Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcViệt Nam nổi lên là nước xuất khẩu đang phát triển mạnh

Việt Nam nổi lên là nước xuất khẩu đang phát triển mạnh

diendancaicachvn

Trong suốt 30 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trung bình gần 7%/năm. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần gấp 5 lần. Việt Nam ngày nay đã nổi lên là nước xuất khẩu đang phát triển mạnh.

Thông tin trên được ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn cải cách và Phát triển 2018: “Tầm nhìn mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới”, diễn ra sáng nay (5/12) tại Hà Nội.

Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế từng bước cải thiện

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành quả quan trọng. Trong đó, diện mạo kinh tế Việt Nam đã thay đổi hẳn, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh. Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

“Tầm vóc, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế từng bước cải thiện, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”, ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bằng chứng, đến hết năm 2017, quy mô dân số đạt khoảng 94 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới; quy mô nền kinh tế đạt khoảng 224 tỷ USD, xếp thứ 45 ; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2.300 USD, xếp thứ 134; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6,81% và dự kiến năm 2018 có thể đạt cao hơn; chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ 116/189 quốc gia; hệ số bất bình đẳng về phân phối thu nhập (GINI) ở mức tích cực, 0,43 điểm.

Bên cạnh đó, các chỉ số về năng lực cạnh tranh quốc gia và môi trường kinh doanh đạt nhiều tiến bộ đáng khích lệ. Năm 2017, năng lực cạnh tranh xếp hạng 55/137, tăng 5 bậc; môi trường kinh doanh xếp hạng 68/190, tăng 14 bậc; đổi mới sáng tạo xếp hạng 47/127, tăng 12 bậc. Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn từ vị trí thứ ba năm 2016 lên vị trí thứ nhất.

Đồng tình với quan điểm này, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ, trong suốt 30 năm qua, nền kinh tế đã tăng trưởng trung bình gần 7%/năm. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần gấp 5 lần. Việt Nam ngày nay đã nổi lên như một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và là nước xuất khẩu đang phát triển mạnh. Sự tăng trưởng của Việt Nam cũng có tính bao trùm, với tỷ lệ nghèo đã giảm xuống dưới 7%, so với mức hơn 60% vào cuối những năm 1980.

Cải cách để thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam những năm tới hứa hẹn cả những thách thức và cơ hội đan xen. Một số kịch bản kinh tế đã được đưa ra với triển vọng tăng trưởng trung bình của Việt Nam ước đạt 6,85% trong các năm 2018 - 2020.

Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn luôn ý thức được những thách thức và khó khăn, cả những vấn đề nội tại cũng như những tác động khách quan từ bên ngoài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Theo người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để tận dụng triệt để được mọi cơ hội, nhất là cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vượt qua được các khó khăn, thách thức, làm rõ các động lực tăng trưởng mới với tầm nhìn phát triển trong kỷ nguyên mới gắn liền với tư duy đổi mới, cải cách để tìm ra phương án tốt nhất cho bài toán tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, hướng tới tăng trưởng bứt phá, phát triển nhanh và bền vững…

Đưa ra đề xuất của Ngân hàng thế giới, ông Ousmane Dione cho rằng, cải cách để thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước sẽ cần phải được đẩy mạnh mạnh mẽ, để trở thành động lực chính nhằm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.

Cùng với đó, theo ông Ousmane Dione, mặc dù hiện tại còn nhiều hạn chế về tài chính, nhưng cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vốn có ý nghĩa rất quan trọng cho tăng trưởng trong tương lai. Một lần nữa, cần quan tâm không chỉ số lượng, mà là vấn đề chất lượng.

“Chúng ta không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư vào vốn nhân lực, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ đột phá thay đổi nhanh chóng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, đầu tư vào vốn nhân lực sẽ đòi hỏi một phương pháp tiếp cận theo toàn bộ chu kỳ với những nỗ lực phối hợp hiệu quả để cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, đặc biệt là ngay từ thời thơ ấu, giáo dục suốt đời và đào tạo kỹ năng”, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đề xuất.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, sự tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam đang tạo ra chi phí môi trường ngày càng lớn. Những vấn đề môi trường ngày càng tăng này không chỉ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, mà còn có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn. Hoạt động quản lý tài sản tự nhiên của Việt Nam và xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững trong các lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, chế biến thực phẩm và du lịch.

Theo ông Ousmane Dione, để thực hiện 4 nội dung ưu tiên về khu vực tư nhân, cơ sở hạ tầng, vốn nhân lực và tăng trưởng xanh, sẽ cần những thể chế của nhà nước có năng lực và hiệu quả. Do đó, sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban ngành cũng như giữa các cơ quan trung ương và địa phương hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết.

Nguồn: Vn Media

Từ khóa: Việt Nam, nổi lên, nước xuất khẩu, phát triển mạnh

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007419930
Go to top