Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcKiểm soát tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng may mặc đang 'buông lỏng'?

Kiểm soát tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng may mặc đang 'buông lỏng'?

 8 tin1 26.02.2024

Không chỉ nỗ lực “xanh hoá” các hoạt động kinh tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững, để bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng, các sản phẩm dệt may bắt buộc phải tuân thủ nghiêm túc tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường.

Thế nhưng, vấn đề này vẫn đi ngược với xu thế và quy định của pháp luật, nhiều cơ sở bán lẻ hàng may mặc chưa có công bố và gắn dấu hợp quy vẫn ngang nhiên đưa ra thị trường.  

Mới đây, trong bài viết có tựa đề “Quần áo không rõ xuất xứ, không dấu hợp quy bán tràn lan ở chợ”, cụ thể là tại chợ Vinh (Nghệ An), bán hàng không gắn dấu hợp quy, công bố hợp quy theo quy định… Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi muốn tiếp tục xới xáo để mong rằng các cơ quan chức năng cụ thể có thể nắm bắt, xem xét để tiềm kiếm các giải pháp phù hợp trong việc kiểm soát tiêu chuẩn cũng như chất lượng đối với các sản phẩm của ngành thời trang. Qua đó, góp phần thúc hoạt động bán lẻ sản phẩm thời trang lành mạnh, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trường.

Sản phẩm dệt may bắt buộc phải có dấu CR mới được đưa ra thị trường

Theo Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN:01/2017/BCT) quy định: các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này và gắn dấu hợp quy CR.

Có thể hiểu, gắn dấu hợp quy CR là một bằng chứng chứng minh và là dấu hiệu nhận biết sản phẩm, hàng hoá đã được kiểm tra, có chứng nhận hợp quy, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định và được phép lưu hành trên thị trường.

Đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo Quy chuẩn QCVN: 01/2017/BCT, tránh tình trạng hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc cũng như các nguồn sản xuất chứa nguyên liệu gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường và làm tổn hại đến các cơ sở kinh doanh chân chính.

Điều mà có lẽ người tiêu dùng cần hết sức chú ý khi mua và sử dụng các sản phẩm dệt may, đó là vấn đề an toàn đối với sức khoẻ khi sử dụng. Bởi cũng không phải ngẫu nhiên mà cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu tổ chức, cá nhân bắt buộc phải có chứng nhận CR đối với các sản phẩm dệt may trước khi lưu hành trên thị trường. Trong khi với các sản phẩm dệt may là quần áo, mũ nón, giày dép thường phải khoác trên người, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, nếu không đủ đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn và các hàm lượng hoá chất độc hại sẽ rất nguy hại đến sức khoẻ người dùng.

Theo các nhà chuyên môn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng... Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), cho hay các nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi formaldehyde nhất là trẻ em, người cao tuổi, những người bị hen suyễn và gặp các rắc rối về đường hô hấp.

Formaldehyde tồn tại trong vải là hoàn toàn có thể, không phân biệt vải dệt của nhà máy hay vải dệt thủ công truyền thống. Formaldehyde tồn tại trong vải do sử dụng trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu, tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu hoàn tất, chống nấm mốc.

Dùng formaldehyde dạng nhựa trong xử lý hoàn tất để chống nhàu, phần lớn áp dụng cho sản phẩm dệt từ sợi thiên nhiên như cotton, tơ tằm... Mặc dù hiện nay có rất nhiều công nghệ và hóa chất khác để thay thế formaldehyde nhưng formaldehyde vẫn được sử dụng trong công nghiệp dệt vì giá thành rẻ.

Quy định đã rõ, nhưng trên thị trường việc các sản phẩm thời trang như quần áo, giày dép… vẫn được bày bán rất nhiều tai các cửa hàng bán lẻ tại nhiều tuyến phố, thậm chí các trung tâm thương mại, siêu thị.

Không dấu CR, nhiều cửa hàng bán lẻ thời trang đang vi phạm pháp luật

Dù ở địa điểm nào, theo ghi nhận của PV Thương Trường, rất nhiều cơ sở bán lẻ sản phẩm thời trang đều không gắn dấu hợp quy. Điều đáng nói là tại trung tâm thương mại như Vicentra – ngay trung tâm thành phố Vinh (Nghệ An), nhiều ki ốt bán lẻ hàng thời trang vẫn ngang nhiên bày bán các sản phẩm khi không bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Theo quan sát của PV Thương Trường, ngay tại tầng 1 của Trung tâm thương mại Vicentra rất nhiều ki ốt bán quần áo với nhiều chủng loại từ trẻ em cho tới người lớn, và phần lớn không có dấu hợp quy CR. Cụ thể, với ki ốt có tên Vietcotton.com, cơ sở này đang giới thiệu rất nhiều mẫu mã quần áo từ hàng đông xuân cho đến hàng mùa hè… nhưng không hề có dấu hợp quy hay những thông tin liên quan về chất liệu hay hàm lượng hoá chất. Những tem, nhãn mác gắn trên các sản phẩm của cơ sở này chỉ là những thông tin chung chung giới thiệu logo nhãn hiệu và tên mã sản phẩm đơn thuần.

