Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcLợi thế cạnh tranh khi đầu tư sản xuất tại Việt Nam

Lợi thế cạnh tranh khi đầu tư sản xuất tại Việt Nam

Thực trạng sản xuất tại Việt Nam hiện nay rất tương đồng với Trung Quốc cách đây 10 năm khi mà lương thấp, công nghệ sản xuất thấp, giá trị gia tăng thấp đóng vai trò như lực hút nguồn vốn FDI – đây là lý do mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đang tìm cách để dịch chuyển đến Việt Nam.

Khi Trung Quốc di chuyển đi lên trong chuỗi giá trị sản xuất, Việt Nam đã sẵn sàng để đón lấy cơ hội. Kết quả là lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hơn 9% năm trong giai đoạn 2005-2010 và hiện đóng góp vào 25% GDP.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã vượt qua Indonesia, Philippines và Thái Lan cộng lại. Chỉ số cạnh tranh sản xuất của Việt Nam theo dự báo của Deloitte sẽ nhảy 8 bậc trong các nhà sản xuất toàn cầu trong vòng 4 năm tới. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng lên nhanh chóng hướng đến năm 2015, khi cộng động kinh tế ASEAN được thành lập, 10 quốc gia thành viên (bao gồm Việt Nam) sẽ trở thành một thị trường chung duy nhất.

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp của Việt Nam có đặc điểm là mức độ phân hóa cao. Tính đến năm 2009, có hơn 415.600 doanh nghiệp đăng ký trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp trong nước là chủ yếu. Đây là sự khác biệt với các doanh nghiệp nước ngoài có vốn lớn và thường tập trung vào sản xuất khép kín và xuất khẩu.

Xương sống của công nghiệp sản xuất tại Việt Nam bao gồm 5 ngành chính là nông nghiệp, da giày, chế biến gỗ, sản phẩm kim loại và may mặc, các ngành này chiếm 40% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

dagiay

Chính phủ Việt Nam khuyến khích sản xuất thông qua các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất với mức thuế thấp hơn và nhiều ưu đãi có thời hạn khác. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng nhận được nhiều lợi thế từ thuế thu nhập doanh nghiệp thấp (22%/năm), thuế cổ tức là 0%, dự kiến thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tiếp tục được giảm còn 20% vào năm 2016. Mức lương tại Việt Nam hiện cũng ở mức thấp so với các trung tâm sản xuất khác ở châu Á, chỉ gần bằng một nửa so với Trung Quốc (và ít hơn một nửa nếu trừ đi các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, trong khi vượt trội so với Philippines và Thái Lan, nhưng vẫn còn nhiều điều cần được cải thiện. Việc không có tiêu chuẩn thống nhất giữa hệ thống giáo dục nhà nước và tư nhân đã dẫn đến tình trạng thiếu công nhân lành nghề trong cả nước (gần 87% lực lượng lao động không có tay nghề). Trong tương lai, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức từ việc hạn chế vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế và bẫy hàm lượng giá trị gia tăng thấp.

Các báo cáo gần đây của chính phủ đã nhấn mạnh sự phát triển của công nghệ, cơ khí, công nghệ thông tin, truyền thông và dược phẩm. Các yếu tố này cùng những điều kiện khác đã biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất xuất khẩu lý tưởng cho việc theo đuổi chiến lược +1 của Trung Quốc.

Theo http://www.china-briefing.com - PC

Từ khóa: lợi thế, cạnh tranh, đầu tư, sản xuất, Việt Nam

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007428038
Go to top