Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin quốc tếPháp đề xuất EU cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng để giải quyết vấn đề rác thải dệt may

Pháp đề xuất EU cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng để giải quyết vấn đề rác thải dệt may

Reuters đưa tin, Pháp đang đề xuất Liên Minh Châu Âu (EU) lệnh cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng, trong bối cảnh các Chính phủ EU đang tìm kiếm những cách thức mới để giải quyết vấn đề rác thải dệt may, khi vấn nạn này ngày càng trở nên trầm trọng.

1 tin20 19.03.2024

Dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc cho thấy EU đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn hàng dệt đã qua sử dụng vào năm 2022, nhiều hơn gấp đôi so với năm 2000. Lượng quần áo có thể gây ô nhiễm ở các nước châu Phi, nơi những mặt hàng không thể bán lại và sẽ bị vứt vào bãi rác.

Theo Ủy ban châu Âu, tổng cộng, châu Âu thải ra 5,2 triệu tấn rác thải quần áo và giày dép mỗi năm.

Cùng với Thụy Điển và Đan Mạch, những nước ủng hộ đề xuất cấm xuất khẩu rác thải dệt may, Pháp đang hướng tới mục tiêu đưa vấn đề  này ra thảo luận trong cuộc họp của Hội đồng Môi trường tại Brussels vào ngày 25 tháng 3, trong đó đổ lỗi cho thái độ vứt bỏ quần áo của các nhà bán lẻ "thời trang ăn liền". những người được hưởng lợi từ việc tiêu thụ quá mức.

Bộ Môi trường Pháp cho biết: “Châu Phi không còn là thùng rác của thời trang nhanh nữa”. "Chúng ta phải giảm thiểu chất thải và quản lý chất thải của chính mình".

Trước đó, hôm 14/3, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh hay còn gọi là “thời trang ăn liền”, nhằm giảm thiểu tác động của chúng đối với môi trường.

Theo đó, dự luật kêu gọi tăng phí môi trường lên tới 10 euro cho mỗi sản phẩm đến năm 2030, đồng thời cấm nhà sản xuất quảng cáo những sản phẩm này.

Sau khi Hạ viện Pháp thông qua, dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện Pháp để cơ quan này tiếp tục xem xét và bỏ phiếu.

Nếu nó trở thành luật chính thức, những thương hiệu thời trang nhanh như Shein, Temu (Trung Quốc) và Boohoo (Anh) sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nội dung dự luật nêu rõ: “Sự phát triển của ngành may mặc theo hướng phù du, kết hợp với số lượng (hàng hóa) tăng và giá cả thấp, tạo ra hành vi mua hàng ngẫu hứng và nhu cầu đổi mới liên tục gây ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng”.

“Điều này đi kèm với hậu quả về môi trường xã hội và kinh tế”, dự luật nhấn mạnh.

Năm ngoái, Pháp đã thực hiện một chiến dịch đặc biệt nhằm khuyến khích người dân sửa và sử dụng lại quần áo, giày dép cũ thay vì vứt đi.

Chính phủ Pháp cam kết chi 154 triệu euro (168 triệu USD) cho sáng kiến này, họ thưởng cho người tiêu dùng số tiền lên tới 25 euro (27,20 USD) với mỗi sản phẩm may mặc mà họ đã sửa chữa.

Nguồn: Tin tức Việt Nam

Từ khóa: EU, ngành may mặt, thói quen mua hàng, người tiêu dùng

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409809
Go to top