Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Anh quốc và ASEAN: Tăng cường quan hệ sau Brexit

Brexit27032018

Tóm tắt

Nước Anh đang đóng góp thực chất, mạnh mẽ cho an ninh và thịnh vượng của Đông Nam Á; thúc đẩy và ủng hộ sự phát triển của ASEAN, cũng như góp phần tăng cường nguyên tắc thực thi pháp luật dựa trên các quy tắc quốc tế (RBIS) mà tổ chức khu vực này ủng hộ. Những đóng góp trên sẽ còn to lớn hơn, sau khi xứ sở sương mù rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Bình luận

Anh quốc đã xuất hiện tại Đông Nam Á từ rất lâu. Người dân xứ sở sương mù cập bến khu vực này, mà cụ thể là Singapore, trước hết là vì mục đích mở ra một con đường thương mại mới và bảo vệ những tuyến hàng hải hiện hữu. Hai thế kỷ sau, khái niệm của nước Anh về lợi ích riêng quốc gia được mở rộng hơn: Lợi ích của Anh quốc gắn liền với sự hiệu quả của một trật tự thế giới dựa trên quy tắc.

Theo cấu trúc mới, mối liên hệ giữa Anh quốc với Đông Nam Á diễn ra trên nhiều phương diện, từ an ninh quốc phòng đến hợp tác kinh tế và giáo dục. Mối quan hệ vừa nêu không chỉ mang lại ích cho cả hai phía mà còn có động lực để Anh quốc tiếp tục phát triển sau khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu.

Duy trì hợp tác an ninh, quốc phòng

Đảo quốc sương mù duy trì sự hiện diện quân sự thường xuyên tại châu Á-Thái Bình Dương. Lực lượng quân đội Anh tại Brunei là đại diện cho sự hiện diện quân sự lâu dài của Anh quốc tại Đông Nam Á để thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác quốc phòng với các quốc gia thành viên ASEAN.

Tại khu vực, Thỏa thuận về Năm lực lượng phòng thủ (FPDA) là cam kết an ninh tập thể duy nhất tại khu vực Đông Á. Anh quốc biệt phái nhân viên quân sự đến Trụ sở lực lượng tác chiến phối hợp của FPDA tại Malaysia; bên cạnh đó, hàng năm, quốc đảo sương mù còn triển khai các khí tài quân sự đến Đông Nam Á để tiến hành tập trận với quân đội các nước Úc, Malaysia, New Zealand và Singapore.

Như một phần cam kết nhằm triển khai phương tiện quân sự tại khu vực, năm 2017, Vương quốc Anh đã cử một phi đội máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon bay qua khu vực Đông Nam và Đông bắc Á. Một hành động tương tự sẽ được tiến hành vào năm 2019, qua đó thể hiện sức mạnh của loại phi cơ chiến đấu đa nhiệm mà xứ sở sương mù đang nắm giữ. Trong năm nay, hai tàu chiến HMS Albion và HMS Sutherland đã ghé thăm Singapore;bên cạnh đó, dự kiến chiến hạm HMS Argyll, một trong những tuần dương hạm hiện đại nhất thế giới cũng sẽ đến khu vực vào cuối năm.

Nước Anh cũng đang trợ giúp các nước Đông Nam Á xây dựng tiềm lực quốc phòng riêng thông qua những chương trình đào tạo quân sự mở rộng. Trong vòng 5 năm qua, hàng trăm học viên từ các nước thuộc ASEAN đã tốt nghiệp từ các cơ sở huấn luyện quân sự tại Anh. Nhiều tư lệnh của Singapore, Malaysia, Thái Lan đều đã từng du học tại đảo quốc sương mù.

Tăng cường khả năng ứng biến trong khu vực

Vương quốc Anh đang hỗ trợ xây dựng khả năng ứng biến giữa các nước ASEAN trước mối đe dọa nghiêm trọng ngày càng lớn đến từ chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng và tội phạm có tổ chức . Trong những năm qua, các sỹ quan đặc nhiệm Indonesia đang sử dụng những kỹ năng học hỏi được từ các khóa huấn luyện tại Anh để truy bắt hàng trăm đối tượng nghi ngờ làphần tử khủng bố.

