Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiHậu COVID-19: Tương lai của toàn cầu hóa sẽ như thế nào?

Hậu COVID-19: Tương lai của toàn cầu hóa sẽ như thế nào?

24.06-01

Sự gián đoạn hiện tại đang gợi nhớ đến cuộc ‘Đại suy thoái’ vào những năm 1930, bởi lẽ sau đó hầu hết các nền kinh tế đều chuyển sang bảo hộ mậu dịch.

Cuộc khủng hoảng kinh tế bủa vây thế giới kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 làm dấy lên một số câu hỏi về tương lai của toàn cầu hóa. Một số nhà bình luận phương Tây đã tranh luận về việc, liệu đại dịch có đe dọa toàn cầu hóa hay không. Câu hỏi này hầu như không phải là mới: Từ giữa những năm 1990, hoặc từ những ngày đầu tiên, nhiều người đã nghi ngờ về tương lai toàn cầu hóa. Cuộc ‘Đại suy thoái’ vào năm 2008 đã mang đến những hoài nghi mới với một số vấn đề thu hẹp trọng tâm vào toàn cầu hóa tài chính.

Những điều bất định về tương lai của toàn cầu hóa đã xuất hiện sau những gián đoạn mà “Lệnh Đại Phong tỏa” đã gây ra ở tất cả các nền kinh tế lớn, ngoại trừ Trung Quốc. Sự gián đoạn đang diễn ra gợi nhớ đến cuộc ‘Đại khủng hoảng’ những năm 1930, sau đó hầu hết các nền kinh tế đều chuyển hướng sang bảo hộ mậu dịch. Trước bối cảnh này, tác động có thể có của “Lệnh Đại Phong tỏa” lên khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu là một dấu hiệu đáng ngại khác. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã dự đoán rằng khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu có thể giảm 13-32% vào năm 2020. Theo WTO, kịch bản tồi tệ nhất về sụt giảm khối lượng giao dịch thương mại là nghiêm trọng hơn nhiều so với tác động của cuộc khủng hoảng kinh hoàng giai đoạn 1929-1932, theo đó khối lượng giao dịch thương mại giảm gần 25%.

Trong những tuần gần đây, đã có những nỗ lực đánh giá những thách thức mà quá trình toàn cầu hóa phải đối mặt từ nhiều khía cạnh khác nhau. Một số nhà bình luận đã lập luận rằng nền kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn “toàn cầu hóa chậm lại”, hay thậm chí là “đảo ngược toàn cầu hóa”, nhưng những xu hướng này dường như không phải là một hồi chuông cảnh báo cho toàn cầu hóa. Một số chuyên gia khác chỉ ra rằng nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là từ sự cạnh tranh kinh tế khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, vì cả hai quốc gia đang cố gắng vươn lên. Tất cả những sự phát triển này có thể tác động nghiêm trọng như thế nào đối với tương lai toàn cầu hóa, mà thế giới đã biết đến ít nhất ba thập kỷ qua?

Hầu như, toàn cầu hóa chẳng thể khơi dậy được nhiều niềm tin, bởi lẽ những lợi ích của nó mang lại đã không được thể hiện rõ ràng. Ban đầu, quá trình này được kỳ vọng sẽ tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, và nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia. Tuy nhiên, sự kỳ vọng này đã trở nên xa vời khi nền kinh tế thế giới phải đấu tranh để vượt qua cuộc “Đại suy thoái”. Trong 5 năm trước năm 2008, nền kinh tế toàn cầu mở rộng hàng năm hơn 5%, nhưng từ năm 2010-2019, sự mở rộng đã giảm xuống 3,8%, và trong 5 năm qua, mức độ mở rộng đã giảm xuống chỉ còn hơn 3%.

Một khía cạnh đáng lo ngại hơn đối với toàn cầu hóa là các nền kinh tế lớn đã và đang có dấu hiệu bị tách rời khỏi nền kinh tế toàn cầu. Đối với tất cả các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, tỷ trọng thương mại so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là chỉ số về sự cởi mở, đã giảm. Quốc gia giao dịch thương mại lớn nhất, Trung Quốc, đang cho thấy xu hướng nổi bật này. Năm 2008, tỷ trọng thương mại trên GDP của Trung Quốc là gần 58%, nhưng một thập kỷ sau, tỉ trọng này chỉ là 38%. Ấn Độ cũng cho thấy một xu hướng tương tự: tỷ trọng thương mại so với GDP đạt gần 56% trong năm 2012 nhưng đã giảm xuống còn 43% vào năm 2018. Tuy nhiên, một chỉ số khác của việc tách rời là sự thu hẹp của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) hoặc mạng lưới sản xuất.

Các GVC tiêu biểu cho kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi các dây chuyền sản xuất được phân tách và chia nhỏ qua biên giới quốc gia, làm tăng tính liên kết giữa các quốc gia. Dữ liệu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp cho thấy từ năm 2005 đến 2015, xuất khẩu của các nền kinh tế lớn và mới nổi phụ thuộc nhiều hơn vào giá trị gia tăng nội địa, hay nói cách khác, hàm lượng nhập khẩu trong xuất khẩu đang suy yếu dần. Chẳng hạn, hàm lượng nội địa trong xuất khẩu của Trung Quốc gần 74% trong năm 2005 và đã tăng lên 83% vào năm 2015.

Các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia nhiều nhất vào GVC, theo một cách chậm chạp nhưng chắc chắn và tăng dần sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng trong nước để thúc đẩy xuất khẩu của họ. Nếu việc tách rời các nền kinh tế ra khỏi thị trường toàn cầu làm suy yếu quá trình toàn cầu hóa, phản ứng chính sách của một số quốc gia nhằm đảm bảo cho nền kinh tế của họ thoát ra khỏi của cuộc khủng hoảng hiện nay chắc chắn sẽ đặt ra những mối đe dọa lớn hơn. Mỹ đã dẫn đầu xu hướng này, bằng cách áp dụng Đạo luật viện trợ, cứu trợ và an ninh kinh tế (CARES) bị ảnh hưởng do coronavirus gây ra, chi 2,2 nghìn tỷ đô la, tương đương khoảng 10% GDP của quốc gia, để kích thích nền kinh tế.

Tiếp đó, một số cơ quan của Mỹ đã công bố một loạt các chương trình, tất cả đều nhằm phục hồi cho các doanh nghiệp trong nước. Mục đích rõ ràng của các chương trình này là hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ, cho phép họ cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, yếu tố có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn cầu hóa chính là sự hồi sinh của nền kinh tế Trung Quốc, trước khi các nền kinh tế lớn khác có thể quay trở lại bình thường. Do đó, có một khả năng khác là Trung Quốc sẽ có thể củng cố vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu hơn nữa. Nếu khả năng này thực sự trở thành hiện thực, liệu những người ủng hộ toàn cầu hóa truyền thống có chấp nhận điều bình thường mới này?

Biswajit Dhar là Giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Lập kế hoạch Kinh tế, Trường Khoa học Xã hội, JNU

Nguồn: New Indian Express

Từ khóa: hậu COVID-19, tương lai, toàn cầu hóa

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422401
Go to top