Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcNguyên nhân công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển yếu kém và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển yếu kém và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Thứ nhất, Bản thân chính sách hỗ trợ thiếu rõ ràng: chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng chỉ nhắc đến CNHT trong vỏn vẹn 7 từ “Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, đại hội lần thứ XI của Đảng cũng chỉ nói: phải “từ chủ yếu là công nghiệp gia công, lắp ráp sang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp phụ trợ”. Các chính sách ưu tiên cho CNHT được Chính phủ ban hành năm 2011 cũng hết sức chung chung, các giải pháp chi tiết cụ thể không có, khiến các địa phương, các ngành gặp khó khăn khi triển khai áp dụng ưu đãi cho doanh nghiệp.

Thứ hai, vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp phụ trợ rất lớn, ví dụ như chi phí đầu tư cho công nghiệp dệt, nhuộm, hồ vải thường lớn gấp 6-7 lần so với chi phí đầu tư cho công nghiệp may mặc có cùng quy mô; sản xuất sản phẩm da vốn đầu tư từ 8-10 lần nhiều hơn so với công nghiệp may giày, dép, túi xách… trong khi đó hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn rất hạn chế.

Thứ ba, các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ thường gây ô nhiễm, đặc biệt là hồ, nhuộm vải, thuộc da, xử lý gỗ trước khi chế biến… khiến nhiều địa phương rất thận trọng với thu hút dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các ngành này, trong khi đây là định hướng ưu tiên phát triển của Chính phủ.

Thứ tư, sản phẩm của các nhà máy công nghiệp phụ trợ là những sản phẩm mang tính đặc thù cao, theo quy chuẩn và yêu cầu thiết kế cụ thể của đơn vị đặt hàng. Dó đó, nếu bên đặt hàng gây khó khăn, không nhận hàng hoặc gặp khó khăn về tài chính, không thể thanh toán thì sản phẩm đó rất khó tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất CNHT đã gặp khó khăn, thậm chí điêu đứng vì lý do này. Vì rủi ro này, cụ thể là lợi thế thuộc về người mua, mà nhiều doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp nước ngoài đều không mặn mà với ngành CNHT.

Thứ năm, nguyên nhân lớn nhất và quan trọng nhất mà CNHT Việt Nam không phát triển được là khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm CNHT Việt Nam có giá thành cao, không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tương thích kỹ thuật. Ví dụ như tỉnh Quảng Nam hiện có đến 82 doanh nghiệp may công nghiệp, thu hút hơn 21 nghìn lao động, nhưng các doanh nghiệp may của tỉnh phải nhập khẩu 80% nguyên phụ liệu từ nước ngoài trong khi tỉnh lại nổi tiếng với các làng nghề truyền thống ươm tơ dệt vải, toàn tỉnh có 1.600 cơ sở ươm tơ, dệt vải nhưng lại có đến 95% sản lượng vải sản xuất ra không thể cung cấp cho ngành may do chất lượng không ổn định và giá thành cao…

Thứ sáu, tính liên kết giữa các doanh nghiệp thấp, rất ít doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược với đối tác, bạn hàng. Các nhà quản trị chưa quan tâm đến tạo dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm CNHT.

Thứ bảy, các doanh nghiệp thiếu thông tin về các nhà sản xuất có khả năng cung cấp nguyên vật liệu phụ trợ, không biết nơi nào cần sản phẩm của họ; còn các doanh nghiệp có nhu cầu lại không tìm được nhà cung cấp.

Thứ tám, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, khó đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cao của nhiều doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Ví dụ, Toyota đã có mặt tại Việt  Nam từ rất lâu, hiện nay Toyota có 12 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng, tuy nhiên chỉ có 2 doanh nghiệp của Việt Nam, đó là công ty nhựa Hà Nội cung cấp các linh kiện nhựa và công ty CP dụng cụ cơ khí EMTC cung cấp các bộ dụng cụ theo xe.

Công nghệ là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của CNHT nhưng công nghệ hiện có của chúng ta hiện đang tụt hậu nhiều thế hệ so với các nước. Ví dụ: - Động cơ ô tô: là chi tiết quan trọng và đắt tiền nhất, ta không làm được. Để làm ra động cơ đòi hỏi vật liệu kim loại phải có độ cứng và chống ăn mòn cao, quy trình sản xuất hiện đại, mức độ chính xác, đồng bộ gần như tuyệt đối. Trong khi đó, ngành luyện kim nước ta còn rất yếu và quy trình công nghệ thì không ai bán.

Thứ chín, nguồn nhân lực để phát triển CNHT còn yếu. Các nhà quản trị doanh nghiệp cũng chưa ý thức được hầu hết các khâu sản xuất sản phẩm CNHT thường đòi hỏi trình độ tay nghề cao hơn so với khâu lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

Thứ mười, một trở ngại quan trọng cho phát triển CNHT là tỷ lệ gia công ở các ngành công nghiệp chế biến chủ lực như dệt may, gia dày, điện tử, cơ khí… chiếm tỷ trọng rất cao và một khi thực hiện hợp đồng gia công thì doanh nghiệp khó có cơ hội lựa chọn nguyên liệu nội địa để tiêu thụ.

cnht2

Về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

1 Nhóm giải pháp chính sách

- Xây dựng chiến lược phát triển CNHT cấp quốc gia. Hoàn thiện Quy hoạch phát triển CNHT năm 2007 vì nhiều nội dung đã lạc hậu, không phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2025 tầm nhìn 2035 mới được Thủ tướng Chính phủ thông qua tháng 6/2014.

- Thành lập một cơ quan đầu mối thực hiện chức năng xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách phát triển CNHT, tư vấn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho phát triển CNHT.

- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt đối với doanh nghiệp phát triển CNHT.

- Phát triển cơ sở hạ tầng tốt để phát triển hoạt động logistics tập trung vào các ngành hàng chủ lực là cơ khí, điện điện tử, dệt may, da giày…

2 Nhóm giải pháp thị trường

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam.

- Xây dựng website cung cấp thông tin, kết nối doanh nghiệp trong ngành CNHT. Vấn đề thông tin đã từng được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đề cập như sau: “Quan trọng nhất là tìm kiếm đối tác gia công, cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp Nhật Bản rất khó, cộng thêm thông tin về doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cung cấp sản phẩm hỗ trợ rất nghèo nàn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của DN Nhật Bản tại các KCN, KCX tại Việt Nam”.

3 Nhóm giải pháp công nghệ và vốn

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở làm căn cứ cho việc định hướng phát triển. Hỗ trợ, nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm phụ trợ.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, chuyển giao công nghệ phát triển CNHT thông qua các chuyên gia hoặc các công ty FDI. Ví dụ, hiện nay Nhật Bản có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các DN vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển. Các tỉnh có cơ cấu công nghiệp lớn cần chủ động tiếp cận để tận dụng nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp CNHT phát triển.

- Cần có cơ chế hỗ trợ chi phí mua bản quyền công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong nước.

4 Nhóm giải pháp nhân lực

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp sản xuất CNHT. Trong đó, chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên viên trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển CNHT.

- Việc hấp thụ các kiến thức, kỹ năng tiên tiến từ các nhà đầu tư nước ngoài phải được khuyến khích và xem trọng.

Phú Cường - TTWTO

Từ khóa: công nghiệp, hỗ trợ, Việt Nam, phát triển, thúc đẩy,

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007430144
Go to top