Ở Singapore, quân đội Hoàng gia đa đóng góp cho nền an ninh của quốc đảo sư tử thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm nhằm hỗ trợ lực lượng cảnh sát đặc nhiệm nước này triển khai nhiều chiến dịch giảm thiểu thương vong lớn khi có rủi ro an ninh. Từ tháng 9/2018, các chuyên gia của đơn vị Chống thiết bị nổ cải tiến Singapore sẽ hợp tác cùng lực lượng an ninh Anh đào tạo cho quân đội I-rắc về phương pháp chống thiết bị nổ tự chế.

Về an ninh mạng, Anh quốc cũng rất tích cực trong chia sẻ thông tin, kiến thức, nỗ lực hợp tác giải quyết những mối đe dọa, qua đó thiết lập một không gia mạng tự do, hoạt động theo những nguyên tắc quốc tế, đồng thời tạo ra hệ thống kết nối số minh bạch cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp. Vào tháng 4, tại Luân Đôn, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore đã ký hiệp định song phương với xứ sở sương mù nhằm mở ra quan hệ hợp tác trong xây dựng kỹ năng an toàn thông tin mạng cho các nước thuộc Khối thịnh vượng chung và ASEAN trong 2 năm tới.

Vương quốc Anh cũng đang thúc đẩy hợp tác trong hoạt động phòng ngừa xung đột khu vực. Đảo quốc sương mù đóng vai trò chính yếu trong tiến trình đàm phán hòa bình giữa chính phủ Philippine và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), đồng thời đóng góp 12 triệu Bảng Anh cho Tòa đặc biệt thuộc hệ thống tòa án Campuchia nhằm giải quyết vấn đề tội phạm không bị trừng phạt tại quốc gia Đông Nam Á.

Liên kết kinh tế

Hơn 4000 công ty của Anh đã có mặt tại Singapore, gồm cả những tập đoàn lớn như Rolls Royce, Standard Chartered, HSBC, GSK, Dyson, Shell and BP, thuê mướn hơn 50000 lao động và đầu tư 60 tỷ USD vào quốc đảo sư tử. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Anh quốc được thành lập tại Singapore, kéo theo đó là dòng chảy công nghệ hiện đại, sự sáng tạo và tinh thần doanh nhân đổ vào nước này.

Điều tương tự cũng đang diễn ra tại những quốc gia Đông Nam Á khác. Đầu tư trực tiếp từ Anh vào khu vực đạt mức 100 tỷ bảng, biến đảo quốc sương mù thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 ở Đông Nam Á, gấp 3 lần con số của Đức hay Pháp. Xuất khẩu hàng hóa từ Vương quốc Anh đến ASEAN đã tăng 13% vào năm 2016, gấp đôi so với giá trị xuất khẩu được ghi nhận từ Ấn Độ.

Anh quốc rất mong muốn ký kết các hiệp định thương mại tự do trong tương lai với các nước Đông Nam Á. Bước đi đầu tiên của họ sẽ là tìm cách duy trì tính liên tục của thỏa thuận thương mại tự do giữa EU với Singapore và Việt Nam. Xứ sở sương mù cũng đang cân nhắc khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tuy vậy, mối quan hệ kinh tế giữa Anh với ASEAN và Đông Nam không chỉ đơn thuần là mua bán hàng hóa. Nhiều năm qua, đảo quốc này đã triển khai nhiều chương trình hợp tác với các quốc gia trong vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và loại bỏ rào cản để đạt được tăng trưởng bền vững. Anh quốc đã giúp Lào, Myanamar, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam xác định rõ những cam kết quốc gia họ sẽ theo đuổi trước khi Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra vào năm 2015 và 2016.

