Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 3 và quý I năm 2017

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 3 và quý I năm 2017

xnk 2

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2017 đạt 35,59 tỷ USD, tăng 26%, tương ứng tăng gần 7,34 tỷ USD so với tháng trước. Trong quí I/2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 91,21 tỷ USD, tăng mạnh 19,9%, tương ứng tăng gần 15,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016.

Trong tháng 03/2017 xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 17,25 tỷ USD, tăng 31,6%, tương ứng tăng gần 4,14 tỷ USD so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa hết quý I năm 2017 đạt gần 44,64 tỷ USD, tăng 15,1%, tương ứng tăng gần 5,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2017 đạt gần 18,35 tỷ USD, tăng 21,1% so với tháng trước, tương ứng tăng gần 3,2 tỷ USD. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hết quý I năm 2017 đạt hơn 46,57 tỷ USD, tăng 24,9%, tương ứng tăng gần 9,3 tỷ USD.

Biểu đồ 1: Xuất nhập khẩu hàng hóa theo tháng từ tháng 03/2016 đến tháng 03/2017

p1

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước trong tháng 3 tiếp tục thâm hụt  hơn 1,1 tỷ USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong quý I năm 2017 thâm hụt gần 1,94 tỷ USD, bằng 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Cũng theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI trong tháng 3/2017 đạt hơn 23,16 tỷ USD, tăng 25,9%, tương ứng tăng hơn 4,76 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 12,09 tỷ USD, tăng 30,2% so với tháng trước. Nhập khẩu đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 21,5%.

Qua đó, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối FDI trong quý I/2017 đạt gần 59,12 tỷ USD, tăng 18,8%, tương ứng tăng 9,35 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu trong quý I/2017 đạt 31,32 tỷ USD, tăng 18,8%, tương ứng tăng hơn 4,04 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 27,8 tỷ USD, tăng 23,6% tương ứng tăng hơn 5,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước

Cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI trong tháng thặng dư 1,02 tỷ USD, đưa cán cân thương mại của khối này đến hết quý I/2017 thặng dư hơn  3,52 tỷ USD.

2. Thị trường xuất nhập khẩu

Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong quý I năm 2017

p2

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong quý I/2017, 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đạt hơn 35,5 tỷ USD chiếm 79,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hầu hết các thị trường này đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, chỉ riêng thị trường Ả Rập Thống Nhất giảm 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường tăng trưởng cao như: Thị trường Trung Quốc với mức tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Hàn Quốc tăng 29,3%; thị trường Malaysia tăng 49,1%; thị trường Thái Lan tăng 24,1%, thị trường Ấn Độ tăng 32,1%;… Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang thị truờng lớn nhất là Hoa Kỳ có mức tăng khá khiêm tốn (chỉ 4%); thị trường EU (28 nước) tăng 7,9%.

Biểu đồ 3: Cơ cấu các thị trường Việt Nam nhập khẩu trong quý I/2017

p3

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa cho Việt Nam trong quý I/2017 vẫn là Trung Quốc với 12,68 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Hàn Quốc đạt 9,97 tỷ USD, tăng trưởng mạnh 45,4%; thị trường Nhật Bản đạt 3,7 tỷ USD, tăng 16,2%; thị trường Đài Loan đạt 2,77 tỷ USD, tăng 8,23%; thị trường Hoa Kỳ đạt 2,19 tỷ USD, tăng 26,2%; Thái Lan đạt 2,18 tỷ USD, tăng 19,9%; Malaysia đạt 1,29 tỷ USD, tăng 33,1%; Singapore đạt 1,28 tỷ USD, giảm 3,2%; Ấn Độ đạt 1,01 tỷ USD, tăng 51,7%; Indonesia đạt 885 triệu USD, tăng 43,8%;…

3. Hàng hóa xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong quý I/2017 đạt gần 31,76 tỷ USD, chiếm 71,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất, tuy nhiên giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, còn lại hầu hết các nhóm hàng trong 10 nhóm hàng lớn nhất đều đạt mức tăng trưởng dương.

