Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcCảnh báo nghẽn dòng vốn FDI vào Việt Nam

Cảnh báo nghẽn dòng vốn FDI vào Việt Nam

0 nguon von FDI

Phải chăng chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cần có sự thay đổi, để không chạy theo thành tích về quy mô và số lượng mà nên bằng chất lượng và hiệu quả. Bởi các dự báo cho thấy thu hút vốn FDI sẽ chững lại, vốn giải ngân cũng sẽ giảm nhẹ trong những năm tới tại Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung của Việt Nam trong năm 2016 ước đạt 20,9 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2015. Số vốn thu hút giảm ở cả vốn đầu tư mới với mức 2,5% và đầu tư thêm với mức 19,7%.

Chuyển hướng dòng chảy

Năm 2016 được đánh giá là năm kỷ lục về giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với gần 16 tỷ USD. Đây là dấu hiệu tích cực vì hai năm qua, để đón làn sóng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn chảy vào Việt Nam nhiều hơn.

Tuy nhiên, từ quý IV/2016, dòng vốn này chảy chậm lại do dự báo TPP gặp khó khăn, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố dừng hiệp định này. Vì vậy, các chuyên gia dự báo năm 2017, vốn FDI giảm sẽ tác động đến tăng trưởng của Việt Nam nên cần lưu ý về cung cầu vốn và cả nguồn ngoại tệ.

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhiều khả năng dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ bị nghẽn như từng xảy ra 10 năm trước. Đó là thời điểm đón đầu cơ hội Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006, vốn FDI đăng ký đạt 21 tỷ USD, trong khi năm 2005 chỉ đạt 12 tỷ USD. Năm 2007 – thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO – vốn FDI đăng ký vọt lên 64 tỷ USD. “Tuy nhiên sau đó, mức giải ngân rất thấp vì nhiều tập đoàn kinh tế lớn sụp đổ, không thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh”, ông Tuyển cho biết.

Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng đưa dự báo việc thu hút vốn FDI của Việt Nam sang năm 2017 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do triển vọng của Hiệp định TPP đã trở nên mờ mịt sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trên thực tế, thu hút vốn FDI đã có phần chững hơn trong nửa cuối năm 2016 khi nhà đầu tư tạm dừng lại để quan sát các tin tức liên quan đến TPP.

Tuy nhiên, theo đánh giá của BVSC, gần đây, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đang được nhà đầu tư nhắc đến nhiều như một sự thay thế phần nào cho TPP. Hiện RCEP vẫn đang trong quá trình đàm phán và được kỳ vọng có thể sẽ sớm kết thúc trong năm 2017. Nhìn chung, RCEP được đánh giá sẽ giúp đồng bộ hóa và giảm thiểu những bất cập của các FTA giữa những nước tham gia đàm phán, qua đó giúp các thành viên thu hút dòng vốn FDI từ nước ngoài (từ cả các nước trong và ngoài khối) để có thể tận dụng những ưu đãi trong việc xâm nhập một thị trường rộng lớn (các nước tham gia đàm phán RCEP chiếm gần 50% dân số thế giới và khoảng 30% GDP toàn cầu). Mặc dù vậy, BVSC vẫn cho rằng thu hút vốn FDI sẽ chững lại, vốn giải ngân thậm chí có thể giảm nhẹ trong năm 2017.

Nghiêm trọng hơn, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cảnh báo, dòng vốn đang có chiều hướng quay lại các nước phát triển. “Vì sự biến động của tỷ giá hối đoái và chính sách của các cường quốc lớn trên thế giới sẽ làm thay đổi sự luân chuyển dòng vốn. Điều đặc biệt là dòng vốn luân chuyển nước ngoài có khả năng rút khỏi các nước đang phát triển và mới nổi như Việt Nam để trở lại những quốc gia phát triển”, ông Ánh nói.

