Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Ai sẽ trả tiền cho thành phố thông minh ASEAN?

thanhphothongminh

Thành phố thông minh là những khu đô thị áp dụng công nghệ hiện đại, chẳng hạn như Internet Vạn Vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) để quản lý hiệu quả các nguồn lực, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Các thành phố thông minh mang lại hàng loạt lợi ích cho người dân, có thể kể đến như cắt giảm ùn tắt giao thông, kiểm soát ô nhiễm, và tiêu thụ điện năng hiệu quả. Hiện tại, ASEAN có 26 thành phố đang tham gia vào đề án thí điểm Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN (ASCN).

Tuy nhiên, dù những lợi ích như chất lượng không khí tốt hơn, hay giảm bớt kẹt xe, là rất hấp dẫn đối với những khu vực thành thị ngày càng đông dân, nguồn kinh phí để chi trả cho tất cả những cải tiến này lại là một vấn đề ít được chú ý đến.

Mặc dù các loại công nghệ thông minh thường được ca ngợi khắp nơi, công chúng lại ít để ý đến mức giá thành cao của chúng và cách mà ASEAN chi trả cho những thành phố thông minh này.

Thông thường, chính quyền thành phố sẽ tự lo liệu các khoảng kinh phí đầu tư, và trong nhiều trường hợp, họ không đủ khả năng chi trả phí lắp đặt và duy trì các hệ thống cảm biến và giám sát đắt đỏ, cũng như trả lương cho nhân viên vận hành chúng.

John D. Macomber, giảng viên cao cấp tại Khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Harvard giải thích: “Nhiều chương trình quảng bá thành phố thông minh thường cho rằng các cơ quan chức trách của thành phố sẽ lựa chọn áp dụng những loại công nghệ hàng đầu để phát triển đô thị”.

“Vậy nên cho đến nay, những sáng kiến này thường tìm đến những quan chức thành phố có tư tưởng tiến bộ (hoặc được tài trợ mạnh mẽ bởi các nhà đầu tư tư nhân) để triển khai những đơn hàng lớn, với vô số thiết bị phần cứng và phần mềm”, ông John nói thêm, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong việc phát triển thành phố thông minh.

Mô hình hợp tác công – tư

Tháng 6 vừa qua, tại Hội nghị ASEAN về Mạng lưới Thành phố Thông minh ở Bangkok, Bộ trưởng Bộ Xã hội và Kinh tế Số Thái Lan Pichet Durongkaveroj đã kêu gọi triển khai nhiều dự án PPP hơn, và cho biết Thái Lan đang lên kế hoạch để thu hút các nhà đầu tư và đối tác từ những nước bên ngoài ASEAN tham gia vào chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố thông minh của ASCN.

Trong số các nước được đề cập có Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc – tất cả đều có tiềm lực mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ mới. Những nước này cũng đang hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho ASEAN.

Tháng 8 vừa qua, trong một loạt hội thảo tại Hội nghị và Triển lãm về Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN 2019 – cũng tại Bangkok – có một hội thảo mang chủ đề: “Tái cấu trúc quan hệ đối tác công – tư: Động lực phát triển cốt lõi”.

Hội thảo này tập trung vào những tiềm năng trong tương lai nếu các chương trình quy hoạch đô thị và phát triển thành phố thông minh được triển khai một các bền vững và có trách nhiệm nhờ vào sự hợp tác toàn diện giữa cơ quan chính phủ và doanh nghiệp tư nhân theo hình thức PPP. Đây được kỳ vọng là động lực cốt lõi cho quá trình xây dựng các thành phố thông minh trong khu vực.

Như những gì được đề ra trong kế hoạch ASCN, mục tiêu của mạng lưới này là “mời gọi phân khúc tư nhân tham gia vào những dự án có thể sinh lời” và “củng cố nguồn vốn và tài trợ từ các đối tác bên ngoài của ASEAN”.

