Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTin tứcĐịnh vị Việt Nam trong AEC: Tư duy bắt đầu ngấm

Định vị Việt Nam trong AEC: Tư duy bắt đầu ngấm

AEC dự kiến thành lập năm 2015 đang được kỳ vọng tạo thêm cơ hội phát triển cho Việt Nam.

Vào AEC để bước ra Đông Á

Trên dưới 70% DNNVV được hỏi cho biết có tham gia vào mạng sản xuất Đông Á và bán hàng trong khu vực này là kết quả một cuộc điều tra vào năm 2010. Số liệu này đã khá cao nhưng thậm chí có thể cao hơn nếu các DN cung cấp hàng hóa gián tiếp thông qua các nhà xuất khẩu như Samsung, Intel sang các nước ASEAN được tính. TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) chia sẻ thông tin này tại Hội thảo có chủ đề “Nâng cao vị thế của Việt Nam hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 và sau 2015”.

“Việt Nam tham gia khá sâu vào mạng lưới sản xuất khu vực”, ông Thành đánh giá. Sự cộng hưởng lợi ích từ việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) của DN cũng đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra. Gần 100% DN Việt Nam hưởng lợi từ FTA giữa ASEAN với Hàn Quốc, tiếp theo là Nhật Bản hơn 31%. Tuy nhiên, với AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) con số này chỉ là 20,2%.

Lý do dẫn đến việc vận dụng hiệp định CEPT (ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung) trong AFTA thấp là vì thông tin ưu đãi chưa được sử dụng phổ biến và việc không thỏa mãn quy tắc xuất xứ (40% sản phẩm). Đặc biệt, nhiều ưu đãi thuế MFN (nguyên tắc tối huệ quốc) không khác nhiều so với thuế CEPT/AFTA, nên DN không sử dụng các ưu đãi thuế của các hiệp định.

Tuy nhiên, thương mại với ASEAN rất quan trọng với Việt Nam, không thể nhìn vào con số nhỏ mà phải nhìn ASEAN trong Đông Á và toàn cầu. “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một quá trình phát triển của ASEAN. Dù là một hình mẫu còn đầy tranh cãi nhưng tương đối thích hợp cho sự phát triển liên kết của các nước đang phát triển”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, cũng TS. Võ Trí Thành đưa ra thông tin mà chính ông đã cùng Trung tâm nghiên cứu ASEAN, ISEAS thực hiện vào năm 2011 và đến bây giờ, theo ông tình hình vẫn không khác lắm. Đó là việc một số DN tỏ ra ngờ vực về khả năng hoàn thành các mục tiêu của AEC vào năm 2015. Nhiều DN có nghe nói về AEC nhưng không hiểu nó là gì khi thiếu thông tin về các hiệp định, đặc biệt là DNNVV…

Nhưng, quan trọng nhất là tư duy về ASEAN đã hình thành bắt đầu ngấm vào DN và người dân. Tự do hóa, thị trường hóa làm sâu sắc hơn quá trình đầu tư, thương mại, mở rộng thêm cơ hội, giảm thiểu chi phí khi khơi thông dòng chảy hàng hoá dịch vụ. “Việc hình thành AEC với việc thu hút đầu tư nước ngoài là điểm tựa để ACE hướng đến trung tâm năng động của khu vực Đông Á, nơi tạo hình cho thế giới 2 thập kỷ tới”, TS. Ponciano S.Intal Jr, chuyên gia nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhìn nhận.

Ông Thành cũng chỉ ra lợi thế so sánh của Việt Nam khi tham gia AFTA, AEC, hay các FTA khác, đó chính là một mô hình ở đó không chỉ có luật chơi chung mà còn có cả kết nối, hợp tác và thu hẹp khoảng cách giữa các nước.

AECfemale

Tối đa hoá lợi ích từ AEC

“Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ AEC”, TS. Ponciano chỉ ra từ kết quả lượng hoá những tác động kinh tế của các biện pháp AEC đối với GDP của các nước ASEAN. Tác động của việc xoá bỏ thuế quan, tự do hoá thương mại và tăng cường thuận lợi hoá có thể đưa GDP tăng 3,5% trong khi ở các quốc gia trong nhóm sáng lập ASEAN chỉ dưới 2%.

Tương lai đang rộng mở khi Việt Nam nằm ở vị thế địa chiến lược và kinh tế của khu vực, nhưng vẫn còn nhiều những thách thức cho Việt Nam tận dụng lợi thế của AEC. TS. Ponciano chỉ ra những khó khăn trong việc xóa bỏ rào cản phi thương mại (NTM), khả năng thực hiện CETP/AFTA thấp, còn nhiều khó khăn ví dụ di chuyển thể nhân. Phúc lợi đạt được từ cải cách dịch vụ của Việt Nam cao nhất khu vực, nhưng Việt Nam vẫn có thể cải thiện được nếu có sự tham gia của các quốc gia khác. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với việc tự do hoá ngành chế tạo thấp.

Cái khó hơn với Việt Nam là phải hài hòa việc tham gia AEC, các hiệp định như FTA, TPP… với chiến lược phát triển mà WB đang hỗ trợ xây dựng với tầm nhìn đến năm 2030. Lợi thế của hội nhập đã thấy, nhưng cũng đầy rủi ro nên “Nhà nước cần hỗ trợ tiếp cận cơ hội, có năng lực tiếp cận cơ hội cũng như chuyển đổi”, ông Thành khuyến nghị. Hơn thế, cần hoàn thiện mô hình chính phủ có trách nhiệm với khu vực và toàn cầu; trách nhiệm với DN và người dân. Việt Nam cũng cần thành lập nhóm quản lý sự bất định và đưa ra được các cơ chế ứng phó.

Với DN, ông Thành cho rằng hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để tham gia chuỗi giá trị, mạng sản xuất và làm thế nào để đi được vào thị trường ngách, thu hút được DN tiên phong, mạng phân phối. Bài học từ các FTA đối với DN chính là sự liên kết, kết nối. Tuy nhiên, để Việt Nam tham gia FTA với nước lớn, ông thành cho rằng cần phải chân thành và biết chia sẻ lợi ích. Bên cạnh đó, DN phải học pháp lý, tranh cãi pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình

Theo Thời báo Ngân hàng

Từ khóa: định vị, Việt Nam, tư duy, ngấm

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397042
Go to top