Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiThương mại 'trực tiếp' giữa dịch Covid-19: Bí quyết của các công ty Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc

Thương mại 'trực tiếp' giữa dịch Covid-19: Bí quyết của các công ty Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc

14.07-15

Trong bối cảnh việc đi lại bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà bán lẻ Nhật Bản đang nỗ lực tìm ra phương thức mới nhằm thúc đẩy chi tiêu của người dân Trung Quốc.

Khi lệnh giãn cách xã hội và cấm du lịch được ban hành, các công ty Nhật Bản đang sử dụng hình thức bán hàng “trực tiếp” (livestream) để bán sản phẩm cho người tiêu dùng Trung Quốc. Theo Nikkei Asian Review, người dân của quốc gia đông dân nhất thế giới ngày càng quen với hình thức mua sắm này.

Khi hoạt động du lịch chưa được nối lại vì lo ngại “làn sóng thứ hai” lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, các công ty Nhật Bản đang cố gắng thúc đẩy mua sắm của người tiêu dùng Trung Quốc thông qua các kênh mới. Bằng hình thức thương mại mới này, mỹ phẩm và đồ gia dụng của xứ sở hoa anh đào vẫn được giới thiệu trực tiếp tới khách hàng Trung Quốc.

“Mọi người, đi thôi nào!”, một phụ nữ người Trung Quốc nhiệt tình dẫn bạn mua sắm ở quận Shibuya, Thủ đô Tokyo vào một buổi chiều tháng 6. Đồng hành với họ qua những con phố thời thượng Omotesando và Takeshita trong khoảng một giờ là chiếc điện thoại thông minh được gắn vào gậy selfie. Cả hành trình này được phát trực tiếp trên ứng dụng Kuaishou của Trung Quốc. Sau đó, hai người này quay lại studio và giới thiệu một số sản phẩm, gồm có thuốc chống côn trùng và kem dưỡng ẩm trên kênh phát trực tiếp của mình.

Người xem ở Trung Quốc có thể mua các mặt hàng đó bằng cách chọn vào biểu tượng giỏ hàng trong ứng dụng Kuaishou, sau đó họ sẽ được dẫn đến các trang web của các công ty bán các sản phẩm đó.

Đây là một dự án thí điểm được đưa ra vào tháng 5 bởi Shanghai Subaojiang Network Technology, từng sử dụng để tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của Nhật Bản cho khách du lịch Trung Quốc. Hiện tại, công ty có trụ sở tại Thượng Hải này đã điều chỉnh hoạt động kinh doanh để thích ứng với tình hình mới do đại dịch Covid-19.

Giám đốc điều hành của Shanghai Subaojiang – ông He Ci - đã đưa ra ý tưởng kinh doanh mới và tuyển dụng 7 phụ nữ Trung Quốc sống ở Nhật Bản làm đại lý bán hàng. Theo đó, công ty đã phát video livestream gần như mỗi ngày và bắt đầu xây dựng một khung thương mại điện tử xuyên biên giới với đối tác Cross C. có trụ sở tại Tokyo.

Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản cho biết, lệnh hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 đã khiến số lượng du khách Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 30 người vào tháng 5. Trước khi đại dịch bùng phát, xứ sở Phù Tang được coi là một điểm đến thu hút du khách Trung Quốc. Hàng nội địa Nhật luôn được người tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đánh giá là có chất lượng vượt trội.

Theo ước tính vào năm 2019 của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, các công ty thuộc xứ sở kimono có thể bán được lượng hàng hóa trị giá 2.000 tỷ Yen cho người tiêu dùng Trung Quốc (tương đương 18,6 tỷ USD) vào năm 2020 thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thương mại “trực tiếp” đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc khoảng hai năm trước và giờ càng nở rộ do tác động của đại dịch toàn cầu.

Nếu như trước đây, các nhà bán lẻ Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào chi tiêu của khách du lịch, thì giờ đây, thương mại “trực tiếp” thực sự có thể là giải pháp hữu hiệu khi mà Covid-19 vẫn đang phủ bóng đen lên ngành du lịch toàn cầu.

Nguồn: Báo Quốc Tế

Từ khóa: thương mại, trực tiếp, dịch Covid-19, bí quyết, công ty Nhật Bản, thị trường Trung Quốc

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393624
Go to top