Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcTình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2015

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2015

 

XNK9

1. Đánh giá chung

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 12/2015 đạt hơn 28 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước; trong đó trị giá xuất khẩu là 13,73 tỷ USD, giảm 1,1% và trị giá nhập khẩu là 14,4 tỷ USD, tăng 4,9%. Trong tháng 11/2015, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 563 triệu USD.

Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014, trong đó xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước.

Như vậy, so với năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng hơn 124 tỷ USD (từ 203,7 tỷ năm 2011 lên 327,76 tỷ USD năm 2015) nhưng xét về tốc độ tăng thì năm 2015 có tốc độ tăng thấp nhất cả giai đoạn và thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân 15,8%/năm giai đoạn 2011-2015.

Biểu đồ 1: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóavà cán cân thương mại giai đoạn 2006-2015

22-1-2016-XNK-01

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2. Xuất nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp

Tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp trong nước đều thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của khối doanh nghiệp FDI. Khu vực các doanh nghiệp FDI tiếp tục đóng vai trò lớn trong tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam khi tỷ trọng của khu vực các doanh nghiệp này trong tổng kim ngạch của cả nước đạt trên 63%, ngày càng chiếm ưu thế so với khối các doanh nghiệp trong nước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong năm 2015 đạt 207,85 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2014 (trong đó xuất khẩu đạt 110,59 tỷ USD tăng 17,7%, nhập khẩu đạt 97,26 tỷ USD tăng 15,5%). Trong khi đó khu vực các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 119,91 tỷ USD, tương đương với tổng xuất nhập khẩu của năm 2014 (trong đó xuất khẩu đạt 51,52 tỷ USD và nhập khẩu đạt 68,39 tỷ USD).

Biểu đồ 2: Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước

Xuất khẩu

22-1-2016-XNK-02

Nhập khẩu

22-1-2016-XNK-03

Nguồn: Tổng cục Hải quan

3. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa

Trong năm 2015, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số các thị trường trên, số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của xuất khẩu là 29 thị trường với tổng kim ngạch là 147,36 tỷ USD, chiếm gần 90,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của nhập khẩu là 19 thị trường với tổng trị giá là 150,42 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Bảng 1: Số lượng thị trường theo mức kim ngạch năm 2015

Mức kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Số thị trường

Trị giá 
(Tỷ USD)

Số thị trường

Trị giá 
(Tỷ USD)

Từ 1 tỷ USD trở lên

29

147,36

19

150,42

Từ 500 triệu USD- dưới 1 tỷ USD

7

4,34

8

5,94

Từ 100- dưới 500 triệu USD

34

7,37

28

6,93

Từ  dưới 100 triệu USD

162

3,04

155

2,40

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2015 đạt 214,9 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch 55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước và là châu lục đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu cao nhất.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD, tăng 9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt 5,79 tỷ USD, giảm tới 16,2%.

Biểu đồ 3: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các Châu lục năm 2015

22-1-2016-XNK-04

​ Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỷ USD tăng 13.9% so với năm 2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2014; điện thoại các loại và linh kiện: 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại: 5,22 tỷ USD, tăng 12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 5,21 tỷ USD, tăng 13,9%...

Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 27,63 tỷ USD, tăng 27% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,1% của năm 2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: 5,11 tỷ USD, tăng 62,6%; điện thoại các loại và linh kiện: 3,02 tỷ USD, tăng 76%; sản phẩm từ chất dẻo: 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm từ sắt thép: 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%...

Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản với trị giá đạt 14,37 tỷ USD, tăng 11,15% so với năm 2014, Đài Loan với trị giá gần 11 tỷ USD giảm nhẹ 0,78%, Thái Lan với trị giá là 8,28 tỷ USD tăng 16,79%,...

Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2014, và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72% và chiếm 32,72% trị giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, tiếp theo là giày dép các loại với trị giá trên 4 tỷ USD tăng 22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,83 tỷ USD tăng 33,68% so với năm 2014,...

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỷ, (tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với năm 2014. Bên cạnh đó xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,8%, tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014.

