Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin quốc tếCác nhà sản xuất Châu Á đang vật lộn để tăng trưởng do kinh tế Nhật Bản chững lại và Trung Quốc không ổn định

Các nhà sản xuất Châu Á đang vật lộn để tăng trưởng do kinh tế Nhật Bản chững lại và Trung Quốc không ổn định

 26 tin1 14.03.2024

Tháng 2 ghi nhận những nỗ lực gian nan của các nền kinh tế sản xuất chủ lực tại Châu Á trong việc thoát khỏi vòng xoát suy thoái, Nhật Bản đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu mạnh và quá trình phục hồi không đồng đều ở Trung Quốc đã che mờ một số dấu hiệu tích cực ở các nơi khác trong khu vực.

Một loạt các cuộc khảo sát doanh nghiệp được công bố vào ngày 01/03 cho thấy hiệu suất hoạt động không đồng đều trên khắp Châu Á. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của ngành sản xuất tại Nhật Bản cho thấy hoạt động nhà máy giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn ba năm.

Tại Trung Quốc, các tín hiệu trái chiều khi PMI chính thức của chính phủ cho thấy hoạt động nhà máy tiếp tục giảm, trái ngược với sự phục hồi nhẹ được ghi nhận trong PMI Caixin của khu vực tư nhân.

Theo Usamah Bhatti tại S&P Global Market Intelligence, “dữ liệu PMI của tháng 2 cho thấy một tháng nữ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản xấu đi”. “Cầu giảm sút ở cả thị trường trong nước và quốc tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của ngành, khi cả sản xuất và đơn hàng mới đều giảm mạnh nhất trong một năm qua”.

Dữ liệu gần đây cho thấy một sự đáng lo ngại, sự yếu kém của Nhật Bản trong nửa cuối năm ngoái đã kéo dài sang quý 1 năm 2024. Điều này càng khiến nhiệm vụ thoát khỏi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trở nên phức tạp hơn.

Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái trong quý IV năm ngoái và đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào tay nước Đức do chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm sút.

Tiếp nối số liệu chính thức của Nhật Bản được công bố vào đầu tháng 3, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cũng cho thấy sản lượng nhà máy giảm với tốc độ mạnh mẽ nhất kể từ tháng 5 năm 2020, do sản xuất ô tô suy giảm.

Hiện trạng phục hồi không đồng đều của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang dần ổn định sau cú lao dốc sâu do khủng hoảng lĩnh vực bất động sản.

Các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý tới các cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc diễn ra trong tháng này, nơi các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đối mặt với áp lực phải nỗ lực hơn nữa để đưa nền kinh tế nước này trở lại đúng hướng.

Mặc dù nền kinh tế dựa vào ngành bán dẫn của Đài Loan đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm lại, một số khu vực khác ở Châu Á đang cho thấy những tín hiệu tích cực.

Hàn Quốc chứng kiến xuất khẩu vượt quá dự báo thị trường vào tháng 2, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp mở rộng nhờ nhu cầu chip tăng vọt bù đắp cho sự sụt giảm trong doanh số bán xe.

Đông Nam Á, các nền kinh tế chủ chốt phụ thuộc vào nhà máy sản xuất vẫn duy trì đà tăng trưởng. Chỉ số PMI ở Việt Nam, Indonesia và Phillipines đều cho thấy tình trạng mở rộng hoạt động, trong khi chỉ số PMI của Malaysia và Thái Lan vẫn cho thấy sự suy giảm.

Nguồn: Channelnewsasia

Từ khóa: PMI, châu Á, sản xuất

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394627
Go to top