Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnNăm Chủ tịch đặc biệt của Việt Nam trong mái nhà ASEAN

Năm Chủ tịch đặc biệt của Việt Nam trong mái nhà ASEAN

06.08-28

Năm 2020 là năm ASEAN bước sang tuổi 53, cũng là năm đánh dấu chặng đường 1/4 thế kỷ gia nhập của Việt Nam; đồng thời là năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN với những thách thức chưa từng có trong lịch sử, trước sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.

Nhìn lại con đường đã đi qua kể từ khi thành lập năm 1967, ASEAN thể hiện tốt vai trò của mình trong hành trình hội nhập 53 năm. Những cơ chế hợp tác khác nhau tiếp tục được áp dụng trong các lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quá trình xây dựng cộng đồng giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài.

ASEAN đã tạo nền tảng, duy trì thành công hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực; cho phép mỗi quốc gia thành viên thực hiện phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Với sự hội nhập chặt chẽ hơn, ASEAN đã xây dựng, tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện với nhà đầu tư trong, ngoài khối. ASEAN cũng trở thành nền kinh tế lớn thứ năm và là điểm đến đầu tư quốc tế hấp dẫn thứ ba thế giới. Đây cũng là khu vực thương mại lớn thứ tư thế giới. Khi ASEAN trở nên cạnh tranh hơn về kinh tế, mang lại cơ hội việc làm tốt hơn cho dân số 680 triệu người. Từ đó cải thiện mức sống của người dân và dẫn đến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, với các gia đình có thu nhập khả dụng hơn, thanh niên được tiếp cận với giáo dục tốt hơn…

Trong 25 năm qua, dưới mái nhà chung của ASEAN, Việt Nam đã đạt được những thành tựu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ASEAN. Kể từ khi gia nhập khối, Việt Nam là nước tham gia, đóng góp tích cực cho hành trình hội nhập khu vực và quá trình xây dựng cộng đồng. Trong thời gian Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 1998, 2010 và 2020, Việt Nam đã, đang thể hiện khả năng dẫn dắt trong việc điều hành thực hiện các ưu tiên quan trọng, ví dụ như triển khai Đánh giá giữa kỳ tình hình thực thi Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025 hiện đang được tiến hành. Đây là mấu chốt trong việc đánh giá tiến độ và thách thức khi giải quyết các khoảng trống thực thi giữa ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Khi chính thức bắt đầu vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) với tư cách là thành viên không thường trực trong nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam đặt ra các ưu tiên quan trọng như biến đổi khí hậu, sự phối hợp giữa Liên hợp quốc và ASEAN. Về mặt kinh tế, Việt Nam đã vươn ra thị trường toàn cầu thông qua ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (cả song phương và đa phương), với các đối tác khác nhau. Đặc biệt, Việt Nam đã thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từ tháng 1/2019; vừa bắt đầu thực thi Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) từ ngày 1/8.

Việt Nam đã hội nhập thành công với "gia đình ASEAN" kể từ khi gia nhập đến nay. Theo một nghiên cứu của PwC, GDP của Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2050, tính theo ngang giá sức mua (PPP). Thành công của phát triển kinh tế, sự ổn định chính trị và vai trò dẫn dắt có tầm nhìn là tài sản to lớn của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Với vị trí địa lý là cửa ngõ Đông Nam Á, Việt Nam đóng vai trò quan trọng và đi đầu trong việc tăng cường mối liên kết giữa lục địa ASEAN và phần còn lại của khu vực, nhất là các vấn đề mới nổi trên toàn cầu như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, nông nghiệp và môi trường bền vững, đặc biệt là dọc theo tiểu vùng sông Mê Kông.

Năm 2020 là một năm quan trọng đặc biệt đối với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 xuất hiện và lan rộng giữa các nước, làm ảnh hưởng đến việc triển khai các ưu tiên, sáng kiến của khối, ASEAN vẫn tập trung vào thực hiện các dấu mốc quan trọng, với cam kết mạnh mẽ trong hành trình hội nhập. Việt Nam được đánh giá đã thể hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trong việc khởi xướng các biện pháp thiết thực để giải quyết vấn đề này. Cùng hợp tác chặt chẽ với Thái Lan, Việt Nam đã lãnh đạo việc thành lập Quỹ ASEAN về ứng phó Covid-19. ASEAN cũng ra mắt Quỹ dự trữ khu vực về vật tư y tế và Quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP) về các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Các ưu tiên khác bao gồm đặt nền tảng để chuẩn bị cho ASEAN thích nghi và phát triển trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền kinh tế - xã hội bền vững hơn, toàn diện hơn và kiên cường hơn. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã cùng các quốc gia thành viên thực hiện nhiệm vụ kép là tập trung vào ngăn chặn đại dịch và tiếp tục xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời thực hiện các ưu tiên chính cho hợp tác của khối. Điều này đã được Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi đánh giá Việt Nam thể hiện "sự lãnh đạo mạnh mẽ" trong ứng phó tập thể của khu vực đối với đại dịch toàn cầu.

Chủ đề xây dựng "một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng" trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 phù hợp với tình hình mà khu vực đang đối mặt. Khối khu vực đã thống nhất, nhanh chóng ứng phó đại dịch với phản ứng mạnh mẽ của ASEAN chủ yếu là do vai trò lãnh đạo của Việt Nam, đặc biệt về thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các thành viên. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã nổi lên như một câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Các cụm từ như "điểm sáng của phòng, chống dịch bệnh", "kết quả phi thường", "lá cờ chống dịch " và "phép màu Việt Nam" là những ghi nhận và đánh giá cao mà truyền thông quốc tế dành cho những thành tựu to lớn của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid - 19 làn sóng đầu tiên. Tại một loạt hội nghị do Việt Nam tổ chức, các sáng kiến và đề xuất ưu tiên đã được quốc gia khác đưa ra, nhằm nỗ lực thúc đẩy hợp tác khu vực trong việc chống lại dịch bệnh và đối phó với các mối đe dọa sức khỏe khác có thể xuất hiện trong tương lai. ASEAN cũng khẳng định sự ủng hộ trong đẩy nhanh thực hiện các đề xuất của Việt Nam để đối phó với đại dịch, và bày tỏ sự tin tưởng vào thành công của các hội nghị dưới sự chủ trì của Việt Nam.

Mặc dù bắt đầu Năm Chủ tịch ASEAN đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid - 19 gây ra, Việt Nam đã thể hiện năng lực lãnh đạo thông qua phản ứng nhanh chóng và tích cực trong hoạt động phối hợp giữa các quốc gia thành viên và đối tác ASEAN. Là quốc gia có trách nhiệm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng khi thể hiện một ASEAN thống nhất với tầm nhìn rõ ràng để đối phó với các thách thức toàn cầu. ASEAN với sự gắn kết chính trị, hội nhập kinh tế và trách nhiệm xã hội đang được tăng cường, sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia hướng tới một cộng đồng toàn cầu năng động, toàn diện, cởi mở, vì sự thịnh vượng của người dân và khu vực. Với vị thế của mình, ASEAN sẽ duy trì, củng cố các quy tắc và kết nối toàn cầu, tham gia vào chuỗi giá trị, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong quá trình đó, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng, thúc đẩy các cơ chế và nguồn lực hợp tác để cùng ASEAN ứng phó kịp thời những thách thức trong tương lai; sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong môi trường khu vực và toàn cầu đang phát triển.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: Năm Chủ tịch đặc biệt, Việt Nam, mái nhà, ASEAN

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394156
Go to top