Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnChính sách ưu đãi của các nước ASEAN để thu hút FDI trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Chính sách ưu đãi của các nước ASEAN để thu hút FDI trong bối cảnh chiến tranh thương mại

27.11-11

Chính phủ các nước ASEAN đã và đang tung ra một loạt các gói ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thương chiến Mỹ-Trung.

Các quốc gia như Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia đã giới thiệu các chính sách ưu đãi thuế và các sáng kiến để cải thiện môi trường kinh doanh. Cùng lúc đó, Việt Nam, Singapore và Campuchia cũng đã đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, chẳng hạn như ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA).

Dưới đây là tổng hợp về các chính sách ưu đãi của từng nước ASEAN trong năm vừa qua. Qua đó, cung cấp cái nhìn tổng quan về sự khác nhau trong chiến lược cạnh tranh của các nước, cũng như các cơ hội sẵn có cho các nhà đầu tư đang mong muốn dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang một nơi khác tại châu Á.

Thái Lan

Thái Lan đã tung ra một gói kích thích đầu tư mang tên “Thái Lan Plus” với 7 trọng tâm, trong đó bao gồm ưu đãi thuế và khấu trừ thuế (tax deduction).

Thái Lan vốn đã miễn thuế (tax exemption) thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư thông qua chương trình Hành lang Kinh tế phía Đông, nhưng với Thái Lan Plus, các doanh nghiệp sẽ còn được ưu đãi thuế hơn nữa nếu đầu tư ít nhất 1 tỷ Bhat (tương đương 32 triệu USD) trước năm 2020.

Nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tự động hóa, hoặc thuê mướn lao động tay nghề cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (gọi chung là các ngành STEM) có thể được khấu trừ thuế lên đến 200%.

Ngoài ra, chính phủ Thái Lan sẽ sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh nước ngoài, bao gồm đơn giản hóa thủ tục cấp visa và cấp giấy phép làm việc, đồng thời cải thiện việc chia sẻ thông tin giữa chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan.

Thái Lan sẽ nỗ lực mở rộng mạng lưới FTA thông qua Thái Lan Plus, nối lại đàm phán FTA với EU và gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hơn nữa, Thái Lan cũng sẽ phát triển các đặc khu đầu tư cho các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài đã có chỗ đứng tại Thái Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất giá trị cao như điện tử, ô tô, hàng không vũ trụ, dịch vụ bảo trì, sữa chữa và đại tu (MRO), là những đối tượng có thể hưởng lợi từ gói ưu đãi mới nhất này.

Philippines

Tháng 9 năm 2019, Philippines ban hành Luật Cải tiến ưu đãi và thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax and Incentives Rationalization Act – CITIRA). CITIRA sẽ giảm dần thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống còn 20% trong 10 năm, cũng như cải tiến một số ưu đãi thuế cụ thể. 30% là mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất hiện nay trong ASEAN.

Đạo luật CITIRA nằm trong giai đoạn hai của chương trình cải cách thuế toàn diện của chính phủ Philippines. Đạo luật này nhằm mục đích thu hút thêm đầu tư nước ngoài, kích thích tăng trưởng việc làm, và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với CITIRA, chính phủ cũng sẽ phát triển các khu vực ưu tiên mới, bên cạnh thủ đô Manila. Các khoản đầu tư vào khu vực bên ngoài Manila có thể giúp Philippines phát triển hạ tầng và các chuỗi cung ứng để cạnh tranh dễ dàng với các nước khác trong ASEAN.

Để khuyến khích hơn nữa FDI, các nhà làm luật của Philippines còn sửa đổi hai điều trong Luật Đầu tư Nước ngoài (FIA) năm 1991.

Các sửa đổi bao gồm: xóa bỏ “hành nghề chuyên nghiệp” khỏi danh sách cấm nước ngoài tham gia. Sửa đổi này là nhằm thu hút thêm các chuyên gia nước ngoài tay nghề cao. Các sửa đổi khác bao gồm: giảm số lượng lao động địa phương mà nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải tuyển dụng từ 50 xuống còn 15, và cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính phủ Philippines cũng sửa đổi lại Luật Dịch vụ công và Luật Tự do hóa thương mại bán lẻ. Luật Dịch vụ công mở cửa các ngành dịch vụ tiện ích như viễn thông và vận tải cho nhà đầu tư nước ngoài. Còn Luật Tự do hóa thương mại bán lẻ thiết lập mức vốn pháp định tối thiểu 200,000 USD cho doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào ngành công nghiệp bán lẻ ở Philippines.