Bảng 2 : Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo châu lục, thị trường/khối thị trường năm 2015

Thị trường

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

Trị giá
 (Tỷ USD)

So với 2014
 (%)

Trị giá
 (Tỷ USD)

So với 2014
 (%)

Trị giá
 (Tỷ USD)

So với 2014
 (%)

Châu Á

79,88

5,4

135,02

11,1

214,90

8,9

- ASEAN

18,16

-3,7

23,83

3,7

41,99

0,4

- Trung Quốc

17,14

14,8

49,53

13,3

66,67

13,7

- Nhật Bản

14,14

-3,8

14,37

11,2

28,51

3,2

- Hàn Quốc

8,93

25,0

27,63

27,0

36,56

26,5

Châu Mỹ

41,51

17,4

13,91

22,6

55,42

18,6

- Hoa Kỳ

33,48

16,9

7,80

23,8

41,28

18,1

Châu Âu

34,25

7,7

12,30

14,4

46,55

9,4

- EU (27)

30,94

10,9

10,45

17,8

41,39

12,5

Châu Phi

3,14

5,9

1,97

16,6

5,11

9,8

Châu Đại Dương

3,33

-22,9

2,45

-4,9

5,79

-16,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan

4. Một số mặt hàng xuất khẩu chính

Điện thoại các loại & linh kiện: là nhóm hàng dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 (tăng 6,58 tỷ USD, chiếm 55,3% mức tăng xuất khẩu của cả nước).

Trong tháng 12, xuất khẩu của mặt hàng này 1,73 tỷ USD giảm 38% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2015 đạt 30,18 tỷ USD, tăng 27,9% so với năm 2014, tương đương tăng 6,58 tỷ USD.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam trong nămqua là EU với 10,11 tỷ USD, tăng 19,7 % và chiếm 33,5% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất: 4,48 tỷ USD, tăng 23,3%; Hoa Kỳ: 2,77 tỷ USD, tăng 78,9%; Đức: 1,77 tỷ USD, tăng 30,4%...so với năm 2014.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 12 đạt 1,31 tỷ USD giảm 13,2% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 đạt 15,61 tỷ USD, tăng mạnh 36,5% so với năm trước.

EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm qua với 3,2 tỷ USD, tăng 36,8%; tiếp theo là Hoa Kỳ đạt 2,83 tỷ USD, tăng 33,6%; sang Trung Quốc đạt 2,65 tỷ USD, tăng 20,8%; sang Hồng Kồng đạt 1,71 tỷ USD, tăng mạnh 84,2%... so với năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trong tháng 12/2015, xuất khẩu đạt 758,53triệu USD giảm 3,1% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 12 tháng/2015 lên 8,17 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 1,67 tỷ USD, tăng 30,1%; sang Nhật Bản: 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 1,5%; sang Trung Quốc đạt hơn 721 triệu USD, tăng 23,14% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng dệt may: trong tháng 12, xuất khẩu đạt 2,21 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong năm 2015 lên 22,81 tỷ USD, tăng 9,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,4% của năm 2014.

Các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm qua là: Hoa Kỳ đạt 10,96 tỷ USD, tăng 11,7%; sang EU đạt 3,47 tỷ USD, tăng 4,2%; sang Nhật Bản đạt 2,79 tỷ USD, tăng 6,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,13 tỷ USD, tăng nhẹ 2% so với năm 2014.

Giày dép các loại: trong tháng 12 đạt 1,21 tỷ USD tăng 9,9% so với tháng trước. Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam năm 2015 đạt 12,01 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2014, giảm 6,6 điểm phần trăm so với tốc độ tăng 22,9% của năm 2014.

Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ (22,5%) cao hơn nhiều so với sang EU (12,3%) nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2015 đạt 4,077 tỷ USD, chỉ thấp hơn 3 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu sang EU. Tính chung kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này là gần 8,16 tỷ USD, chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.

Xơ, sợi dệt các loại: xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng đạt hơn 85 nghìn tấn với trị giá đạt hơn 216 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 5,4% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2015, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 962 nghìn tấn, tăng 12,1% và trị giá đạt 2,54 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước

Trong năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 498 nghìn tấn tăng 26,2%; sang Hàn Quốc đạt 75 nghìn tấn, tăng 11,6%, sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 92,42 nghìn tấn, giảm 15,37% so với cùng kỳ năm 2014.

Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù: trong tháng xuất khẩu mặt hàng này đạt 271,7 triệu USD, tăng 23,1% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 lên 2,88 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong năm 2015 với 1,18 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2014, tiếp theo là EU với trị giá 759 triệu USD, tăng 12,7%; Nhật Bản là 317,77 triệu USD, tăng 11,9% ..

Gỗ & sản phẩm gỗ: xuất khẩu trong tháng đạt 754,82 triệu USD, tăng 26,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2015 lên 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến hết tháng 12/2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 2,64 tỷ USD, tăng 18,12%; sang Nhật Bản đạt hơn 1 tỷ USD tăng 9,52%; sang Trung Quốcđạt gần 978 triệu USD tăng 9,51% so với cùng kỳ năm 2014.

Dầu thô: trong tháng 12 lượng dầu thô xuất khẩu đạt 831 nghìn tấn, đưa lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 đạt 9,18 triệu tấn, giảm 1,3% nhưng kim ngạch chỉ đạt 3,72 tỷ USD, giảm tới 48,5% so với năm trước.

Dầu thô của Việt Nam trong năm qua chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 2,16 triệu tấn 36%; sang Singapore: 1,74 triệu tấn, tăng mạnh 176%; sang Ôxtrâylia:1,33 triệu tấn, giảm mạnh 39%; sang Nhật Bản: 1,4 triệu tấn, giảm 25% so với năm 2014...

Gạo: lượng gạo xuất khẩu của cả nước tháng 12 đạt gần 526 nghìn tấn với trị giá đạt 223,36 triệu USD giảm 26,1% về lượng và 26,3% về trị giá. Năm 2015 lượng xuất khẩu gạo là 6,59 triệu tấn, tăng 4% và trị giá đạt 2,8 tỷ USD, giảm 4,5% so với năm trước.

Trong năm qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 2,1triệu tấn, tăng 4,8% so với năm 2014. Xuất khẩu sang Philippin là 1,14 triệu tấn, giảm 14,1%; sang Malaixia là 512 nghìn tấn, tăng 8,3%. Riêng xuất sang Inđônêxia cao đạt 673 nghìn tấn, gấp hơn 2 lần so với năm trước.

Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12/2015 là 152,5 nghìn tấn, trị giá đạt 279,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2015, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,34 triệu tấn, trị giá đạt 2,67 tỷ USD, giảm 20,6% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Hàng thủy sản: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12/201 đạt 590,68 triệu USD, giảm 1,7% so với tháng 11/2015. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 đạt 6,57 tỷ USD, giảm 16%, tương ứng giảm 1,25 tỷ USD so với năm trước.

Xuất khẩu hàng thủy sản trong năm qua giảm mạnh ở hầu hết các thị trường chính, cụ thể: sang Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ USD, giảm 23,4%; sang EU đạt 1,16 tỷ USD, giảm 17,1%; sang Nhật Bản 1,04 tỷ USD, giảm 13,4%; sang Hàn quốc đạt 572 triệu, giảm 12,2%.

5. Một số mặt hàng nhập khẩu chính

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,52 tỷ USD, tăng 14,8% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong năm 2015 lên 27,59 tỷ USD, tăng mạnh 23,1% so với năm 2014.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam năm qua với trị giá là 9,03 tỷ USD, tăng 15,02%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 5,12 tỷ USD, tăng mạnh 62,6%; Nhật Bản: 4,51 tỷ USD, tăng 19,53%; Đài Loan: 1,46 tỷ USD, tăng 3,1%... so với cùng kỳ năm 2014.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng 12 nhập khẩu là 1,76 tỷ USD giảm 13,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 của cả nước đạt 23,13 tỷ USD, tăng 23,4%; trong đó chiếm 92% kim ngạch nhập khẩu là của khu vực FDI với 21,19 tỷ USD, tăng 24,3%.

