từ 60% của hạn ngạch mới. Sau khi đàm phán kết thúc, họ đã đạt được hạn ngạch cho mình là 50%.

Trong năm đầu tiên áp dụng hạn ngạch mới bắt buộc, nhà nhập khẩu Canada đã thích ứng khá chậm.

Saputo Jr. cho biết công ty của ông đã sử dụng tất cả hạn ngạch CETA của mình, lưu ý rằng 60% hạn ngạch có thể được dành cho các công ty nhỏ trong khi đây lại là quy định bị loại bỏ khỏi Hiệp định CPTPP.

Theo báo cáo của Reuters hồi tháng 9: Cách thức áp hạn ngạch chia ra giữa nhiều công ty trong CETA đã khiến việc nhập khẩu trở nên khó khăn.

Cũng trong thông báo, các quan chức liên bang đã hứa, trong năm tới, sẽ thực hiện một đàm phán các bên liên quan trên phạm vi rộng, nhằm đánh giá lại tất cả các hạn ngạch nhập khẩu với Canada, vì các thỏa thuận thương mại mới đang kéo theo việc sử dụng hạn ngạch gia tăng.

Nguồn: Reuters - MT

Từ khóa: Hiệp định CPTPP, nhà sản xuất sữa Canada, hưởng lợi, hạn ngạch, Hiệp định USMCA, Châu Âu, đàm phán lại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394149
Go to top