Biểu đồ 4: 10 Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất quý I năm 2017 so với cùng kỳ 2016

p4

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 3/2016 đạt 3,09 tỷ USD, tăng 31% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 lên 7,77 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 3 tháng qua bao gồm: EU với 2,38 tỷ USD, giảm gần 6,1% và chiếm 30,6% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất: gần 901 triệu USD, giảm 19,9%; Hàn Quốc: 755 triệu USD, tăng 32,8%; Hoa Kỳ: 620 triệu USD, giảm 43%... so với cùng kỳ năm 2016.

Hàng dệt may: Xuất khẩu trong tháng đạt 2,1 tỷ USD, tăng mạnh 51,6% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 5,62 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,72 tỷ USD, tăng 8,1 %; sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 6,6%; sang Nhật Bản đạt 715 triệu USD, tăng 12,4% và sang Hàn Quốc: 617 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 3/2017 đạt mức cao nhất từ trước tới nay với kim ngạch là 2,19 tỷ USD, tăng 27,5% so với tháng trước. Qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của 3 tháng lên 5,52 tỷ USD, tăng cao 47,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 3 tháng qua với kim ngạch đạt 1,37 tỷ USD, tăng cao 123,5%; tiếp theo là EU: 1,04 tỷ USD, tăng 12,3%. Tính riêng xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm đến 44% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước.

Giầy dép các loại: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt hơn 1,09 tỷ USD, tăng 26,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước.

Các thị trường nhập khẩu giầy dép các loại của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 1,07 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) đạt 988 triệu USD, tăng 9,9%; thị trường Trung Quốc đạt 240 triệu USD, tăng 28,5%;…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng gần 1,13 tỷ USD, tăng 24,3% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả quý là gần 2,91 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 602 triệu USD, tăng 26,7%; thị trường Nhật Bản đạt 402 triệu USD, tăng 14,5%; thị trường Trung Quốc với 370 triệu USD, tăng 85,6%;…

Hàng nông sản (bao gồm các nhóm hàng: hàng rau quả; hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn): Xuất khẩu hàng nông sản trong tháng 3/2017 đạt 1,59 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong quý I/2017 đạt 3,94 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: Thị trường Trung Quốc với 1,47 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với 748 triệu USD, tăng 24,8%; thị trường Hoa Kỳ với 457 triệu USD, tăng 23,5%; thị trường ASEAN với 371 triệu USD, giảm 17,5%; thị trường Nhật Bản với 92 triệu USD, tăng 17%; thị trường Hàn Quốc với 86 triệu USD, tăng 52%;…

Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng đạt 280 triệu USD, tăng 49,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu quý I/2017 đạt 701 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hạt điều trong tháng đạt được mức tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá, với 24 nghìn tấn, trị giá 230 triệu USD, tăng 80,1% về lượng và 88% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt 56 nghìn tấn, trị giá 515 triệu USD, giảm 4,6% về lượng nhưng tăng 16,9% về trị giá.

Xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 168 nghìn tấn, trị giá 382 triệu USD; tăng 14,8% về lượng và 15,1% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng/2017 đạt 454 nghìn tấn, trị giá gần 1,03 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng, tuy nhiên lại tăng 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 5: Lượng và đơn giá bình quân xuất khẩu cà phê từ tháng 01/2016 đến tháng 03/2017

p5

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Gạo xuất khẩu trong tháng đạt 551 nghìn tấn, trị giá 251 triệu USD, tăng 38,8% về lượng và 47,2% về trị giá so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 3 tháng/2017 đạt 1,29 triệu tấn, trị giá 565 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Cao su trong tháng xuất khẩu được 66 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD, giảm 26,8% về lượng và 27,9% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong quý I của nhóm hàng này đạt 250 nghìn tấn, trị giá 511 triệu USD, tăng 6,7% về lượng tuy nhiên tăng 90,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2017 đạt 603 triệu USD, tăng 41,6% tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 1,51 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 3, hàng thủy sản của Việt Nam tăng trưởng ở hầu hết các thị trường chính trừ thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, xuất sang Nhật Bản: 253 triệu USD, tăng 29,3%; Hoa Kỳ: 251 triệu USD, giảm 14,4%, sang Liên minh Châu Âu (EU): 249 triệu USD, tăng 2,3%; Trung Quốc: 144 triệu USD tăng 20,9% và Hàn Quốc: 141 triệu USD, tăng 26,4%…

Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 470 nghìn  tấn, giảm 11,8%, trị giá là 181 triệu USD, giảm 18,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3/2017, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 1,52 triệu tấn, giảm 16,2% và kim ngạch đạt 637 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 704 nghìn tấn, giảm 39,8%; sang Nhật Bản: 237 nghìn tấn, tăng 206,9%; sang Sing-ga-po: 193 nghìn tấn (cùng kỳ năm 2016 không có lô dầu thô nào được xuất sang quốc gia này)…

Than đá: Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng 3/2017 đạt 194 nghìn tấn, tăng 45,2% so với tháng trước, trị giá đạt 30 triệu USD, tăng 31,8%. Trong 3 tháng đầu năm 2017, lượng than đá xuất khẩu là 401 nghìn tấn, tăng 5,1 lần và  đạt trị giá đạt gần 65 triệu USD, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm 2016 .

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất tiêu thụ than đá của Việt Nam với hơn 5 triệu tấn, tăng 4% và chiếm tới 80% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

4. Hàng hóa nhập khẩu

Lần đầu tiên, số lượng nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD lên đến con số 10 nhóm hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm. Tính riêng tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng này là hơn 30 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu trong quý I/2017 của cả nước.

Biểu đồ 6: 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất 3 tháng/2017 so với 3 tháng/2016

p6

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 3,26 tỷ USD, tăng 29,7% so với tháng trước. Qua đó, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng đầu năm 2017 là 8,07 tỷ USD, tăng 35,9% về số tương đối và tăng tới 2,13 tỷ USD về số tuyệt đối. Trong đó, của khối doanh nghiệp FDI là 4,86 tỷ USD, tăng 1,55 tỷ USD và khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 3,21 tỷ USD, tăng 585 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 2,53 tỷ USD, tăng 34%; từ Hàn Quốc với 2,33 tỷ USD, tăng 104%; từ Nhật Bản với 1,05 tỷ USD, tăng 10,7%...so với quý I/2016

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2017 là 2,99 tỷ USD, tăng 20,1% so với tháng trước. Đưa kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 đạt hơn 7,6 tỷ USD, tăng 16,6% so vơi cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện được nhập về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc với 2,69 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất xứ từ Trung Quốc với 1,58 tỷ USD, tăng 28,5%; xuất xứ từ Đài Loan với 773 triệu USD, tăng 7,9%;…

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 3/2017 đạt hơn 1,14 tỷ USD, tăng 19,8% so với tháng trước. Đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt hơn 2,93 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.

Điện thoại các loại và linh kiện nhập về Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với gần 1,61 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước; xuất xứ từ Hàn Quốc với gần 1,03 tăng 33,4%;…

Sắt thép các loại: Trong tháng 3/2017 lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt hơn 1,91 triệu tấn, trị giá 873 triệu USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 5% về trị giá. Đưa kim lượng khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt hơn 4,63 triệu tấn, trị giá gần 2,36 tỷ USD, tăng 1,1% về lượng và tăng 41,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 7: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép các loại có xuất xứ từ Ấn Độ theo tháng từ 01/2016 đến tháng 3/2017

p7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Sắt thép các loại nhập khẩu về Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với hơn 2,21 triệu tấn, trị giá gần 1,18 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng và tăng 40,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; từ Nhật Bản đạt 529 nghìn tấn, trị giá 315 triệu USD, giảm 11,2% về lượng và tăng 29,6% về trị giá; từ Hàn Quốc với 417 nghìn tấn, trị giá 293 triệu USD, giảm 2,5% về lượng và tăng 41,3% về trị giá; đặc biệtt sắt thép các loại có xuất xứ từ Ấn Độ tăng mạnh so với cùng kỳ với đạt 439 nghìn tấn, trị giá 227 triệu USD, tăng 47 lần về lượng và tăng 22 lần về trị giá;…

