Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnASEAN cần có nhiều nữ giới tham gia vào ngành năng lượng

ASEAN cần có nhiều nữ giới tham gia vào ngành năng lượng

19.11.2019-07

Khu vực Đông Nam Á đang cho thấy sự tiến bộ về số lượng phụ nữ nắm giữ vai trò lãnh đạo. Philippines, Việt Nam và Singapore đang dẫn đầu về số lượng nữ giới giữa các vị trí quản lý cấp cao, theo số liệu từ một báo cáo năm 2019 có tiêu đề “Phụ nữ trong Kinh doanh” của công ty Grant Thornton. Tuy nhiên, sự hiện diện của nữ giới giảm dần khi họ càng lên vị trí quản trị cao hơn.

Một khảo sát từ Viện Nghiên cứu Credit Suisse (CSRI) có tên “The CS Gender 3000 in 2019: Sự thay đổi gương mặt đại diện của các doanh nghiệp”, cho thấy Singapore dẫn đầu các nước Đông Nam Á với tỉ lệ phụ nữ giữ vị trí CEO (15%), tiếp đến là Thái Lan (9%), Indonesia (9%) và Philippines (8%).

Báo cáo của CSRI cũng phát hiện rằng tỉ lệ trung bình trên toàn cầu đối với nữ giới giữ vị trí cấp cao trong ngành năng lượng là 20,6%. Trong số đó, chỉ 4% giữ chức CEO. Mặc cho những nỗ lực quảng bá và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực năng lượng, đây vẫn là một trong những lĩnh vực ít đa dạng về giới tính nhất trong nền kinh tế. Một nghiên cứu năm 2017 của công ty Thomson Reuters cho thấy lĩnh vực năng lượng đứng cuối bảng xếp hạng về đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị, so với các ngành công nghiệp khác.

Ở châu Á, số lượng nữ giới làm trong lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 3-15% lực lượng lao động, trong khi số lượng nữ giới thuộc ngành kĩ sư hoặc kĩ thuật viên thậm chí còn thấp hơn (khoảng 1-6%). Sự hiện diện của nữ giới ở các vị trí đưa ra quyết định hoặc chính sách năng lượng cũng rất hiếm.

Số lượng nữ giới giữ các vị trí lãnh đạo trong ngành năng lượng sạch cũng rất thấp, theo như bài báo cáo “Phụ nữ trong ngành năng lượng sạch” năm 2017 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Cơ quan này cũng nhận ra được những lợi ích kinh tế và xã hội mà sự đa dạng giới tính mang lại. Chính vì thế mà gần đây, họ đã triển khai Chương trình Hỗ trợ Đào tạo nhằm thúc đẩy sự đa dạng giới tính trong ngành.

Đa dạng hóa là hội nhập

Schneider Electric, một doanh nghiệp toàn cầu chuyên về lĩnh vực quản lí năng lượng và tự động hóa, đã được nhắc tên trong báo cáo Chỉ số Bình đẳng Giới (GEI) năm 2019 của Bloomberg, nhờ vào “những sáng kiến đi trước thời đại, góp phần tạo ra môi trường làm việc an toàn và hội nhập, nơi mà nữ giới có thể phát triển bản thân.”

Bà Astri Ramayanti Dharmawan, chủ tịch chi nhánh Schneider Electric tại Malaysia, tiết lộ với tờ ASEAN Post rằng, những năm gần đây, số lượng nữ giới tham gia vào hội đồng quản trị công ty đã tăng lên đáng kể. Ở Malaysia, tỉ lệ nữ giới trong công ty đã cải thiện, hiện đang chiếm 40% trong các vị trí lãnh đạo cấp cao. Ngoài ra, bà cho biết: “Phụ nữ nắm quyền cấp cao đã chứng minh họ có được một lợi thế quan trọng nhờ vào khả năng kết nối cũng như hợp tác với những người khác, yếu tố quan trọng đối với một nhà lãnh đạo,”.

Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, bà Astri nhận ra rằng: “năng lực của tổ chức sẽ được củng cố khi có một chiến lược quản lý đa dạng hóa và toàn diện, và mỗi người đều có trách nhiệm góp phần vào sự đa dạng hóa nhân viên và xây dựng một môi trường toàn diện, nhằm thúc đẩy kết nối, hiệu quả, và sáng tạo trong công việc.” Một môi trường làm việc toàn diện mang đến những góc nhìn đa dạng cho tổ chức, giúp tăng cường sự sáng tạo và khuyến khích tìm tòi những ý tưởng mới mẻ.

Bà cũng cho thấy khát khao “dẫn dắt đội ngũ Malaysia hướng đến cải thiện cuộc sống người dân trên toàn thế giới thông qua phát triển các giải pháp năng lượng bền vững cho khách hàng của mình.”

Năng lượng tái tạo và các công nghệ mới nhiều khả năng sẽ định hướng tương lai của ngành công nghiệp năng lượng ở Đông Nam Á. Để quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch diễn ra thành công, nữ giới cũng cần tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực này.

Phụ nữ là chìa khóa thúc đẩy phát triển

Việc thu hẹp khoảng cách giới tính trong lĩnh vực năng lượng là yếu tố cực kì quan trọng, vì phụ nữ là chìa khóa thúc đẩy các giải pháp sáng tạo và toàn diện. Theo như bài báo cáo “Green Invest Asia” năm 2018 của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), phụ nữ hướng tới những nỗ lực bền vững thực sự và tìm kiếm những doanh nghiệp có cùng chí hướng trong chính sách của họ để lan tỏa giá trị này. Bài báo cáo nhận thấy rằng phụ nữ ở Đông Nam Á là nhóm ủng hộ hàng đầu cho xu hướng phát triển bền vững, với 85% mong muốn đầu tư vào những doanh nghiệp có trách nhiệm về các tác động của họ đối với môi trường và xã hội. Bài báo cáo cũng trình bày những yếu tố hàng đầu góp phần vào thành công của một công ty dẫn dắt bởi phụ nữ, đó là đạo đức kinh doanh rõ ràng, mức lương công bằng, và một chính sách đa dạng và hội nhập chủ động.

Việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực năng lượng đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ từ chính phủ, ngành năng lượng, và các bên liên quan đến ngành năng lượng. Các tổ chức phi lợi nhuận lãnh đạo bởi phụ nữ cũng đang tăng cường quảng bá và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, chẳng hạn như tổ chức Phụ nữ trong Ngành Năng lượng châu Á (WIEA) – nơi cung cấp một diễn đàn cho các nữ chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng kết nối và trau dồi kinh nghiệm thông qua cố vấn, đào tạo, xây dựng hình mẫu, và phát triển sự nghiệp.

Các dự án liên quan đến năng lượng bền vững và tài nguyên thiên nhiên có nhiều khả năng gặt hái được thành công hơn nếu có sự đóng góp và tham gia của phụ nữ trong quá trình đưa ra quyết định. Nghiên cứu “Năng lượng Tái tạo: Góc nhìn từ Giới tính” năm 2017 của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) cho thấy càng có nhiều phụ nữ trong hội đồng quản trị thì càng thu hút được nhiều đầu tư vào năng lượng tái tạo và càng nhiều rủi ro về môi trường được đề cập trong quá trình đưa ra quyết định tài chính.

Sự thiếu hụt phụ nữ trong ngành năng lượng sẽ khiến ngành này tụt hậu trong các vấn đề như hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu. Sự tham gia của phụ nữ có thể góp phần đẩy nhanh việc triển khai chính sách môi trường quan trọng và ứng dụng công nghệ mới. Việc trao thêm cơ hội và khuyến khích phụ nữ tham gia cũng góp phần quan trọng trong việc tạo ra một quá trình chuyển đổi hệ thống năng lượng bền vững và công bằng.

Nguồn: The ASEAN Post

Từ khóa: Ngành năng lượng, ASEAN, công nghiệp 4.0, bình đẳng giới, hội nhập kinh tế

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398190
Go to top