Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnASEAN: Làm sạch một ngành công nghiệp gây ô nhiễm

ASEAN: Làm sạch một ngành công nghiệp gây ô nhiễm

o nhiem

ASEAN đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào than đá, nhưng khối này cũng có nghĩa vụ phải giảm thiểu tác động của than đá đến môi trường.

Hai báo cáo mới đây chỉ ra rằng than đá là giải pháp khả thi nhất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của ASEAN. Tuy nhiên, ngành điện không thể cứ mãi lệ thuộc vào những công nghệ đã được dùng trong hai thập kỷ qua để sử dụng cho hai mươi năm tiếp theo.

Phổ cập mạng lưới điện là một trụ cột quan trọng trong các mục tiêu phát triển của ASEAN. Khối khu vực đã cam kết đảm bảo rằng tất cả người dân đều có thể tiếp cận nguồn điện vào đầu những năm 2030. Để đạt được điều này, ASEAN cần nâng cao khả năng cung ứng điện của mình lên khoảng 60% trước năm 2040.

Để vượt qua cơn khát năng lượng này, báo cáo tháng 9 của Wood Mackenzie, một công ty chuyên nghiên cứu về năng lượng, ước tính rằng các nước ASEAN cần phải đầu tư một số tiền là 17 tỷ USD mỗi năm.

Than đá hiện tại đang là vua

ASEAN hiện đang phụ thuộc vào khí tự nhiên để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng. 42% sản lượng năng lượng của khối được tạo ra từ các nguồn khí tự nhiên lỏng. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi.

Để đáp ứng được nhu cầu năng lượng gia tăng nhanh chóng, ASEAN đang chuyển sang dùng than đá. Các nhà máy nhiệt điện than cung cấp một nguồn năng lượng vừa rẻ vừa có sẵn. Theo Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC) giai đoạn 2016-2025, than đá dự kiến sẽ giải quyết 40% nhu cầu về nguồn năng lượng mới cho tới năm 2040. Điện than cũng chiếm tỷ lệ ngày một tăng trong xuất khẩu điện năng của ASEAN. Ngành công nghiệp năng lượng Nhật Bản, đối tác nhập khẩu chính của khu vực ASEAN, đang ngày càng phụ thuộc vào than đá kể từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima.

Việc ngày càng phụ thuộc vào than đá cũng đặt ra cho ASEAN nhiều thách thức mới. Hiện tại, ASEAN không đủ tiềm lực tài chính để chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế sạch hơn. Chi phí sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở khu vực này cao hơn năng lượng nhiệt điện than khoảng 29%. Tuy nhiên, việc sử dụng than đá cũng có cái giá của nó. Nếu như tất cả dự án than đá mà ASEAN đã lên kế hoạch được thực hiện vào năm 2030, có đến khoảng 70,000 người sẽ chết mỗi năm do các biến chứng y học gây ra bởi khí thải từ nhà máy nhiệt điện than.

ASEAN đã quyết tâm theo đuổi lựa chọn của mình. Tại Hội nghị Bộ trưởng về Năng lượng năm 2018, khối ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đã làm mới cam kết của ASEAN về năng lượng nhiệt điện than. Than đá dự kiến sẽ vượt qua khí tự nhiên và trở thành nguồn năng lượng chính của khu vựa này vào năm 2035.

Wood Mackenzie ước tính rằng phải đợi đến những năm 2040 thì năng lượng mặt trời và năng lượng gió mới trở thành nguồn năng lượng chính của khu vực. Các nước ASEAN sẽ đợi đến khi chi phí sử dụng năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với chi phí sử dụng than thì mới bắt đầu thay đổi.

ASEAN có nghĩa vụ giảm thiểu tác động của các nhà máy nhiệt điện than đến môi trường

Lựa chọn sử dụng than đá của ASEAN cho hai thập kỉ tới không hề giống với lựa chọn này trong hai thập kỉ trước. Việc đưa than đá vào danh mục nguồn năng lượng chính đòi hỏi ASEAN phải có các chính sách giảm thiểu khí thải và ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than, để bảo vệ quyền được hít thở không khí sạch và sống trong môi trường an toàn cho người dân.

Hiện tại, có tới 86% nhà máy nhiệt điện than của ASEAN đang sử dụng công nghệ “dưới hạn” (subcritical). Đó là những loại công nghệ không hiệu quả, gây ô nhiễm cao, lỗi thời, và không thể kết hợp với các công nghệ thu giữ và lưu trữ của những nhà máy hiện đại hơn. Nếu như ASEAN mở rộng quy mô sản xuất năng lượng than, họ cần tăng tỷ lệ các nhà máy sử dụng công nghệ “siêu tới hạn” (supercritical - SC), “trên siêu tới hạn” (ultrasupercritical - USC), và “trên siêu tới hạn nâng cao” (advanced ultrasupercritical - AUSC) trong danh mục của mình. Các nhà máy hiệu suất cao phát thải thấp (HELE) như trên sẽ đốt cháy than đá ở nhiệt độ và áp suất cao hơn để giảm thiểu các chất ô nhiễm và sản xuất năng lượng hiệu quả hơn so với công nghệ cũ.

Vào năm 2018, Malaysia là quốc gia duy nhất ở ASEAN có nhà máy năng lượng đạt chuẩn HELE. Nước này cũng cam kết chủ yếu áp dụng công nghệ USC trong tiến trình phát triển mới. Nhà máy năng lượng vừa được Thái Lan đưa vào sử dụng gần đây cũng chỉ giới hạn ở loại công nghệ SC.