Khi được hỏi về việc các sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam hay nhập khẩu, một nhân viên của cửa hàng này, cho biết: “Đây là hàng do công ty sản xuất trong nước, thương hiệu là Vietcotton”.  

Trong khi đó, tại ki ốt bán đồ trẻ em, theo ghi nhận của PV, đa phần các sản phẩm này đều nhập ngoại, bởi hầu hết các tem nhãn đều có in chữ bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là hàng Trung Quốc. Khi phóng viên tò mò hỏi chuyện, “đây dường như toàn hàng nhập từ Trung Quốc?”, nhân viên bán tại ki ốt thông tin “ở đây toàn hàng Trung Quốc, chủ yếu Quảng Châu là nơi cung cấp chính”. Không chỉ vậy, các nhãn mác quần áo trẻ em tại đây cũng đều không có dấu hợp quy, và cả nhãn phụ bằng tiếng Việt cũng không hề có.

Ngoài các ki ốt nêu trên, còn có nhiều ki ốt quần áo đang bày bán bên cạnh siêu thị Go! Vinh ngay trong trung tâm thương mại Vicentra cũng không gắn dấu hợp quy trên sản phẩm, nhiều hàng hoá nhập ngoại nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xử cụ thể… Và khi sản phẩm dệt may chưa được chứng nhận hợp quy, đồng nghĩa với việc không ai biết sản phẩm có mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may như thế nào? Nếu sử dụng trong thời gian dài và gây ra hậu quả đối với sức khỏe, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Quy định của pháp luật đều đã rõ ràng, rằng tất cả sản phẩm dệt may trước khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy. Tuy nhiên, trên thị trường, tại nhiều cửa hàng bán lẻ thời trang, đặc biệt là ngay tại một trung tâm thương mại lớn như Vicentra ở trung tâm thành phố Vinh thì rất nguy hại. Bởi tại các cơ sở bán lẻ hiện đại này vẫn luôn có sức mua lớn hơn, lượng người mua sắm luôn nhộn nhịp, tuy nhiên tổ chức, cá nhân kinh doanh tại đây dường như ít quan tâm về vấn đề này. Nguy hiểm hơn, trong nhiều trường hợp sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn quy định, hệ luỵ đối với sức khoẻ người dùng là rất lớn.

Và việc đưa sản phẩm ra thị trường khi chưa có công bố và gắn dấu hợp quy CR, rõ ràng các cơ sở kinh doanh này đang vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người tiêu dùng, thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng.

Kiểm soát tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm dệt may còn là dấu hỏi?

Với các sản phẩm thời trang có thương hiệu và tên tuổi trên thị trường, vấn đề tuân thủ thực hiện áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn với sản phẩm hàng hoá đều được thực thi một cách nghiêm túc, và các thương hiệu phần lớn đều có hệ thống cửa hàng bán lẻ uy tín. Tuy nhiên, trên thị trường, bán lẻ thời trang tại các chợ, cửa hàng nhỏ lẻ mọc lên như nấm, và dường như ít được kiểm soát.  

Với những gì đã ghi nhận từ thực tế thị trường đối với sản phẩm dệt may, dù chỉ khảo sát ngẫu nhiên ở phân khúc cửa hàng kinh doanh thời trang nhưng đã cho thấy những “lỗ hổng” đang tồn tại song hành bên cạnh các doanh nghiệp lớn làm ăn nghiêm túc.

Những tồn tại này vốn đang diễn ra rộng khắp, dù chưa đủ điều kiện đưa ra thị trường nhưng vẫn công khai bày bán, bất chấp quy định của pháp luật!

Đó là dấu hỏi lớn với công tác quản lý của cơ quan chức năng tại các địa phương. Quy định bắt buộc đối với việc gắn dấu hợp quy CR đều đã rất rõ ràng, nhưng tại sao tình trạng này vẫn đang tồn tại, công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng về vấn đề này như thế nào?

Trước thực trạng nêu trên, có lẽ cũng đã đến lúc cần phải “siết chặt” và sáng tỏ hơn để bức tranh hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt may trong nước được công bằng và minh bạch hơn!

Quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về hợp quy

Theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa - thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may nếu có hành vi vi phạm quy định về hợp quy sẽ bị xử phạt theo Điều 19 - hoặc nếu vi phạm về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường thì sẽ xử phạt theo Điều 20 Nghị định này.

Cụ thể, tại điểm a, khoản 2, Điều 19 quy định: Phạt tiền từ 15 đến 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định!

Tại điểm a, b, c, khoản 3, Điều 19 quy định: Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đối với hành vi không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng phải công bố hợp quy; Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền; Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hoá đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường…

Nguồn: Tạp chí Thương trường

Từ khóa: hàng may mặc, xanh hóa, hoạt động kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394570
Go to top