Malaysia

Kế hoạch ngân sách năm 2020 của Malaysia tập trung vào ưu đãi thuế để thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn Trung Quốc.

Các đối tượng mục tiêu trong gói ưu đãi là các công ty thuộc danh sách Fortune 500 trong các ngành công nghệ cao, ngành sản xuất, và những ngành có giá trị gia tăng. Để đủ điều kiện hưởng ưu đãi, các công ty nước ngoài sẽ cần phải đầu tư ít nhất 5 tỷ Ringgits (1.1 tỷ USD) vào Malaysia. Đổi lại, chính phủ Malaysia sẽ cung cấp gói ưu đãi trị giá 1 tỷ Ringgits (238 triệu USD) trong vòng 5 năm.

Ngoài ra, Malaysia còn thiết lập một kênh đặc biệt phục vụ riêng cho nhà đầu tư Trung Quốc. Nước này đã thành lập một ban chuyên trách để ưu tiên giải quyết các khoản đầu tư của doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc đang có nhu cầu di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện và điện tử, đặc biệt là nhà đầu tư trong các ngành dịch vụ dựa trên tri thức, cũng sẽ được miễn thuế 10 năm.

Ngoài ra, Malaysia còn dành một phần ngân sách để tài trợ cho phát triển kinh tế số. Mục tiêu mà Malaysia hướng tới là phát triển nền công nghiệp dựa trên việc áp dụng công nghệ mới, tái đào tạo lực lượng lao động trong nước, và phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện và điện tử. Ưu đãi cũng dành cho các doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa vào sản xuất.

Indonesia

Indenesia ban hành quy định GR 45/2019, đưa ra một loạt các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động, chương trình huấn luyện và lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D).

Quy định trên mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi thuế so với trước đây trên tất cả các ngành nghề. Mục đích là nhằm thu hút thêm FDI, tăng số lượng lao động có tay nghề, và đa dạng hóa các ngành nghề.

GR 45/2019 đặc biệt có lợi cho doanh nghiệp đang muốn xây dựng cơ sở sản xuất tại Indonesia trong các lĩnh vực như dệt may, hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.

Các doanh nghiệp đang tiến hành các sáng kiến R&D có thể được khấu trừ thuế, nhờ vào việc được loại các chi phí liên quan đến hoạt động R&D ra khỏi tổng chi phí phát sinh khi tính toán thu nhập chịu thuế. Ưu đãi này là nhằm khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới sáng tạo và chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao hoặc các sản phẩm công nghệ cao.

Indonesia đang chuẩn bị tung ra một gói ưu đãi nữa trong năm 2021 để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20%.

Việt Nam

So với các nước khác trong ASEAN, Việt Nam hưởng lợi rất lớn từ quá trình sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam có chi phí cạnh tranh, lương thấp, hạ tầng phát triển và có ưu đãi thuế ở nhiều ngành nghề. Tất cả các yếu tố trên, cộng với vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc, đã cho phép Việt Nam nổi lên như một nước hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mà không cần đưa ra thêm bất kỳ ưu đãi nào khác.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Gần đây, Việt Nam đã ban hành một nghị định cho phép các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng một loạt ưu đãi: miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng, miễn giảm tiền thuê đất và mặt nước. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đang khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực IT bằng các ưu đãi về thuế và lao động.

Việt Nam cũng đã thông báo kế hoạch tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước bằng việc cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước khỏi hàng trăm doanh nghiệp trước năm 2020. Bước đi này sẽ mang lại cơ hội cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực như nông lâm nghiệp, phân khúc mà Việt Nam có lợi thế tương đối so với các nước láng giềng ASEAN nhờ vào chi phí lao động thấp.

Việt Nam đã có FTA với liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Gần đây, Việt Nam vừa ký kết với liên minh châu Âu (EU) Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA), giúp thắt chặt thêm quan hệ kinh tế và đầu tư giữa hai phía.

Singapore

Singapore có một trong những hệ thống thuế thân thiện với doanh nghiệp và nhà đầu tư nhất thế giới, một hệ thống luật pháp thống nhất và minh bạch, cùng với các thủ tục thành lập doanh nghiệp hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Các yếu tố trên sẽ tiếp tục biến Singapore thành một điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn tiếp cận sâu hơn nữa vào ASEAN và châu Á.