Nâng cấp quan hệ

Nước Anh gần đây đã triển khai một chương trình với ngân quỹ hàng triệu bảng nhằm hỗ trợ cải cách kinh tế tại Thái Lan, Philippine, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Myanmar. Hoạt động này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường minh bạch trong đầu tư, thương mại và cam kết chính phủ; mở rộng thị trường tài chính và thúc đẩy nguồn cung tiền tệ thông qua xây dựng năng lực và đưa ra tư vấn về các bước đi phù hợp. Những thay đổi vừa nêu có thể giúp các nền kinh tế trong vùng tăng thêm 0,5 tỷ USD trong hơn một thập kỷ tới.

Một chương trình trị giá nhiều triệu bảng khác sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sử dụng năng lượng phát thải ít các-bon tại Malaysia, Philippine, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Chương trình này sẽ cải thiện an ninh năng lượng, thúc đẩy việc tiếp cận các nguồn nhiên liệu ổn định, đồng thời hỗ trợ ASEAN đạt mục tiêu giảm phát thải, thông qua đó mang lại lợi ích cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất. Các chương trình đối tác phát triển khác trong tương lại dự kiến tập trung vào xây dựng thành phố thông minh, chăm sóc y tế, giáo dục và thuận lợi hóa thương mại.

Khoa học và sáng tạo mang đến một ví dụ khác về cách thức Vương quốc Anh chủ động và gắn kết với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Quốc đảo này sở hữu một trong số những hệ thống nghiên cứu khoa học lớn và toàn diện nhất thế giới; đồng thời, các nhà khoa học Anh cũng đang phối hợp với đội ngũ nghiên cứu viên của Singapore để thực hiện nhiều hoạt động từ huấn luyện y tế đến ứng dụng vật liệu mới.

Những chương trình nêu trên được triển khai trên khắp Đông Nam Á thông qua Quỹ Newton và Quỹ Nghiên cứu các thách thức toàn cầu; một trong các ví dụ chính là hoạt động nghiên cứu đa ngành giúp sản xuất bền vững giống lúa có khả năng chống chịu trước thời tiết cực đoan.

Đầu tư vào tương lai: Giáo dục

Mối liên kết giáo dục giữa Anh quốc và Đông Nam Á là rất sâu rộng. Hơn một nửa thành viên nội các của Singapore đã từng du học tại các trường hàng đầu của xứ sở sương mù. Mỗi năm hơn 7000 sinh viên Singapore và 16000 du học sinh Malaysia đến Anh để học tập. Ngoài ra, với quốc đảo nhỏ bé Brunei, hầu hết thành viên nội các và quan chức cấp cao trong chính phủ đều đã từng là học sinh, sinh viên tại các trường ở Vương quốc Anh.

Nước Anh được coi là có đầy đủ kinh nghiệm trong việc giúp chính phủ các quốc gia khu vực đối phó với thách thức đến từ sức ép đáp ứng nhu cầu giáo dục cho dân số trẻ và đang tăng nhanh của họ. Các cố vấn của Hội đồng Anh đang làm việc với chính phủ Lào để phát triển khung hành động chiến lược cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh-hiện đã trở thành môn bắt buộc đối với trẻ em từ 8 tuổi trở lên của xứ sở triệu voi; chương trình hỗ trợ học tiếng Anh (ELT) dành cho các quan chức chính phủ quốc gia này cũng đã được khởi động trước thời điểm Lào nhậm chức chủ tịch ASEAN.

Kết quả từ sự hiện diện của nước Anh tại Đông Nam Á trong vòng hơn 200 năm qua nhận được nhiều quan điểm trái chiều. Trong thế kỷ 21, nhìn chung, Anh quốc đang tạo ra những thay đổi tích cực tại khu vực, hỗ trợ các chính phủ phát triển kinh tế cũng như tăng khả năng triển khai chính sách một cách độc lập nhằm phục vụ lợi ích quốc gia. Vai trò của xứ sở sương mù, do đó sẽ ngày càng tăng trong tương lai.

Nguồn: Source: RSIS - LA

Từ khóa: Đông Nam Á, Anh quốc, kinh tế, giáo dục, quốc phòng

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398978
Go to top