Các nhà lãnh đạo thành phố không đề cập đến việc ai là người sở hữu và vận hành những công nghệ thông minh này – và ai là người chịu trách nhiệm sau cùng trong việc duy trì và nghĩ ra cách tạo nguồn thu từ những công nghệ này.

Chi phí vốn

Năm ngoái, trong bài luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Đại học Delaware, ông Xiong Xiangyuan đã viết về những mặt phức tạp của việc tạo ra nguồn thu từ ứng dụng công nghệ mới vào thành phố thông minh – và tình trạng chi phí cao khiến các nhà đầu tư e ngại.

Với tiêu đề “Phân tích chi phí – lợi ích của các ứng dụng và công nghệ Thành phố Thông minh”, bài luận văn đã chỉ ra một loạt lợi ích, bao gồm cắt giảm thời gian đi lại, giảm tiêu thụ xăng và điện, giảm lượng khí thải và khí hiệu ứng nhà kính, và giảm tiếng ồn. Nhưng những lợi ích này cũng đòi hỏi nhiều chi phí khác nhau, chẳng hạn như vốn đầu tư, phí bảo trì và vận hành.

Các vấn đề như thiếu hụt cơ sở hạ tầng, chi phí an ninh mạng, phí quảng bá, tác động tiếng ồn từ quá trình xây dựng, và phí nhân công của dự án cũng được xem là những yếu tố cần phải cân nhắc trước khi triển khai những công nghệ thông minh.

Tuy nhiên, bài viết phát hiện rằng, chi phí vốn – khoảng tiền chi trả cho công tác quy hoạch, bồi thường đất đai, thiết kế kỹ thuật, mua thiết bị, xây dựng và đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn trong quá trình thực hiện – vẫn là rào cản chính khiến các dự án thành phố thông minh không thể triển khai.

Ông Xiangyuan đánh giá: “Theo kết quả từ những thành phố thông minh thịnh vượng, chi phí vốn dĩ nhiên là rất cao, nhưng lợi ích và ưu thế mà nó tạo ra cũng rất đáng cân nhắc”.

Ông nói thêm: “Nhận thức được yêu cầu chi phí vốn cao cho các thành phố thông minh, các nhà chức trách thành phố hiểu rằng, sẽ không dễ để triển khai các dự án thành phố thông minh mà không có nguồn tài chính vững chắc”.

Tiềm năng tiết kiệm

Ta cũng không thể phủ nhận tiềm năng tiết kiệm to lớn nếu các công nghệ thông minh được triển khai.

Trong năm 2014, Barcelona đã tiết kiệm hơn 75 triệu Euros (82 triệu USD) sau khi áp dụng các công nghệ IoT vào hệ thống dịch vụ công cộng. Intel ước tính rằng những cắt giảm ùn tắc giao thông có thể góp phần tiết kiệm hơn 125 giờ một năm.

Tiến sĩ Alexander Gelsin, đồng quản lý trang Bee Smart City, một nền tảng quảng bá cho các chương trình phát triển thành phố thông minh, nhận xét: “Đặc biệt, các chính quyền thành phố - những tổ chức thường bị thiếu hụt kinh phí – có thể hưởng lợi to lớn từ việc đầu tư vào công nghệ thành phố thông minh. Khả năng tiết kiệm trong trung hạn và dài hạn có thể giúp họ tăng cường ngân sách vào những lĩnh vực trọng yếu khác – chẳng hạn như phúc lợi xã hội”.

Tuy nhiên, trước khi các thành phố cân nhắc việc cải thiện cơ sở hạ tầng bằng công nghệ thông minh trên diện rộng, họ sẽ phải vượt qua thách thức về kinh phí cho các dự án này, và phải tìm ra những mô hình kinh doanh bền vững và có lợi nhuận.

Nguồn: ASEAN Post

Từ khóa: ASCN, Mạng lưới thành phố thông minh, ASEAN, hội nhập và phát triển, công nghiệp 4.0

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398182
Go to top