Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnASEAN dẫn dắt làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số

ASEAN dẫn dắt làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số

27.11-12

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang sở hữu một trong những nền kinh tế bùng nổ nhất châu Á. Tổ chức khu vực liên chính phủ này có 10 nước thành viên, với tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) vượt hơn 2,5 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế khu vực đang phát triển với tốc độ vững chắc 6%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh ngạc này chủ yếu được kích thích bởi sự phổ biến rộng rãi của các loại điện thoại thông minh và công nghệ thông minh. Làn sóng này còn được xem là quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ASEAN.

Đặc trưng nổi bật của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ASEAN là hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phát triển hoàn thiện và không ngừng đổi mới. Tầng lớp trung lưu trong khu vực mở rộng từng ngày, thương mại điện tử và mạng truyền thông xã hội ngày càng phổ biến, và các thiết bị công nghệ ngày càng trở nên thông dụng và dễ sở hữu. Ngoài ra, khu vực cũng có thành phần dân số trẻ đông đút và lĩnh vực khởi nghiệp bùng nổ mạnh mẽ. Sự kết hợp của tất cả những yếu tố này đã tạo ra một sóng kỹ thuật số, hứa hẹn thay đổi cả khu vực Đông Nam Á.

Chuẩn bị cất cánh

Nền kinh tế Internet đang đình hình nhanh chóng tại ASEAN. Hiện tại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong khu vực đã có một nền tảng mạnh mẽ để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nền kinh tế đa dạng trong khu vực cũng ngày càng thống nhất, và tạo thành một khối kinh tế liên kết vững chắc. Khi quá trình thống nhất hoàn tất, nền kinh tế ASEAN sẽ có đủ động lực để cất cánh.

Các công ty đa quốc gia đã bắt đầu tìm cách thâm nhập vào thị trường ASEAN, để kịp thời khai thác cơ hội từ sự cất cánh này. Ví dụ, các tổ chức nhân sự chuyên nghiệp tại Singapore đang đầu tư vào những loại công nghệ phù hợp, có thể giúp họ tìm kiếm và chiêu mộ nhân tài từ thị trường lao động ngày càng mở rộng của khu vực. Nếu bạn có dự định mở rộng kinh doanh vào thị trường ASEAN, bạn sẽ cần những dịch vụ từ một công ty tư vấn, giúp bạn thấu hiểu và tương tác hiệu quả với khách hàng ASEAN.

Để hỗ trợ cho quá trình cất cánh, các nước thành viên ASEAN đang cùng nhau làm việc, hướng đến xây dựng một không gian thương mại điện tử đồng bộ, cho phép các thương gia trong khu vực quảng bá và bán các sản phẩm của họ, mà không phải chịu thuế quan hay các rào cản thương mại quốc tế. Đây cũng là một trong những mục tiêu của Kế hoạch Tổng thể Kinh tế ASEAN 2025, hướng đến khai thác tiềm năng kỹ thuật công nghệ và dùng nó làm đòn bẩy để thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên với các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU). Quá trình cất cánh kinh tế của ASEAN cũng được thúc đẩy bởi dự án Mạng lưới Thành phố Thông minh, triển khai tại 26 thành phố trong khu vực. Nếu các thành phố này trở nên “thông minh” trước năm 2025, khu vực sẽ sẵn sàng cho cuộc chuyển đổi công nghiệp hóa.

MPAC 2025 và Công nghiệp 4.0

Mục tiêu trọng tâm của Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 là xúc tiến hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên, nhằm tạo ra một khối thương mại cạnh tranh và toàn diện trước năm 2025. Mục tiêu này sẽ chỉ đạt được thông qua việc cải thiện khả năng kết nối liên ngành trong khu vực. Kế hoạch này cũng đã khai sinh ra một khuôn khổ quản trị dữ liệu ASEAN, hướng đến thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật số và tạo ra một chương trình phát triển lĩnh vực kỹ thuật số mạnh mẽ hơn trong khu vực.

Nếu MPAC 2025 được thực hiện thành công, lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số tại ASEAN sẽ đạt giá trị hơn 500 tỷ USD vào năm 2025. Các loại công nghệ sẽ được phổ biến trên toàn khu vực với quy mô lớn hơn, hiệu quả kinh doanh và quản trị sẽ cao hơn đáng kể, các sản phẩm và dịch vụ mà khu vực tạo ra sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trong thị trường toàn cầu.

Sự phổ biến rộng khắp của các loại công cụ kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp ASEAN vượt mặt nhiều khối thương mại khác trên khía cạnh chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Các hệ thống giáo dục trong khu vực cũng có thể được cải thiện nhờ vào thành quả tích hợp trì tuệ nhân tạo (AI).

Những thách thức đối với quá trình chuyển đổi

Cuộc cách mạng kỹ thuật số tại Đông Nam Á vẫn còn lâu mới có thể hoàn thành, do gặp phải nhiều thách thức ngay từ khi bắt đầu. Một trong những vấn đề lớn nhất chính là trình độ kỹ thuật số của một số nước thành viên vẫn còn rất hạn chế, trong khi một vài nước ASEAN khác thì gần như tương đồng với những nền kinh tế phát triển trên thế giới. Ví dụ, Myanmar và Campuchia đang phát triển với tốc độ rất chậm khi so với các nước láng giềng trong khối như Malaysia và Singapore. Sự khác biệt to lớn này có thể dễ dàng dẫn đến một thất bại to lớn của cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Nếu khu vực ASEAN tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kỹ thuật số như hiện tại, các nước thành viên có thể sẽ gia nhập nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Những nước như Singapore sẽ tiến gần hơn đến các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc, và thậm chí có thể vượt mặt một số ông lớn ở EU. Điều tốt lành là khu vực đang sở hữu số lượng người trẻ đông đảo và lực lượng lao động được đào tạo tốt, có thể sẵn sàng và tự tin đón nhận những loại công nghệ mới. Tất nhiên, tiềm năng trọn vẹn từ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ASEAN vẫn nằm ở tương lai.

Nguồn: The ASEAN Post

Từ khóa: Hội nhập kinh tế, ASEAN, công nghiệp 4.0, thương mại điện tử, kinh tế kỹ thuật số

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398915
Go to top