Nhờ vào việc áp dụng công nghệ HELE mà Trung Quốc, Mỹ, Nhật, và Liên minh châu Âu có thể thực hiện các chính sách năng lượng sạch trong khi vẫn duy trì than đá trong danh mục năng lượng của mình.

Công nghệ HELE không chỉ giảm thiểu khí thải mà nó còn mang lại lợi ích tài chính dài hạn. Hiệu suất tăng lên đồng nghĩa với việc cần ít than hơn để sản xuất cùng một lượng năng lượng, giúp giảm chi phí vận hành. Nhà máy sử dụng công nghệ “dưới hạn” phải chịu chi phí vận hành cao hơn gấp 2 hay 3 lần các nhà máy sử dụng công nghệ siêu tới hạn.

Không phải tất cả các nước đều cam kết chế biến than sạch

Mặc dù Malaysia và Thái Lan đã từng bước áp dụng công nghệ than HELE, những nước khác vẫn còn ngại việc thay đổi. Tiến sĩ Barnes đến từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết chính quyền Việt Nam sẽ chỉ phát triển nhà máy sử dụng công nghệ AUSC “khi các nhà máy cũ đã lỗi thời và nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng lên từ năm 2035”. Ông cũng cho biết Indonesia vẫn “phụ thuộc nặng nề” vào các nhà máy sử dụng công nghệ dưới hạn và SC.

Việc này càng gây thêm nhiều vấn đề cho một khu vực đang phải chịu đựng tác động của biến đổi khí hậu và chất lượng không khí suy giảm. Indonesia và Việt Nam sẽ chiếm đến 60% trong tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Đông Nam Á vào năm 2040.

Báo cáo tháng 10 của Trung tâm Năng lượng ASEAN đã vạch ra một kế hoạch về “triển khai hoàn thiện” công nghệ than đá sạch và “tăng cường nỗ lực” giảm thiểu các chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, báo cáo này không nhận được nhiều ủng hộ từ hai nước sử dụng than nhiều nhất trong khối.

Mặc dù chính quyền Indonesia từng cam kết chắc nịch rằng sẽ giảm thiểu lượng khí thải, nhưng đến nay họ vẫn không thực hiện được cam kết của mình. Ví dụ, Indonesia từng công bố kế hoạch dùng năng lượng tái tạo để sản xuất ra 23% sản lượng điện năng của họ vào năm 2025. Tuy nhiên, chính quyền vẫn duy trì trợ cấp dành cho các doanh nghiệp nhiệt điện than và không có nhiều hành động đáng kể để giảm thiểu chi phí sản xuất năng lượng mặt trời cũng như năng lượng gió, khiến tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody nghi ngờ về khả năng đạt được mục tiêu này của Indonesia. Còn về cam kết sử dụng than sạch, nước này cũng không hề đưa ra các động thái tối thiểu như xác định mục tiêu hay thời gian thực hiện.

Tăng cường hợp tác là chìa khóa để phát triển

Vừa qua, ASEAN đã thành lập Trung tâm Than đá Sách cho khu vực. Trung tâm này có nhiệm vụ thúc đẩy các nước ASEAN chuyển sang sử dụng công nghệ than sạch và cải thiện chất lượng không khí. Cơ quan khu vực này sẽ tạo điều kiện nghiên cứu và phát triển và khuyến khích chia sẻ công nghệ, hỗ trợ các nước đang phát triển bước vào quá trình ứng dụng các công nghệ than sạch một cách hiệu quả.

Việc đưa ra các tiêu chuẩn khí thải khu vực được đề cập trong APAEC 2015-2025 nhằm thúc đẩy từng quốc gia nâng cấp và xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ HELE cũng có tác dụng đảm bảo sự phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của khu vực không gây ra khủng hoảng môi trường và sức khỏe cộng động.

Cuối cùng, báo cáo mới nhất của Trung tâm Năng lượng ASEAN đã khuyến khích các nhà máy điện than trong khu vực thực hiện những đánh giá tác động đến môi trường, để tìm cách giảm thiểu các tác động này. Chính phủ có thể dễ dàng tận dụng các chương trình tài trợ hiện có để khuyến khích việc thực hiện đánh giá. Chính phủ thậm chí có thể yêu cầu các tổ chức tài chính chỉ lựa chọn tài trợ cho các nhà máy sử dụng công nghệ than sạch thay vì những loại không hiệu quả và gây ô nhiễm cao.

Các cuộc tranh luận về khí thải thường bị đóng khung vào hai lựa chọn đối lập. Các nước đang phát triển buộc phải lựa chọn giữa việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng hoặc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế thì có nhiều lựa chọn hài hòa hơn. Với tinh thần chính trị mạnh mẽ, ASEAN có thể theo đuổi tham vọng phát triển năng lượng, đồng thời đảm bảo nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường mà họ gây ra. Than đá sẽ luôn là một ngành công nghiệp gây ô nhiễm, nhưng trước khi các nguồn năng lượng tái tạo trở nên khả thi hơn, chính phủ ASEAN nên nắm bắt bất kì cơ hội nào có được để làm sạch các hoạt động sử dụng than.

Nguồn: ASEAN Today

Từ khóa: ASEAN, ô nhiễm môi trường, năng lượng sạch, hội nhập phát triển, công nghiệp 4.0.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398922
Go to top