Tương tự Việt Nam, Singapore là một trong những nước hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại và không cần phải phát triển thêm các kế hoạch để thu hút vốn, bởi vì tự thân quốc gia này đã có sẵn một khuôn khổ ưu đãi được xây dựng từ nhiều năm qua.

Các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Singapore bao gồm:

-          Ưu đãi tín dụng lương;

-          Miễn thuế cho các start-ups;

-          Chương trình miễn thuế một phần;

-          Trợ cấp đầu tư;

-          Ưu đãi theo ngành;

-          Chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp;

-          Khấu trừ thuế gấp đôi;

-          Ưu đãi cho doanh nghiệp tiên phong;

-          Chương trình M&A;

Singapore đã rất thành công trong việc theo đuổi các FTA và DTA như một phần của chính sách thu hút đầu tư. Mặc dù các nước láng giềng ASEAN cũng đã có nhiều FTA và DTA, nhưng sẽ không là gì nếu so với mạng lưới gồm 85 DTA và 24 FTA của Singapore.

FTA gần đây mà Singapore ký kết với EAEU sẽ giúp tạo thuận lợi cho dòng vốn đầu tư từ Nga chảy vào châu Á. Ngoài ra, đầu năm nay, EU đã phê chuẩn FTA giữa khối này với Singapore cùng với hai hiệp định khác – gồm Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU-Singapore và Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Singapore.

Trong tháng 10 năm 2019, Singapore và Trung Quốc đã nâng cấp FTA hiện có giữa hai nước. FTA sửa đổi bao trùm 6 lĩnh vực, trong đó có hợp tác đầu tư. Theo đó, Singapore và Trung Quốc nhất trí sẽ bảo hộ đầu tư ở cấp độ cao nhất cho nhau, tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Cuộc chiến thương mại góp phần thổi bùng tranh cãi về việc Singapore hay Hong Kong mới chính là trung tâm tài chính dẫn đầu ở châu Á.

Ngoài việc có nhiều FTA và DTA hơn Hong Kong, Singapore còn có ưu thế vượt trội nhờ vào cộng động doanh nghiệp đa dạng, với hơn 7,000 công ty đa quốc giađang hoạt động tại đây. Hơn nữa, Singapore có vị trí độc nhất là cửa ngõ để tiến vào khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới là Đông Nam Á.

Các nước ASEAN còn lại và Hiệp định RCEP

Các nước ASEAN còn lại – gồm Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar – vẫn chưa có các chương trình cụ thể nào trong bối cảnh chiến tranh thương mại. Nhưng các nước này cũng đã tiến hành một số bước để thu hút đầu tư nước ngoài.

Myanmar đã thảo luận các giải pháp để lôi kéo thêm đầu tư nước ngoài từ hiệu ứng chiến tranh thương mại, khi mà năng lực và hạ tầng của Việt Nam không đủ để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Quan trọng hơn, Campuchia đã phê chuẩn một Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và Ngăn ngừa trốn thuế thu nhập giữa nước này với Hong Kong. Campuchia cũng đã phê chuẩn các hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước khác trong khu vực, gồm Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Brunei và Indonesia.

Campuchia đang theo đuổi các cải cách mạnh hơn nữa, bao gồm đa dạng hóa cơ cấu kinh tế và đa dạng hóa các ngành công nghiệp (Campuchia đã tung ra các ưu đãi cho các công ty sản xuất không phải dệt may), cắt giảm chi phí kinh doanh, cải thiện ngành logistics, và phát triển kinh tế số. Các cải cách trên là nhằm thực hiện Chính sách Phát triển Công nghiệp của nước này.

Ở tầm khu vực, tất cả các quốc gia trong ASEAN đang đặt mục tiêu ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào năm tới. RCEP sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới và bao gồm các đối tác thương mại của ASEAN là Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiệp định này cũng sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên thông qua việc hạ thấp thuế quan, tiêu chuẩn hóa các quy định và thủ tục hải quan, và mở rộng tiếp cận thị trường; RCEP còn giúp cho các nước thành viên giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. RCEP hướng tới cắt giảm các hạn chế trong thương mại dịch vụ và giúp các nước đáng triển có thể tham gia vào nhiều FTA hơn trong tương lai.

Nguồn: ASEAN Briefing

Từ khóa: ASEAN, thu hút FDI, chính sách ưu đãi thuế

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398895
Go to top