Nâng chất vốn FDI

Lí giải nguyên nhân, chuyên gia Vũ Đình Ánh cho biết: Trước đây, chúng ta chạy theo thành tích vốn FDI đăng ký để sao cho năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, trong FDI, điều quan trọng nhất là vốn thực hiện mà không phải vốn đăng ký, mặc dù vốn đăng ký là tiền đề của vốn thực hiện. Chưa kể nhiều khoản vay tín dụng từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chúng ta vẫn chưa bóc tách được. Gánh nặng nợ nước ngoài của Việt Nam cũng chưa rạch ròi được khoản nợ trong vốn vay đăng ký FDI.

“Trong cách tính nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam đều chưa nhắc đến nợ trong FDI. Hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD FDI vào Việt Nam là đi vay mà thực chất không phải tiền của các nhà đầu tư. TPP đã không còn nữa, hãy quên TPP đi để có sự thay đổi về chiến lược thu hút FDI, để không chạy theo thành tích về quy mô, về số lượng, mà phải quay về với chất lượng và hiệu quả”, Ts. Vũ Đình Ánh nói.

Chưa kể, Việt Nam đang trong thời điểm hội nhập sâu rộng, sẽ có rất nhiều dự án FDI vào Việt Nam. Do đó, sự sàng lọc dự án FDI là việc làm rất cần thiết. Nếu chúng ta không sàng lọc kỹ, Việt Nam chắc chắn sẽ bị hứng chịu nhiều hậu quả xấu về cả môi trường và kinh tế. Tuy nhiên, một khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, hiện có gần 70% DN FDI hoạt động ở Việt Nam thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, chỉ chưa đến 10% DN tham gia vào sản xuất công nghệ hiện đại…

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2016, về cơ cấu, vốn FDI đăng ký tiếp tục tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 63,8% tổng vốn đăng ký); ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ chiếm 7,8%; hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 6,9%; các ngành còn lại chiếm 21,5%.

Đáng chú ý, kỳ vọng lan tỏa công nghệ hiện đại của DN FDI sang DN Việt vẫn chưa đạt được. Theo kết quả tính toán sơ bộ của Bộ KH&CN, Việt Nam có tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10,68%/năm, đạt mục tiêu chiến lược đề ra là 10-15%/năm giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, trừ một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh như thông tin – viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính – ngân hàng,… phần lớn doanh nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ.

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm khoảng 1/3 tổng số doanh nghiệp), nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến dưới 20%, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI .

Điều này cho thấy độ lan tỏa về trình độ công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và DN Việt chưa cao, dù các dự án FDI được ưu đãi rất nhiều.

Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn FDI trong phát triển kinh tế, song Việt Nam đã đến thời kỳ thu hút FDI có chọn lọc. Theo đó, chúng ta phải lựa chọn những phân ngành, dự án đầu tư vào Việt Nam thiên về chất, có hàm lượng công nghệ cao để giảm thiểu sự rủi ro về môi trường.

Ông Đậu Tuấn Anh – Trưởng ban Pháp chế của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI)

Theo thống kê, 60% DN FDI vẫn nhập hàng hóa, dịch vụ đầu vào từ các nhà cung cấp tư nhân nội địa cho dù có nhận được ưu đãi hay không. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI nhận được ưu đãi nhập khẩu hàng hóa đầu vào bên ngoài nhiều hơn là những DN không nhận được ưu đãi. Sự khác biệt này có thể do thực tế Việt Nam chỉ thực hiện chính sách ưu đãi riêng trong những lĩnh vực và khu vực mà các DN trong nước đang còn yếu và chưa đáp ứng được những yêu cầu để tham gia các chuỗi cung ứng của các DN FDI.

Ông Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế

Việt Nam đã làm, đang làm và chắc chắn sẽ làm trong thời gian tới là cải thiện môi trường đầu tư. Những thay đổi trong năm 2016 là có nhưng còn chậm. Chính phủ cần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, giữa nhà đầu tư ở khu vực nhà nước với khu vực ngoài nhà nước. Cùng với môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng cần được cải thiện. Có như vậy mới thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

Nguồn: Lê Thúy / Thời báo Kinh doanh

Từ khóa: cảnh báo, nghẽn, dòng vốn, FDI,Việt Nam

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414447
Go to top