Kể từ năm 2013 đến nay, Hàn Quốc chính thức vượt Trung Quốc trở thành đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 6,73 tỷ USD, tăng 33,5%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 5,21 tỷ USD, tăng 13,9%; Nhật Bản: 2,27 tỷ USD, tăng 18,2%; Đài Loan: 2,19 tỷ USD, tăng mạnh 55,2%; Singapo: 1,77 tỷ USD, giảm 26,7%;... so với năm 2014.

Điện thoại các loại và linh kiện: trong tháng 12/2015, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 647,5 triệu USD giảm 22% so với tháng trước. Trong năm 2015, cả nước nhập khẩu 10,6 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 24,8%; trong đó chiếm 88% kim ngạch nhập khẩu là của khu vực FDI với 9,27 tỷ USD, tăng 28,3%.

Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại & linh kiện cho nước ta với trị giá nhập khẩu và tốc độ tăng lần lượt là 6,9 tỷ USD, tăng 9,7% và 3,02 tỷ USD, tăng 76%. Tính chung kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm tới 94% nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam.

Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu trong tháng 12 đạt 1,78 triệu USD với trị giá đạt 667,86 triệu USD, tăng 44,3% về lượng và 29,5% về trị giá so với tháng 11.2015. Tính đến hết tháng 12/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 15,7 triệu tấn, tăng 33,1% về lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm 27,1% nên trị giá nhập khẩu là 7,49 tỷ USD, giảm nhẹ 2,9% so với năm 2014..

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua từ Trung Quốc là 9,6 triệu tấn, tăng mạnh 54% và chiếm tới 61,3% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Sản phẩm từ sắt thép: trong tháng 12/2015, cả nước nhập khẩu hơn 277 triệu USD,tăng 2,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước là 3,81 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2014.

Trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá đạt 1,32 tỷ USD, tăng 28,57%; từ Hàn Quốc là hơn 1,02 tỷ USD tăng 28,82% so với cùng kỳ năm trước,...

Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu trong tháng là 1,02 triệu tấn, tăng 6,7%, tuy nhiên do sự sụt giảm về đơn giá nên trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 430 triệu USD, giảm 4,3% so với tháng trước.

Năm 2015, lượng nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 10,1 triệu tấn, tăng 19,3%, nhưng do đơn giá bình quân giảm tới 40,3% nên kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 5,36 tỷ USD, giảm 28,7%.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 3,84 triệu tấn, tăng 48,2%; Thái Lan: 2,28 triệu tấn, gấp gần 3 lần; Trung Quốc: 1,76 triệu tấn, tăng 4,6%; Đài Loan: 807 nghìn tấn, giảm 35,8%... so với năm 2014.

Biểu đồ 4: Lượng, kim ngạch và đơn giá nhập khẩu xăng dầu các loại giai đoạn 2009-2015

22-1-2016-XNK-05

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 12/2015 là hơn 370 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 521 triệu USD. Tính đến hết năm 2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam là 3,92 triệu tấn, tăng 13,7%, kim ngạch nhập khẩu là 5,96 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2014.

Trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc đạt gần 721 nghìn tấn, tăng 11,77%; Ả rập Xê út đạt 803 nghìn tấn, tăng 6,63%;Đài Loan đạt 579 nghìn tấn tăng 15,27%; Thái Lan đạt hơn 392 nghìn tấn, tăng 25,55%... so với cùng kỳ năm 2014.

Sản phẩm chất dẻo: trong tháng 12/2015 sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 336,86 triệu USD tăng 5% so với tháng trước. Nhập khẩu mặt hàng này năm 2015 đạt hơn 3,76 tỷ USD tăng 19% so với năm trước.

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ Trung Quốc trong năm 2015 là 1,15 tỷ USD, tăng 32,31% so với năm 2014; Hàn Quốc là 1,07 tỷ USD, tăng 33,75%; Nhật Bản là hơn 635 triệu USD tăng nhẹ 1,54%,...

Nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày: trong tháng 12/2015 nhập khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2015, cả nước nhập khẩu 18,3 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 7% so với năm trước. Đây là năm có tốc độ tăng gần thấp nhất trong giai đoạn 2011-2015, chỉ cao hơn tốc độ tăng của năm 2012 (là 1,7%); trong khi đó năm 2011 là 14,8%, năm 2013 là 18,8% và năm 2014 là 15,4%

Trong năm qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 7,62 tỷ USD, tăng 12,5%; Hàn Quốc: 2,82 USD, giảm 0,6%; Đài Loan: 2,33 tỷ USD, tăng 3%; Hoa Kỳ: 1,08 USD, tăng 40,4%...... so với năm trước.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng 12/2015, kim ngạch nhập khẩu đạt 337 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong năm đạt 3,39 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2014.

Tính đến hết tháng 12/2015, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Ác-hen-tina đạt 1,44 tỷ USD, tăng 8,56%; từ Hoa Kỳ là gần 429 triệu USD, tăng 4,02%; từ Braxin là hơn 306 triệu USD, tăng 43,28% so với năm 2014.

Ô tô nguyên chiếc: lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong năm đạt mức cao nhất từ trước tới nay với 125,6 nghìn chiếc, tăng 77,1%; trị giá nhập khẩu là 2,99 tỷ USD, tăng 88,8% so với năm trước.

Trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 51,46 nghìn chiếc, tăng 63%; ô tô tải đạt gần 49 nghìn chiếc, tăng 79,6%; ô tô loại khác đạt 23,94 nghìn chiếc, tăng 114%; ô tô trên 9 chỗ ngồi đạt 1,25 nghìn chiếc, tăng 34% so với năm 2014.

Đặc biệt, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong quý IV/2015 đạt gần 42 nghìn chiếc, cao hơn tới 12-16 nghìn chiếc so với quý I, II và III.

Biểu đồ 5: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại theo quý giai đoạn 2012-2015

22-1-2016-XNK-06

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong năm với 26,74 nghìn chiếc, tăng mạnh 94,7%; tiếp theo là Hàn Quốc: 26,57 nghìn chiếc, tăng 58,2%; Ấn Độ: 25,15 nghìn chiếc, tăng 89,1%; Thái Lan: 25,14 nghìn chiếc, tăng 74,4% ... so với cùng kỳ năm 2014.

Đặc biệt, nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ thị trường Ấn Độ đạt hơn 25 nghìn chiếc, chiếm tới 49% tổng lượng ô tô loại này nhập khẩu của cả nước và tăng 89% so với năm 2014.

TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 12 VÀ NĂM 2015

Stt

Chỉ tiêu

Số sơ bộ

I

Xuất khẩu hàng hoá (XK)

 

1

I.1

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 12/2015 (Triệu USD)

13.735

2

I.2

Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 12/2015 so với tháng 11/2015 (%)

-1,1

3

I.3

Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 12/2105 so với tháng 12/2014 (%)

16,5

4

I.4

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 (Triệu USD)

162.112

5

I.5

Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu năm 2015 so với năm 2014 (%)

7,9

II

Nhập khẩu hàng hoá (NK)

 

6

II.1

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 12/2015 (Triệu USD)

14.298

7

II.2

Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 12/2015 so với tháng 11/2015 (%)

4,9

8

II.3

Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 12/2015 so với tháng 12/2014 (%)

26,7

9

II.4

Tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2014 (Triệu USD)

165.649

10

II.5

Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2014 so với cùng kỳ năm 2013 (%)

12,0

III

Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)

 

11

III.1

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 8/2014 (Triệu USD)

28.033

12

III.2

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 8/2014 so với tháng 7/2014 (%)

1,8

13

III.3

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 8/2014 so với tháng 8/2013 (%)

21,5

14

III.4

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 (Triệu USD)

327.761

15

III.5

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 so với năm 2014 (%)

10,0

IV

Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK)

 

16

IV.1

Cán cân thương mại tháng 12/2015 (Triệu USD)

-563

17

IV.2

Cán cân thương mại 12 tháng/2015 (Triệu USD)

-3.538

Theo http://www.customs.gov.vn

Từ khóa: xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa, Việt Nam

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007429291
Go to top