Hạt điều: Lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 3/2017 là 76,1 nghìn tấn, tăng 50,3% so với tháng trước. Qua đó, nâng tổng lượng hạt điều nhập khẩu trong quý I/2017 lên 176 nghìn tấn, với trị giá là 363 triệu USD, tăng mạnh 64,4% về lượng và tăng mạnh 115,3% về trị giá so với quý I/2016.

Lượng hạt điều nhập khẩu trong quý I/2017 chủ yếu có xuất xứ từ Tanzania: 93,6 nghìn tấn, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2015; tiếp theo là Căm pu chia: 46,8 nghìn tấn, giảm nhẹ 1,9%; In đô nê xia: 11,9 nghìn tấn, giảm 52,9%...

Ô tô nguyên chiếc các loại: Trong tháng 3/2017 cả nước nhập khẩu hơn 11 nghìn ô tô nguyên chiếc các loại, trị giá 180 triệu USD, tăng 39,3% về lượng và tăng 13,9% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đến hết tháng 3/2017, cả nước nhập khẩu gần 26,5 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, trị giá 488 triệu USD, tăng 34,4% về lượng nhưng tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó lượng nhập khẩu ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 16,31 nghìn chiếc, tăng 136% và chiếm gần 62% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước; ô tô tải đạt hơn 8,8 nghìn chiếc, giảm 10,2%; ô tô trên 9 chỗ ngồi là 170 chiếc, giảm 10,2% và ô tô loại khác là 1,2 nghìn chiếc, giảm 56,1%.

Lượng ô tô nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia ASEAN trong 3 tháng đầu năm 2017 là 14,46 nghìn chiếc, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó ô tô nhập khẩu xuất xứ từ Thái Lan là 10,05 nghìn chiếc, tăng 28,8% và từ Indonesia là 4,4 nghìn chiếc, con số của cùng kỳ năm trước chỉ là 833 chiếc.

Ngoài ra, trong 3 tháng qua Việt Nam cũng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ thị trường Ấn Độ tăng gấp 4 lần, với gần 4,8 nghìn chiếc.

Than đá: Lượng nhập khẩu than đá trong tháng 3/2017 là gần 2 triệu tấn, trị giá là 217 triệu USD, tăng 76,9% về lượng và tăng 47,8% về trị giá. Tính đến hết quý I/2017, cả nước nhập khẩu 3,61 triệu tấn với trị giá là 410 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và tăng tới 95,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 3 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu than đá từ 2 thị trường chính là  Nga với 1,26 triệu tấn, tăng 14,5%; Indonesia với 1,07 triệu tấn, tăng 132% so với quý I/2016.

Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng 3/2017 là gần 1,3 triệu tấn, trị giá là 662 triệu USD, tăng 65,5% về lượng và tăng 54% về trị giá so với tháng trước. Trong đó nhập khẩu tăng mạnh từ thị trường Singapore với 481 nghìn tấn, tăng 26,4%; từ Malaysia với 368 nghìn tấn, tăng 191,1%; từ Hàn Quốc với 305 nghìn tấn, tăng 89,1%, từ Trung Quốc với 122 nghìn tấn, tăng 83,8%.

Tính đến hết quý I/2016, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là hơn 2,95 triệu tấn, trị giá gần 1,59 tỷ USD, tăng 7,2% về lượng và 74,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

p8

Nguồn: custom.gov,vn

Từ khóa: Tình hình, xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa, của Việt Nam, tháng 3, và quý I, năm 2017

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389861
Go to top