Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnNhững thách thức chính đối với quốc gia chủ tịch ASEAN kế nhiệm

Những thách thức chính đối với quốc gia chủ tịch ASEAN kế nhiệm

15.11.2019-12

Theo truyền thống, 10 quốc gia thành viên ASEAN sẽ luân phiên nắm giữ chiếc ghế chủ tịch ASEAN theo thứ tự bảng chữ cái. Đến ngày 01/01/2020, Việt Nam sẽ thay Thái Lan đảm nhận vai trò này và họ nhận thức rõ trách nhiệm sẽ gánh trên vai.

Thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha đã trân trọng trao chiếc búa quyền lực, biểu tượng sự lãnh đạo khối cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Bangkok hôm thứ Hai – và nay, áp lực đang đè nặng lên nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong việc điều hành ASEAN hướng đến những sáng kiến quan trọng trong năm tới.

Chủ đề Thái Lan chọn trong thời gian nước này đảm nhận vai trò Chủ tịch là “Thúc đẩy hợp tác vì sự bền vững”; sau khi chuyển giao vai trò người điều hành cho Thủ tướng Việt Nam hôm thứ Hai, Thủ tướng Prayut nói ông tin tưởng quốc gia hình chữ S sẽ tiếp quản vai trò lãnh đạo với sự tự hào, đồng thời giúp ASEAN đạt mục tiêu thúc đẩy liên kết, duy trì hòa bình, tự do, an ninh và thịnh vượng.

Đồng ý với những nhận xét của người đứng đầu chính phủ Thái, Thủ tướng Phúc nhận định Việt Nam muốn tập trung vào việc “tăng cường hợp tác bền vững trong ASEAN bằng việc thúc đẩy đoàn kết và đồng thuận, nâng cao liên kết kinh tế và tính kết nối trong khối, làm sâu sắc hơn các giá trị và bản sắc của từng thành viên ASEAN, cải thiện tính hiệu quả của các công cụ hiện tại, và hướng tới sự hợp tác mạnh mẽ của ASEN với cộng đồng toàn cầu”.

Năm ưu tiên

Việt Nam chọn chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” cho năm họ đảm nhận chức Chủ tịch và đề ra 5 ưu tiên thảo tại các cuộc họp của khối sắp tới, chủ đề quan trọng nhất trong các cuộc thảo luận vào năm sau là vai trò và đóng góp của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực.

Tăng cường tính kết nối, cải thiện năng lực thích ứng và hưởng lợi từ Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là một vấn đề trọng tâm khác đối vói Việt Nam; đồng thời, tăng cường nhận thức về Cộng đồng ASEAN và tính chính danh của khối nhằm tạo giá trị chung cho khu vực cũng sẽ là chủ đề quan trọng trong những cuộc họp của ASEAN vào năm 2020.

Các nghị trình trọng khác trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN gồm có: Thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các quốc gia trên thế giới; tăng cường khả năng thích ứng và hoạt động hiệu quả của ASEAN thông qua cải cách thể chế và cải thiện hoạt động các công cụ hiện có của khối.

Kinh tế

Việt Nam sẽ kỷ niệm 25 năm ngày nước này gia nhập ASEAN vào năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt mức ấn tượng từ khi đất nước hình chữ S mở cửa kinh tế vào thập niên 1980 với hàng loạt cải cách kinh tế giúp thúc đẩy phát triển và đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Với danh tiếng một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á đồng thời là địa điểm đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp, Việt Nam đã góp phần đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt mốc 3 nghìn tỷ đô la vào năm 2018.

ASEAN vẫn còn nhiều dư địa để phát triển trong bối cảnh quy mô kinh tế của tổ chức này là rất lớn – đặc biệt là trong vấn đề thương mại nội khối – vốn chỉ chiếm 1/5 tổng giá trị giao thương của tất cả 10 nước thành viên – đảm bảo Công đồng kinh tế ASEAN (AEC) hoạt động hiệu quả một cách đầy đủ vào năm 2020 sẽ giúp tăng cường hoạt động kinh doanh tại khu vực.

Bên cạnh ASEAN, việc kết thúc đàm phán Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn đang đứng trước nhiều thách thức từ chủ nghĩa bảo hộ sẽ thể hiện cam kết tập thể của 10 quốc gia ASEAN đối với thương mại mở và tự do đầu tư trên khắp khu vực.

Thảo thuận thương mại đã nêu được hy vọng sẽ giúp mở rộng và làm sâu sắc hơn sự kết nối chuỗi giá trị tại 15 nước thành viên bao gồm ASEAN, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc và New Zealand. RCEP sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới nếu nó được ký kết vào tháng 2/2020; và đảm bảo thỏa thuận này được thông qua vào năm sau sau 7 năm đàm phán được nhận định là một thách thức chính cho Việt Nam khi đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN.

Vai trò cân bằng lợi ích

Cuộc bầu cử tại Thái Lan vào nửa đầu năm 2019 gây không ít lo lắng cho những thành viên khác trong khối, trong bối cảnh thể chế hiện tại của Việt Nam ít tạo ra những biến động chính trị, tuy vậy, ngoại giao nước này sẽ còn một chặng đường dài phía trước để tăng cường niềm tin giữa các quốc gia trong ASEAN và giữa ASEAN với những đối tác nước ngoài.

Thái Lan đã làm rất tốt việc tạo sự đồng thuận trong khối về việc thông qua Tầm nhìn ASEAN đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương – văn bản là lời đáp từ với Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - chính sách nhằm liên kết địa chính trị trong vùng và ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực và những nơi khác.

Việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông là mối quan ngại hàng đầu của Việt Nam và phiên bản thứ hai bộ quy tắc ứng xử của các bên đối với vùng biển này dự kiến có hiệu lực vào năm 2021 – sau quá trình đàm phán bắt đầu từ năm 2014 sẽ được trình ra để các bên liên quan xem xét vào năm sau khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN.

Với tư cách là một quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong bối cảnh sự gia tăng các hoạt động kinh tế và quân sự “cần tránh những tình huống dẫn đến đổ vỡ niềm tin, tính toán sai lầm, và những hành vi nguy hại nhằm mang lại lợi ích cho một bên”, Việt nam cần dẫn dắt ASEAN trở thành tổ chức trung tâm của khu vực giữa những biến động không ngừng về địa chính trị.

Việt Nam sẽ xử lý những mối quan ngại đã nêu như thế nào sẽ là câu hỏi cần lời giải đáp để nụ cười trên môi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc luôn rạng rỡ như cách ông đã làm khi nhận búa Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan.

Nguồn: The ASEAN Post

Từ khóa: ASEAN, Việt Nam, chủ tịch, thách thức, hợp tác

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399158
Go to top